ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức thi đánh giá năng lực trong năm 2021
ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, năm 2021 sẽ tổ chức thi đánh giá năng lực (ĐGNL) trở lại để tuyển sinh đầu vào trong kỳ tuyển sinh năm 2021. Kỳ thi dự kiến tổ chức cho khoảng 10.000 thí sinh, chia làm 4-5 đợt, thi từ tháng 5 đến tháng 10.
Ảnh minh họa
Về phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2021, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển. Đồng thời, tiếp tục mở rộng, điều chỉnh đối tượng xét tuyển thẳng với học sinh đạt kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thí sinh các trường THPT chuyên có kết quả học tập loại giỏi và thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành.
Bên cạnh đó, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ tổ chức thi và xét tuyển kết quả bài thi ĐGNL học sinh THPT. Việc tuyển sinh theo phương thức ĐGNL áp dụng cho 81 chương trình đào tạo và phương thức xét tuyển mở rộng áp dụng cho 16 chương trình đào tạo. Thi ĐGNL cho học sinh THPT là kỳ thi đa mục tiêu, trong đó các cơ sở đào tạo của ĐH Quốc gia Hà Nội có thể sử dụng kết quả kỳ thi này như phương thức để xét tuyển ĐH. Các đơn vị đào tạo sẽ cân nhắc, xác định rõ tỷ lệ, chỉ tiêu xét tuyển ĐH với các thí sinh sử dụng kết quả bài thi ĐGNL. Trước đó, ĐH Quốc gia Hà Nội từng tổ chức thi ĐGNL vào năm 2015, 2016.
Các phương thức tuyển sinh dự kiến vào ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2021 gồm: xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển; xét tuyển với các thí sinh có kết quả thi THPT năm 2021; xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương và có điểm thi SAT hoặc ACT theo quy định của ĐH Quốc gia Hà Nội; thí sinh tốt nghiệp THPT và có chứng chỉ quốc tế A-Level theo quy định của ĐH Quốc gia Hà Nội; thí sinh tốt nghiệp THPT và có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (IELTS, TOEFL…), kết hợp với điểm 2 môn thi trong tổ hợp xét tuyển của ngành (bắt buộc phải có môn Toán hoặc Ngữ văn); thí sinh có kết quả thi ĐGNL đảm bảo chất lượng đầu vào từng ngành; thí sinh là người nước ngoài hoặc người Việt Nam học tập THPT tại nước ngoài (xét tuyển theo quy định riêng của ĐH Quốc gia Hà Nội về xét tuyển người nước ngoài).
Video đang HOT
Phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Nhiều trường ĐH - hầu hết là các trường top đã xây dựng kế hoạch dự kiến tuyển sinh năm 2021, trong đó có việc sử dụng phương thức tổ chức thi đánh giá năng lực (ĐGNL). Vậy kỳ thi này năm nay có những điểm gì thay đổi?
Có thể có nhiều đợt thi
TS Nguyễn Quốc Chính- GĐ Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo - ĐH Quốc gia TP HCM cho biết, trường đã có cuộc họp cho phương án dự kiến năm 2021. Theo đó, kỳ thi ĐGNL sẽ tiếp tục được ĐH Quốc gia TP HCM tổ chức 2 đợt vào năm 2021. Cụ thể, đợt 1 dự kiến vào ngày 28-3 và đợt 2 khoảng sau từ 7 - 10 ngày diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT, dự kiến vào ngày 4-7.
TS Nguyễn Quốc Chính chia sẻ thêm: Việc tổ chức kỳ thi trên tinh thần giữ ổn định như các năm trước, kể cả cách thức tổ chức thi, hình thức làm bài và cấu trúc đề thi. Những điều chỉnh nhỏ hướng đến việc tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thí sinh khi tham dự kỳ thi này.
Cụ thể, sự thay đổi kỹ thuật nếu có là việc có thể mở rộng thêm địa điểm thi ở khu vực Tây Nguyên và thêm một cụm thi khác ở miền Trung để thí sinh dễ dàng hơn trong việc di chuyển.
Thông tin mới nhất từ ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, năm 2021 ĐH Quốc gia Hà Nội tiếp tục ổn định và sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển và xét tuyển theo phương thức khác. Trong đó có kỳ thi ĐGNL học sinh THPT.
Năm 2021 dự kiến kỳ thi ĐGNL được tổ chức thi tại Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội với quy mô khoảng 10.000 thí sinh, thi 4-5 đợt, từ tháng 5 đến tháng 10, mỗi đợt khoảng 1.000-2.000 thí sinh. TS Nguyễn Kim Sơn, GĐ ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, năm 2021 về cơ bản trường vẫn giữ vững tổng quy mô đào tạo và chỉ tiêu tuyển sinh và phương thức tuyển sinh.
Năm 2020, ĐH Bách Khoa Hà Nội cũng tổ chức một kỳ thi ĐGNL làm một phương thức tuyển sinh song song với các phương thức khác, nhiều khả năng trong năm tới, kỳ thi này vẫn được duy trì.
Ngay từ bây giờ, nhiều trường ĐH đã dự kiến sẽ thi ĐGNL để tuyển sinh năm 2021. Ảnh: Khánh Huy
Tuyển sinh riêng phải đảm bảo gọn nhẹ, đáp ứng yêu cầu
Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ GDĐH - Bộ GD&ĐT cho biết, đến thời điểm này, tuyển sinh của các trường ĐH trên cả nước đã đạt được gần 90%, cao hơn các năm học trước. Tuy nhiên, nhóm ngành đào tạo sư phạm mới đạt 50% chỉ tiêu. Kết quả thi THPT được hầu hết các cơ sở đào tạo sử dụng để tuyển sinh. Dù vậy, các trường cũng cần xem xét việc cân đối chỉ tiêu giữa các phương thức xét tuyển.
Đối với các trường dự định thi, tuyển sinh riêng năm 2021, bà Nguyễn Thị Thu Thủy cho rằng: Các trường tăng cường vai trò tự chủ và với những trường cần yêu cầu năng lực chuyên biệt của thí sinh, Bộ GD&ĐT cũng khuyến cáo kết hợp thành các nhóm để tổ chức thành các bài thi ĐGNL gọn nhẹ dùng chung cho nhiều trường.
Các trường ĐH cần tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong kỳ thi riêng để tuyển sinh. Kỳ thi này nên tổ chức gọn nhẹ, 1-2 môn, hoặc thi năng khiếu, hoặc kết hợp với kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Theo Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2020, các cơ sở giáo dục ĐH muốn tổ chức thi hay kiểm tra riêng cần phải đáp ứng một số điều kiện như sau: Phải có một bộ phận độc lập chuyên trách thực hiện chức năng tổ chức thi tuyển sinh.
Nhà trường cũng phải đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu tổ chức thực hiện tuyển sinh riêng, từ năng lực quản lý tới năng lực chuyên môn, bao gồm các nhân sự lãnh đạo bộ phận chuyên trách đến cán bộ chuyên môn kỹ thuật. Các trường cũng phải có ngân hàng câu hỏi thi, ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa hoặc là tự luận phải đủ lớn để xây dựng đề thi đáp ứng cho mỗi lần thi.
Nhà trường cũng phải ban hành quy chế thi tuyển sinh của trường, gồm quy trình tổ chức và các quy định liên quan, đề án tổ chức thi tuyển sinh để công khai, minh bạch; cơ sở vật chất phải phải đáp ứng cả về số lượng về chất lượng, quy mô và hình thức tổ chức thi.
Với những quy định như trên, các cơ sở đào tạo có kinh nghiệm tổ chức thi ĐGNL hay thi văn hóa, năng khiếu trước đây đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc tuyển sinh riêng trong năm nay và hoàn toàn có thể đáp ứng được.
Sức bật mới trong tuyển sinh ngành Sư phạm Với cơ chế chính sách về ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào và học phí, bức tranh tuyển sinh ngành sư phạm đang ngày càng khởi sắc và có sức bật mới. Số thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành đào tạo GV không ngừng tăng. Ngành sư phạm vẫn có sức hút riêng. Ảnh minh họa: ITN Qua thời...