ĐH Quốc gia Hà Nội khẳng định: Không ra đề thi “Thạch Sanh quê ở đâu?”
“Thạch Sanh quê ở đâu?”, “Đường Tăng có thật hay không?”… là một trong những câu hỏi trong đề thi vào ĐH QGHN 2015 mà một số phương tiện thông tin vừa đăng tải. Lãnh đạo ĐH QGHN khẳng định: “Những thông tin đó hoàn toàn bịa đặt, không có thật, không có trong bộ đề thi đánh giá năng lực phục vụ tuyển sinh đại học chính qui vào ĐHQGHN năm 2015″.
Thí sinh dự thi Kỳ thi đánh giá năng lực vào ĐH QGHN 2015
Sau khi ĐH QGHN kết thúc kỳ thi Đánh giá năng lực trên một số báo và mạng xã hội lan truyền thông tin đăng một số câu hỏi được ghi là “Trích đề thi vào Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015″ như sau:”Thạch Sanh quê ở đâu?”, “Đường Tăng có thật hay không?”, “Cây xà nu cao tối thiểu bao nhiêu mét?”, “Lào có đường bờ biển dài bao nhiêu km?”…
Sau khi những câu hỏi trong đề thi được công bố, nhiều người tỏ ra thích thú và cho rằng đề thi này đã đáng giá được năng lực toàn diện của học sinh trên mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng câu hỏi dạng này mang tính “đánh đố” thí sinh.
Trước thông tin trên, Phó Giám đốc ĐHQGHN – Trưởng Ban chỉ đạo tuyển sinh đại học ĐHQGHN năm 2015 Nguyễn Kim Sơn khẳng định: “ĐHQGHN không công bố đề thi đánh giá năng lực phục vụ tuyển sinh đại học chính qui vào ĐHQGHN năm 2015 trên bất cứ phương tiện thông tin đại chúng nào. Các thông tin được ghi là “Trích đề thi vào Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015″ mà nhiều trang báo điện tử, mạng xã hội đưa ngày 8/6/2015 là hoàn toàn bịa đặt, không có thật, không có trong bộ đề thi đánh giá năng lực phục vụ tuyển sinh đại học chính qui vào ĐHQGHN năm 2015.
Ông Sơn cho biết thêm , chúng tôi có quan sát trên facebook của một số cá nhân tự nhận là đã tham gia kì thi đánh giá năng lực phục vụ tuyển sinh đại học chính qui vào ĐHQGHN năm 2015 có trích dẫn một số câu hỏi được cho là đã xuất hiện trong đề thi. Qua kiểm tra rà soát, chúng tôi thấy một phần là hoàn toàn không có thực, một số chí trích dẫn theo trí nhớ méo mó, biến dạng, sai lệch, không chính xác.
Vì sao ĐH QGHN không công bố đề thi Đánh giá năng lực? Phó Giám đốc ĐH QGHN cho biết, đề thi Đánh giá năng lực là bộ đề nguồn không phải sử dụng cho một ca thi, một đợt thi. Đề này phải xây dựng trong nhiều năm. Sau mỗi đợt thi có sàng lọc thay thế, bổ sung câu hỏi nhưng chỉ thay thế từng bộ phận. Các tổ chức kiểm tra đánh giá như SAT, ACT của Mỹ còn cấm thí sinh tiết lộ câu hỏi đề, nếu thí sinh tiết lộ đề là vi phạm quy định của trường và hủy kết quả thi. Hiện nay, ĐH QGHN không có lệnh cấm thí sinh tiết lộ đề thi nhưng về phía ĐHQGHN, chúng tôi không công bố.
Được biết, để chuẩn bị cho phương án tuyển sinh thí điểm đánh giá năng lực, ĐH Quốc gia Hà Nội đã xây dựng khoảng 3.000 – 4.000 câu hỏi cho ngân hàng đề thi. Mỗi thí sinh làm một đề thi riêng do máy tính tổ hợp từ bộ cơ sở dữ liệu đề nguồn. Đề thi bao gồm 2 phần trắc nghiệm: phần bắt buộc và phần tự chọn. Độ khó của các câu hỏi thi thuộc mỗi phần được phân định theo tỉ lệ: 20% ở cấp độ dễ, 60% ở cấp độ trung bình và 20% ở cấp độ khó.
Tổng số câu hỏi thí sinh phải thực hiện là 140 câu, tổng thời gian làm bài là 195 phút. Cơ cấu kiến thức trong phần bắt buộc được phân bổ như sau: 10% Kiến thức trong chương trình lớp 10; 20% Kiến thức trong chương trình lớp 11; 70% Kiến thức trong chương trình lớp 12.
Phần bắt buộc gồm 2 phần: Tư duy định lượng và tư duy định tính.
Video đang HOT
Phần 1: Tư duy định lượng (Kiến thức Toán) gồm 50 câu hỏi với thời gian hạn định là 80 phút. Các câu hỏi của phần này có dạng câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn hoặc câu hỏi điền giá trị số.
Phần 2: Tư duy định tính (Kiến thức Ngữ văn) gồm 50 câu hỏi với thời gian hạn định là 60 phút. Tất cả các câu hỏi của phần này đều có dạng câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn.
Phần tự chọn: Thí sinh chọn 1 trong 2 nội dung.
Kiến thức Khoa học Tự nhiên gồm: Vật lý, Hóa học, Sinh học.
Kiến thức Khoa học Xã hội gồm: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân.
Kết quả thi của thí sinh được tính bằng tổng số câu trả lời đúng trong bài thi. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, câu trả lời sai hoặc không trả lời không được điểm. Tổng điểm toàn bài là 140 điểm.
Thí sinh thi xong ĐHQGHN sẽ công bố điểm sau khi rà soát chính xác vì không ai có thể can thiệp được vào phần mềm.
Hồng Hạnh
Theo dantri
Không công khai điểm số học sinh là giấu dốt?
Theo chủ trương của Sở GD-ĐT TPHCM, các trường tiểu học sẽ không được công bố điểm số của học trò trong cuộc họp phụ huynh và sinh hoạt với học sinh. Điều này gây ra những ý kiến trái chiều.
Giữ bí mật là giấu dốt?
Giáo viên (GV) thông tin cụ thể điểm số của từng học sinh (HS) được xem là một phần rất quan trọng trong các buổi họp phụ huynh. Có thể điểm của các em được dán bằng thông báo còn hai nhóm HS thường được "xướng tên" trong buổi họp là những em đạt hạng cao nhất nhì và những em... điểm số thấp nhất.
Mới đây, TPHCM ra chỉ đạo đến các trường tiểu học không được công bố tên và điểm số của HS dưới bất bất kỳ hình thức nào trong buổi họp với phụ huynh và sinh hoạt với HS.
Nhiều ý kiến trái chiều trong việc giữ "bí mật" điểm số học sinh
Chủ trương giữ bí mật điểm số của HS được rất nhiều người ủng hộ, nhất là những người làm công tác giáo dục, các nhà tâm lý. Nhưng cũng có nhiều người phản ứng, chủ yếu là các bậc phụ huynh. Họ lo ngại việc không công bố điểm số nghĩa việc giáo dục đang "cào bằng" các em như nhau. Phụ huynh sẽ không biết lực học con mình nằm ở mức nào so với bạn bè, còn các em mất tinh thần ganh đua để cố gắng.
"Liệu có phải chúng ta cố tình giấu dốt cho trẻ? Học kém mà được giấu kín, học giỏi lại không được công bố thì e rằng các em yếu không cần cố gắng, giỏi mất đi hứng thú ", chị Trần Minh Ngọc, phụ huynh học sinh tại một trường tiểu học ở Phú Nhuận, TPHCM bày tỏ. Con gái chị Ngọc nhiều năm liền luôn xếp hạng nhất nhì lớp.
Con đạt thành tích cao, việc phụ huynh muốn được công khai điểm số như một niềm tự hào, con được ghi nhận công sức. Ngay cả nhiều phụ huynh con lực học yếu vẫn cho rằng cần biết điểm số của HS khác trong lớp mới nắm được "thứ hạng" của con để khuyến khích, động viên con cố gắng.
Điểm số là việc cá nhân
Cô Nguyễn Thị Ngọc Hà, GV tại một trường tiểu học ở TPHCM bày tỏ, nhiều phụ huynh không đồng tình với việc giữ "bí mật" điểm số của học trò là điều dễ hiểu. Việc xếp hạng, khen thưởng HS dựa vào điểm số bao nhiêu năm đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người.Nhiều đánh giá của phụ huynh về con chỉ tập trung vào việc con được bao nhiêu điểm, đứng thứ bao nhiêu.
Ví dụ, con được điểm 8, nhiều phụ huynh không đánh giá con làm được/chưa được ở đâu, tiến bộ ra sao mà phần lớn so điểm cháu cao hay thấp hơn các bạn trong lớp. Trong khi điểm số chỉ nói lên được phần rất nhỏ khả năng của các cháu.
Thay vì quá chú tâm vào điểm số, phụ huynh nên quan tâm đến thái độ, khả năng thích nghi, làm việc nhóm... của con
Nhiều năm nay, cô Hà đã áp dụng không công bố điểm HS thì gặp phải phản ứng của nhiều phụ huynh, họ muốn hỏi điểm của các em khác trong lớp bằng được để "chấm" cho mình mới yên tâm.
Theo các chuyên gia tâm lý, phụ huynh Việt Nam rất quan tâm đến "con nhà khác" trong việc dạy con. Họ thường lấy chuẩn của những đứa trẻ khác để đánh giá khả năng con mình chứ không dựa trên chính đứa con.
Và lâu nay điểm số là thứ có cao thấp rõ ràng là thứ họ dễ bề so sánh nhất. Con điểm cao hơn bạn thì yên lòng là con mình giỏi, con thấp hơn là phụ huynh, bất an lo lắng muốn con cố gắng để vượt hoặc ít nhất phải bằng bạn. Chính vì quá quan tâm vào điểm số của những đứa trẻ khác, đôi khi phụ huynh sai mục tiêu trong việc dạy con, quên mất thứ con cần cố gắng là vượt qua chính mình.
Chủ trương không công bố điểm số học trò, phụ huynh chỉ nắm được điểm của con mình được xem là hết sức tích cực. Phụ huynh sẽ chú tâm vào con để khích lệ trẻ nhiều hơn thay cho việc quá chú tâm vào những trẻ khác. HS cũng sẽ bớt bị so sánh với bạn bè.
TS Nguyễn Khánh Trung (Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục IRED) cho hay, ông cực kỳ ủng hộ chủ trương này của TPHCM. Điểm số nên là bí mật chỉ lưu hành nội bộ giữa GV, HS và phụ huynh biết. Như thế sẽ không gây áp lực cho trẻ, cho phụ huynh và tạo một môi trường sư phạm lành mạnh.
Ở các nước Phần Lan, Pháp và nhiều nước tiên tiến điểm số là chuyện cá nhân. Còn chúng ta lâu nay chúng ta quen với việc công khai kết quả học tập của trẻ do còn liên quan đến thi đua, xếp hạng, giấy khen.
Ông Trung cho rằng, thay vì quá chú tâm vào điểm số của con hay của những đứa trẻ khác, phụ huynh cùng GV cần trao đổi nhiều hơn về thái độ của đứa trẻ, tinh thần làm việc tập thể, các thói quen tự chủ, chuyện phát âm, đọc, khả năng tư duy, lập luận... Từ những đánh giá đó để đưa ra những kế hoạch, phương thức thời gian tới nhà trường, gia đình và đứa trẻ cần làm gì.
"Theo tôi, không nên công bố điểm số của học sinh trong các buổi họp phụ huynh. Phụ huynh đã nắm được điểm số của con mình trong sổ liên lạc là được rồi. Cho dù bây giờ, học sinh nào cũng điểm cao, cũng giỏi chỉ trừ vài em thật đặc biệt. Còn trẻ, thật ra các em không quan tâm nhiều đến điểm số đâu nếu không bởi tác động từ người lớn" - Chị Nguyễn Thanh Trang, phụ huynh Trường tiểu học Trần Quốc Thảo, Q.3, TPHCM. Chỉ đạo không bố điểm số học sinh của Sở GD-ĐT TPHCM dựa trên điều 19 của Thông tư 30. Theo đó, cuối học kì I, cuối năm học hoặc khi được yêu cầu, giáo viên có trách nhiệm thông báo đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh cho cha mẹ học sinh. Không thông báo trước lớp và trong cuộc họp cha mẹ học sinh những điểm chưa tốt của học sinh. Duy trì mối liên hệ với phụ huynh để phối hợp giáo dục học sinh.
Hoài Nam
Theo Dantri
Việt Nam xuất sắc giành giải Tư cuộc thi Intel ISEF 2015 Thông tin từ website của cuộc thi Intel ISEF, với 4 dự án tham dự hội thi Intel ISEF năm 2015, đoàn Việt Nam đã có dự án xuất sắc giành được giải Tư ở lĩnh vực Vi sinh. Dự án đạt giải do hai học sinh Trường THPT Chuyên KHTN (ĐH Quốc gia Hà Nội) thực hiện. Dự án đạt giải Tư...