ĐHĐCĐ VIB 2016: VIB đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 25% năm 2016
Ngày 28/4/2016, VIB đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ 2016 tại Hà Nội với sự tham gia của lãnh đạo ngân hàng nhà nước (NHNN), các đối tác của ngân hàng, hơn 100 cổ đông VIB cùng với HĐQT, BKS và ban lãnh đạo ngân hàng. Tất cả các đề xuất của HĐQT đều đã được thông qua với tỷ lệ đồng ý cao.
Kết quả kinh doanh 2015
ĐHĐCĐ đã thông qua báo cáo của HĐQT và kết quả kinh doanh đã được kiểm toán. Theo đó, ngân hàng đạt 655 tỷ lợi nhuận trước thuế, đạt kế hoạch ĐHĐCĐ giao. Tăng trưởng tín dụng đạt 25%. Tỷ lệ nợ xấu cuối năm ở mức 2,07%.
Bảng tổng kết tài sản của VIB với quy mô tổng tài sản hơn 84.000 tỷ đồng được Moody’s đánh giá là có tính thanh khoản cao, với tỷ lệ các tài sản tiền mặt và trái phiếu chính phủ lên đến 30% tổng tài sản. VIB tiếp tục là ngân hàng nằm trong nhóm có hệ số an toàn vốn (CAR) cao nhất thị trường, kể cả theo các quy định của NHNN và theo chuẩn mực Basel II thí điểm cho 10 NHTM ở Việt Nam.
ĐHĐCĐ cũng được báo cáo về các giải thưởng và sự ghi nhận của xã hội và các định chế tài chính quốc tế đối với ngân hàng, trong đó có: Giải thưởng “Ngân hàng của năm của Việt Nam, 2015″ do The Banker trao; VIB tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng sức mạnh tài chính trong số các ngân hàng Việt Nam được Moody’s đánh giá…
Video đang HOT
Cổ tức 2015
ĐHĐCĐ phê duyệt tỷ lệ chi trả cổ tức và cổ phiếu thưởng năm 2015 ở mức 25%, bao gồm cổ tức tiền mặt 8,5% và cổ phiếu thưởng là 16,5% tính trên vốn điều lệ cuối kỳ là 4.845 tỷ. Tỷ lệ này tăng nhẹ so với con số 24% của năm 2014 (bao gồm 9% cổ tức tiền mặt và 15% cổ phiếu thưởng).
Triển vọng và Chiến lược 2016-2019
” Trong nhiều năm qua, VIB đã theo đuổi một chiến lược đơn giản và nhất quán. Chiến lược đó xoay quanh việc xây dựng mô hình bán hàng và dịch vụ sáng tạo lấy khách hàng làm trung tâm, một mô hình vận hành tối ưu, một đội ngũ nhân sự phù hợp với hệ giá trị chung của ngân hàng và một cấu trúc quản trị minh bạch hướng tới các chuẩn mực tốt nhất. Tôi tin tưởng rằng chiến lược này sẽ tiếp tục mang lại sự hài lòng cho khách hàng và gia tăng giá trị cho cổ đông trong thời gian tới.” Ông Đặng Khắc Vỹ, chủ tịch HĐQT của VIB phát biểu bên lề đại hội. ĐHĐCĐ nhất trí với các định hướng mang tính chiến lược mà HĐQT đưa ra cho những năm đầu của nhiệm kỳ tới, bao gồm: Chiến lược tăng trưởng khách hàng và thị phần; Hoàn thiện mô hình hoạt động tối ưu; Chiến lược phát triển con người; Hoàn thiện cấu trúc quản trị doanh nghiệp mục tiêu đưa cổ phiếu của VIB niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán vào năm 2018 để đáp ứng các nhu cầu về vốn, tính thanh khoản và hấp dẫn của cổ phiếu và quy chuẩn công tác quan hệ cổ đông.
Tại ĐHĐCĐ đã thông qua một số tính định hướng cho VIB trong giai đoạn tới, bao gồm: Tăng trưởng hàng năm ở mức 20%-30% đối với các chỉ tiêu dư nợ, huy động vốn và tăng trưởng khách hàng. Riêng chỉ tiêu lợi nhuận sẽ đạt mức tăng 20%-30% từ năm 2017; Thường xuyên duy trì nợ xấu ở mức dưới 3%; Duy trì thu nhập hấp dẫn cho cổ đông với tổng mức chi trả cổ tức tiền mặt và cổ phiếu thưởng hàng năm ở mức 15%-25%.
Riêng năm 2016, ĐHĐCĐ phê duyệt chỉ số lợi nhuận trước thuế là 675 tỷ, dư nợ tăng 25%, huy động vốn tăng 23% và nợ xấu duy trì dưới 3%.
HĐQT và Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới
Chiếm tỷ lệ đồng ý cao, ĐHĐCĐ đã thông qua thành phần HĐQT và BKS mới. Theo đó, HĐQT tiếp tục có 8 thành viên, trong đó có 2 thành viên từ phía đối tác chiến lược CBA, 2 thành viên HĐQT độc lập mới bổ nhiệm là ông Ian Park (Quốc tịch New Zealand) và ông Trần Tuấn Phong. Thành phần BKS không thay đổi với 2 thành viên chuyên trách và 1 thành viên từ phía CBA. Với các thành viên đến từ Australia, New Zealand, Nam Phi bên cạnh các thành viên người Việt, VIB là ngân hàng có cấu trúc thành viên HĐQT và BKS có tính quốc tế cao.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Xuất siêu chưa hẳn đã tốt
Theo nguyên tắc tính tổng sản phẩm trong nước GDP, quy mô xuất siêu của một nền kinh tế sẽ luôn bằng mức chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư. Nếu tỷ lệ tiết kiệm/GDP ổn định, tỷ lệ xuất siêu hay nhập siêu so với GDP sẽ chủ yếu do tỷ lệ đầu tư/GDP quyết định, tức là đầu tư càng ít, thì suất siêu càng nhiều. Nhưng đầu tư ít đi cũng đồng nghĩa với tăng trưởng GDP sẽ thấp hơn.
Tại Việt Nam trong những năm gần đây tỷ lệ tiết kiệm nội địa xoay quanh mức 28% GDP. Giai đoạn 2012-2014 tỷ lệ đầu tư/GDP chỉ vào khoảng 27% (tính theo giá so sánh năm 2010), nên Việt Nam liên tục xuất siêu. Nhưng đây lại là giai đoạn nền kinh tế ở trong tình trạng trì trệ với tốc độ tăng trưởng GDP chỉ ở mức 5,25% năm 2012; 5,42% năm 2013 và 5,98% năm 2014. Đến năm 2015, tỷ lệ đầu tư tăng vọt (tính theo giá hiện hành đạt mức 32,6% GDP), nền kinh tế lập tức tăng trưởng 6,68%, nhưng nhập siêu cũng quay trở lại và đạt mức 3,5 tỷ USD.
Như vậy, việc Việt Nam chuyển từ nhập siêu trong năm 2015 sang xuất siêu trong hai tháng đầu năm 2016 có thể là tín hiệu cho thấy nền kinh tế đang yếu đi. Một vài chỉ số kinh tế được công bố gần đây cho thấy, quá trình phục hồi kinh tế đang bị chững lại. Chẳng hạn, tính chung hai tháng đầu năm 2016, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp chỉ tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước, trong khi chỉ tiêu này của hai tháng đầu năm 2015 là 12%. Chỉ số quản lý sức mua PMI cũng chỉ dao động chung quanh mức 50 điểm trong nhiều tháng qua.
Tình trạng xuất siêu hiện nay nhiều khả năng sẽ vẫn được duy trì trong thời gian tới, khi NHNN đang tìm cách "siết" tín dụng bất động sản thông qua dự định giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn được phép cho vay trung-dài hạn từ 60% xuống 40%, cũng như tăng hệ số rủi ro của các khoản phải đòi trong cho vay bất động sản từ mức 150% lên 250%.
Nếu chính sách này được áp dụng, đầu tư vào bất động sản - một trong những động lực tăng trưởng của năm 2015 - sẽ bị giảm sút và nền kinh tế Việt Nam năm 2016 sẽ khó có thể tăng trưởng cao như năm 2015, cho dù đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam vẫn tăng nhanh nhờ những kỳ vọng vào TPP.
Tóm lại, với Việt Nam hiện nay tình trạng xuất siêu phần nhiều là tin "xấu", chứ không hẳn là tin "tốt".
TS NGUYỄN ĐỨC ĐỘ
Theo NTD
Phát hiện thuỷ ngân trong không khí Hà Nội: Điều tra nguồn phát tán Dù mới chỉ phát hiện ở một vài khu vực song các chuyên gia môi trường cho rằng, việc xuất hiện thuỷ ngân trong không khí Hà Nội là rất nguy hiểm. Dù mới chỉ phát hiện ở một vài khu vực song các chuyên gia môi trường cho rằng, việc xuất hiện thuỷ ngân trong không khí Hà Nội là rất nguy...