Đi 200m đường, mỗi tháng phải trả phí 30 triệu đồng
Công ty cổ phần vận tải An Giang cho biết xe buýt của công ty chỉ sử dụng hơn 200m tuyến quốc lộ 91 nhưng hàng tháng phải mất 30 triệu đồng.
Trạm thu phí T2 đặt ở vị trí khiến nhiều người dân, doanh nghiệp di chuyển từ An Giang qua quốc lộ 80 về Kiên Giang bức xúc – Ảnh: Hạnh Nguyễn
Buổi đối thoại giữa chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô tỉnh An Giang với đại diện Công ty Cổ phẩn đầu tư quốc lộ 91 Cần Thơ – An Giang đã diễn ra chiều 12-5.
Tham dự buổi đối thoại còn có đại diện Sở Giao thông vận tải và nhiều doanh nghiệp vận tải tỉnh An Giang.
Tại buổi đối thoại, ông Nguyễn Văn Khang – tổng giám đốc Công ty CP đầu tư quốc lộ 91 Cần Thơ – An Giang – cho biết tổng mức đầu tư toàn dự án lên đến 2.000 tỉ đồng, vốn vay ngân hàng chiếm đến 80%.
Dự án đã góp phần tạo sự phát triển kinh tế xã hội cho nhiều tỉnh, thành. Trong đó, phương án thu phí BOT trên tuyến quốc lộ 91 đã được các bên (nhà nước, ngân hàng, nhà đầu tư) bàn bạc đưa ra trước đó và được Chính phủ phê duyệt.
Tuy nhiên, chủ đầu tư BOT quốc lộ 91 đã gặp sự phản ứng khá quyết liệt từ doanh nghiệp và Hiệp hội vận tải ôtô An Giang.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Minh – giám đốc Công ty CP vận tải An Giang – bức xúc cho rằng việc thu phí như vậy rõ ràng là bất hợp lý và gây ảnh hưởng không nhỏ cho doanh nghiệp của tỉnh.
“Ròng rã suốt 5 tháng qua, chúng tôi đã kêu cứu các cấp từ địa phương đến trung ương nhưng không có kết quả. Doanh nghiệp chúng tôi được phê duyệt hoạt động vận tải bằng xe buýt đã 12 năm nay, xe buýt chỉ sử dụng hơn 200m tuyến quốc lộ 91 nhưng hàng tháng phải mất 30 triệu đồng.
Trong khi giá vé xe buýt không thể tăng vì chủ yếu phục vụ người nghèo. Chúng tôi không thể chịu đựng thêm được nữa”, ông Minh phản ứng gay gắt.
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô tỉnh An Giang cho biết đã 7 lần mòn mỏi gửi kiến nghị lên các cấp, giờ Bộ Giao thông vận tải lại ra văn bản yêu cầu rà soát báo cáo chậm nhất ngày 15-6.
“Chúng tôi mong sự việc sớm được điều chỉnh, đừng để dân và doanh nghiệp phải đợt chờ mỏi mòn thêm nữa”, ông Xuân yêu cầu.
Ông Nguyễn Văn Du – phó giám đốc Sở Giao thông vận tải An Giang – cho biết trạm T1 của dự án đặt ở vị trí hiện nay là phù hợp, trong khi qua rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thì vị trí trạm T2 lại đặt bất hợp lý gây ảnh hưởng cho người dân và doanh nghiệp.
Còn theo ông Khang, trạm T2 đặt ở vị trí hiện tại hoàn toàn nằm trong dự án BOT quốc lộ 91.
“Mức phí thu như vậy là theo quy định của Bộ Tài chính cho phép, cũng thấp chứ không cao. Việc điều chỉnh mức phí công ty không thể đơn phương điều chỉnh mà còn phụ thuộc vào nhà nước, ngân hàng và cả chủ đầu tư. Các bên cũng đang thực hiện đúng cam kết về dự án, việc chỉnh mức phí sẽ ảnh hưởng đến phương án trả nợ ngân hàng.” – Ông Khang thông tin.
(Theo Tuổi Trẻ)
Không chỉ định thầu với dự án đường cao tốc Bắc Nam
Đó là yêu cầu của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình trong thông báo kết luận tại cuộc họp thường trực Chính phủ về Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam vừa được Văn phòng Chính phủ ban hành.
Đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, một trong những đoạn đường thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam đã được hoàn thành - Ảnh: TUẤN PHÙNG
Kết luận nêu rõ, Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam là dự án quan trọng quốc gia. Vì vậy, cần phải thực hiện trình Chính phủ thông qua chủ trương đầu tư và các cơ chế, chính sách đầu tư trước khi báo cáo Bộ Chính trị và trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư theo đúng quy định pháp luật về đầu tư công.
Phó Thủ tướng yêu cầu Hội đồng thẩm định Nhà nước Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam khẩn trương thẩm định, trình Chính phủ.
Bộ Giao thông vận tải hoàn thiện báo cáo Bộ Chính trị và báo cáo Quốc hội về dự án, trong đó làm rõ hơn về tổng mức đầu tư, tiến độ thực hiện (khởi công và hoàn thành), phân tích sự cần thiết, hiệu quả của các cơ chế, chính sách đặc thù gắn với tiến độ thực hiện Dự án.
Về cơ chế, chính sách đầu tư Dự án, Phó Thủ tướng khẳng định các cơ chế, chính sách đặc thù là cần thiết để thu hút nhà đầu tư và đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Tuy nhiên, cần đảm bảo các nguyên tắc đấu thầu rộng rãi, công khai, minh bạch, không thực hiện chỉ định thầu; các bộ, ngành có cơ chế giám sát chặt chẽ theo chức năng, nhiệm vụ; có người chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ...
Chống thất thoát, lãng phí, lợi ích nhóm; không kiến nghị Quốc hội việc cung cấp bảo lãnh (gồm bảo lãnh doanh thu tối thiểu, cam kết chuyển đổi ngoại tệ, bảo hiểm bên thứ ba thay thế Chính phủ thực hiện cam kết trong hợp đồng).
Đối với các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình giao các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến bằng văn bản, gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải trước ngày 15-5-2017 để Bộ Giao thông vận tải tổng hợp, báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định theo thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, Phó Thủ tướng đồng ý đưa đoạn Dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết vào triển khai chung toàn tuyến Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Thường trực Chính phủ sẽ họp cho ý kiến về Dự án này.
Ban Chỉ đạo quốc gia sẽ được thành lập để chỉ đạo triển khai đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm Trưởng ban, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng trong việc chỉ đạo triển khai Dự án; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm về việc triển khai thực hiện Dự án.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sớm báo cáo Thủ tướng giải pháp huy động nguồn vốn trong nước để có thêm nguồn lực đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam.
Đồng thời, giám sát chặt chẽ việc cung cấp tín dụng, bảo đảm Nhà đầu tư phải có trách nhiệm bảo đảm đủ vốn chủ sở hữu theo đúng quy định tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư đối tác công -tư, không để tình trạng nhà đầu tư dùng toàn bộ tiền vay ngân hàng để thực hiện dự án BOT.
Các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng và các bộ, ngành liên quan được Phó Thủ tướng yêu cầu cần có cơ chế giám sát thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, bảo đảm chặt chẽ.
(Theo Tuổi Trẻ)
Doanh nghiệp, hiệp hội vận tải kêu cứu phí BOT Quốc lộ 91 Ngày 8-5, nhiều doanh nghiệp và Hiệp hội vận tải tỉnh An Giang cho biết đã kiến nghị đến Văn phòng Quốc hội, Bộ GTVT kêu cứu việc trạm thu phí T2 thuộc dự án BOT Quốc lộ 91 thu phí bất hợp lý. Trạm thu phí T2 đặt ở vị trí khiến nhiều người dân, doanh nghiệp di chuyển từ An Giang...