ĐH Quốc gia TP.HCM đề nghị UBND TP.HCM tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho sinh viên
ĐH Quốc gia TP.HCM đang có kế hoạch đề nghị UBND TP.HCM xem xét hỗ trợ tiêm vắc xin Covid-19 cho sinh viên trong thời gian tới.
Cán bộ, giảng viên ĐH Quốc gia TP.HCM tiêm vắc xin phòng Covid-19 đợt 1 . ẢnhT.P.
Tiêm cho sinh viên có hộ khẩu thường trú hoặc đang tạm trú tại TP.HCM, Dĩ An (Bình Dương)
Ngày 2.7, các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM (ĐHQG TP.HCM) có thông báo khẩn về việc cung cấp thông tin sinh viên ngoại trú với người học có hộ khẩu thường trú và đang tạm trú tại TP.HCM, Dĩ An (Bình Dương) liên quan đến kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Theo thông báo này, sinh viên các trường thành viên được đề nghị thực hiện khai báo khi có hộ khẩu thường trú tại TP.HCM và hiện đang tạm trú tại TP.HCM, TP.Dĩ An (Bình Dương) không về quê được vì dịch Covid-19. Sinh viên cần cần thực hiện khai báo trước 16 giờ ngày 6.7.
Việc thực hiện khai báo này nhằm thực hiện chủ trương của TP.HCM và đảm bảo quyền lợi sinh viên, đồng thời thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban giám đốc ĐHQG TP.HCM về việc đề nghị UBND TP.HCM xem xét hỗ trợ tiêm vắc xin Covid-19 cho sinh viên ĐH này.
Trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên , một cán bộ ĐHQG TP.HCM, cho biết: “Tính toàn bộ hệ thống, ĐHQG TP.HCM có gần 75.000 sinh viên chỉ riêng bậc ĐH. Dựa trên số liệu thống kê của các đơn vị thành viên, ĐHQG TP.HCM sẽ làm công văn cụ thể gửi UBND TP.HCM”.
Video đang HOT
“Trước mắt, ĐHQG TP.HCM đề nghị hỗ trợ tiêm vắc xin Covid-19 cho sinh viên có hộ khẩu thường trú hoặc đang tạm trú tại TP.HCM, Dĩ An (Bình Dương). Giai đoạn tiếp theo dự kiến sẽ tiêm vắc xin cho sinh viên các địa phương khác khi sinh viên quay trở lại TP.HCM”, cán bộ ĐHQG TP.HCM lưu ý.
Nhiều sinh viên đang kẹt tại ký túc xá
Sinh viên các đơn vị thuộc ĐHQG TP.HCM đã nghỉ học tập trung tại trường ngay từ thời điểm dịch Covid-19 bùng phát vào tháng 5. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, nhiều sinh viên vẫn đang “mắc kẹt” tại các ký túc xá do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Chẳng hạn, Ký túc xá Bách khoa (Q.10, TP.HCM) hiện có khoảng 1.000 sinh viên nội trú, Ký túc xã 135B Trần Hưng Đạo của Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM cũng có hơn 160 sinh viên. Trường ĐH Kinh tế-luật cũng có có 23 sinh viên đang ở tại Ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM khu B, trong đó có 18 sinh viên Lào…
Cùng với ĐHQG TP.HCM, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng đã có đề nghị với Sở Y tế TP.HCM tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho hơn 900 sinh viên năm cuối các ngành y.
Trước đó, từ ngày 24.6, Sở Y tế TP.HCM phối hợp các cơ sở y tế trên địa bàn đã tiêm vắc xin Covid-19 cho cán bộ, giảng viên và người lao động của một số trường thành viên ĐHQG TP.HCM.
Trong số hơn 5.000 người thuộc hệ thống ĐHQG TP.HCM (chưa tính Trường ĐH An Giang), đã có khoảng 3.000 người được tiêm chủng đợt đầu. Đó là 600 cán bộ sắp tới tham gia công tác thi tốt nghiệp THPT, đội ngũ tham gia tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2, cán bộ nhân viên làm công tác phục vụ có mức độ tiếp xúc nhiều trong công việc, nhân viên hành chính và giảng viên…
Chống dịch vùng giáp ranh: Bên này TP.HCM giăng dây, bên kia Bình Dương vẫn họp chợ
Nghịch lý này xảy ra tại vùng giáp ranh giữa TP.HCM và tỉnh Bình Dương (thuộc khu Đại học Quốc gia TP.HCM). Chỉ cách nhau một con đường nhưng bên TP.HCM giăng dây phòng dịch, bên phía Bình Dương vẫn họp chợ.
Phía phường Linh Trung giăng dây các sạp hàng để tiểu thương không họp chợ tự phát - Ảnh: LÊ PHAN
Từ ngày 20-6, TP.HCM thực hiện chỉ thị 10 (do TP ban hành) để phòng chống lây lan dịch COVID-19, trong đó có nội dung dừng hoạt động các khu chợ tự phát. Sau chỉ thị, các quận huyện đều quyết liệt trong việc thực hiện.
Tuy nhiên tại vùng giáp ranh, công tác này lại gặp khó khăn khi chỉ cách nhau một con đường chừng hơn 3 mét nhưng hai tỉnh thành có hai cách thực hiện khác nhau.
Ghi nhận vào sáng 25-6 tại khu chợ Nhân Văn (chợ tự phát nằm tại đoạn đường dẫn từ Đại học An ninh đến Đại học Thể dục thể thao), phía phường Linh Trung, TP.HCM cơ quan chức năng cho giăng dây để ngăn người dân họp chợ, buôn bán.
Ngược lại bên phường Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dương, hàng quán lại bày bán từ rau củ đến thịt cá. Hai bên cũng có sự khác biệt khi TP.HCM chỉ cho phép bán hàng mang về thì phía Bình Dương vẫn bày bàn cho khách ăn tại chỗ.
Một tiểu thương buôn bán phía TP.HCM cho biết từ khi quyết định cấm họp chợ chị nghỉ bán hẳn, nhưng thấy bên kia đường vẫn buôn bán họp chợ. Do đó chị này đem hàng của mình gửi cho người bán phía Bình Dương bán giúp.
Cũng chính chị này nhận định chống dịch như vậy là không hiệu quả, vì cấm bên này, bán bên kia thì nguy cơ lây lan dịch bệnh hoàn toàn có thể xảy ra.
"Tui nghe nói phía Bình Dương cũng chỉ cho tiểu thương bán hết hôm nay cho hết hàng hóa rồi từ ngày mai sẽ cấm hẳn nhưng không biết đúng không", chị này nói.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online , ông Trần Quốc Hưng - chủ tịch UBND phường Linh Trung - cho biết đây là vấn đề ông rất trăn trở. Phía phường cũng đã đề nghị Bình Dương phối hợp để chống dịch hiệu quả nhưng chưa thấy có tiến triển.
"Phía TP Dĩ An cũng đã cấm họp chợ tự phát nhưng phường Đông Hòa vẫn chưa thấy cấm khu chợ này, dường như họ thực hiện chậm hơn TP.HCM một nhịp.
Việc chống dịch vùng giáp ranh phải phối hợp trơn tru giữa hai bên mới hiệu quả. Chúng tôi nỗ lực kiểm soát mà bên kia đường cho họp chợ thì cũng như không", ông Hưng chia sẻ.
Phía Bình Dương vẫn họp chợ - Ảnh: LÊ PHAN
Toàn cảnh con đường hơn 3 mét bên giăng dây, bên họp chợ - Ảnh: LÊ PHAN
Long An phát hiện 3 ca nghi Covid-19 chưa rõ nguồn lây Nam sinh viên 22 tuổi, thực tập tại TP HCM, về nhà ở huyện Cần Đước, cùng cha và anh trai xét nghiệm dương tính nCoV. ảnh minh họa Sáng 1/6, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch huyện Cần Đước cho biết ngày 25/5 anh này từ nhà đến thực tập tại một công ty ở TP HCM. Ngày 27/5 anh về nhà,...