ĐH Kinh doanh và Công nghệ chưa được phép tuyển sinh ngành Y
Theo văn bản của Bộ GD-ĐT, trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội mới đủ điều kiện, được phép tuyển sinh ngành Dược từ năm 2016. Đối với ngành Y đa khoa, chỉ khi trường bổ sung hạng mục còn thiếu theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế thì mới được tuyển sinh.
Đối với ngành Y Đa khoa thì Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế sẽ xem xét cho phép trường đăng kí chỉ tiêu tuyển sinh sau khi trường bổ sung đội ngũ (có tham khảo Công văn 7836 của Bộ Y tế), trong đó có 01 tiến sĩ Sản khoa, 6 giảng viên cơ hữu đúng chuyên ngành của 6 môn học: Chẩn đoán hình ảnh, Truyền nhiễm, Tâm thần, Ký sinh trùng, Sinh lí bệnh Miễn dịch, Mô phôi; thực hiện các hợp đồng mua bán trang thiết bị đã kí trị giá 11 tỉ đồng.
ĐH Kinh doanh và Công nghệ được phép tuyển sinh ngành Dược từ năm 2016 sau khi bổ sung, hoàn thiện theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra liên ngành
Theo kết luận của Đoàn kiểm tra Liên bộ (Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế) thì Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã bổ sung cơ sở vật chất và đội ngũ theo góp ý của các thành viên trong Đoàn thẩm định liên ngành tại Biên bản ngày 5/10/2015. Điều kiện cơ sở vật chất và giảng viên của trường đã vượt so với quy định mở ngành của Thông tư 08; có tham khảo đề xuất của Bộ Y tế với Bộ GD-ĐT tại Công văn số 7836 năm 2014. Cụ thể, Đối với ngành Y Đa Khoa: Về đội ngũ giảng viên ngành Y có 34 người có trình độ thạc sĩ trở lên/56 giảng viên cơ hữu, trong đó 23 tiến sĩ và 11 thạc sĩ; 10 chuyên khoa I và 12 chuyên khoa II. Thiếu 01 tiến sĩ Sản khoa và 6 môn học chưa có giảng viên cơ hữu đúng chuyên ngành: Chẩn đoán hình ảnh, Truyền nhiễm, Tâm thần, Kí sinh trùng, Sinh lí bệnh miễn dịch, Mô phôi.
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho đào tạo ngành Y: đảm bảo được cơ sở vật chất tối thiểu theo yêu cầu của chương trình đào tạo; còn thiếu một số thiết bị thực hành, thí nghiệm. Tuy nhiên, Nhà trường phải bổ sung danh mục thiết bị theo hợp đồng mua bán trị giá 11 tỉ và giao hàng tháng 1/2016.
Đối với ngành Dược học: Về đội ngũ giảng viên ngành Dược: 20 giảng viên có trình độ tiến sĩ, Phó giáo sư, thạc sĩ, 2 chuyên khoa I, 1 chuyên khoa II, trong đó 14 chuyên ngành và 8 cơ sở. Có 1 giảng viên/19 môn cơ sở và chuyên ngành, trong đó thiếu giáo viên chuyên ngành dạy môn Phân tích kiểm nghiệm.
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho đào tạo ngành Dược học: Về cơ bản đảm bảo được cơ sở vật chất theo yêu cầu của chương trình đào tạo; còn thiếu một số lượng trang thiết bị. Trường cần bổ sung danh mục thiết bị theo hợp đồng mua bán 23 tỉ và giao hàng vào tháng 2/2016.
Về cơ sở thực hành thì có đủ bệnh viện đa khoa đảm bảo theo yêu cầu thực hành, thực tập của sinh viên, có sự hướng dẫn, đánh giá của các Giảng viên cơ hữu của trường.
Mặc dù cho phép tuyển sinh ngành Dược nhưng đoàn kiểm tra liên ngành yêu cầu trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ phải thực hiện xong hợp đồng mua bán thiết bị đã kí trị giá 23 tỉ đồng; bổ sung tối thiểu 1 thạc sĩ môn Phân tích kiểm nghiệm và báo cáo Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế. Chỉ tiêu xác định theo đúng Thông tư 32/2015/TT-BGDĐT ngày 16/12/2015 của Bộ GD-ĐT.
Bên cạnh đó, trường cũng cần khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để sớm được công nhận là phân hiệu của Trường tại Từ Sơn (Bắc Ninh).
Video đang HOT
Về việc khi nào được phép mở ngành Bác sỹ Đa khoa, bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Quyền Vụ trưởng Vụ giáo dục Đại học cho biết: Hai Bộ không ấn định lúc nào thì cho phép tuyển sinh ngành Bác sỹ đa khoa đối với ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Chỉ khi nào trường bổ sung, hoàn thiện đúng các tiêu chí và đoàn kiểm tra đưa ra và báo cáo lại cho Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế kiểm tra. Sau khi hai bộ đồng ý thì lúc đó trường sẽ được phê duyệt chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định.
Hiện tại Bộ GD-ĐT cùng đại diện của Bộ Y tế, ĐH Y Hà Nội đang chủ trì họp báo để làm rõ hơn về công tác đào tạo ngành Y – Dược. Dân trísẽ tiếp tục cập nhật diễn biến của buổi họp báo này.
Nguyễn Hùng
Theo Dantri
Kỷ niệm buồn của vị Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM về ngành dược
"Là Chủ tịch hội Dược học TP.HCM nên tôi mang đến Quốc hội rất nhiều ý kiến của cử tri ngành dược học", ĐB Phạm Khánh Phong Lan (Phó Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch Hội dược học TP.HCM) nói.
Một viên thuốc "cõng" nhiều chi phí
Đánh giá về dự thảo Luật Dược (sửa đổi), ĐB Phạm Khánh Phong Lan cho biết: "Chúng tôi ghi nhận ban soạn thảo đã có nhiều cố gắng với bản sửa đổi lần này vì có nhiều vấn đề được chỉnh sửa, nhiều vấn đề mới được thêm vào".
Tuy nhiên, ngay tại phiên thảo luận tổ chiều 19/11, ĐB Phạm Khánh Phong Lan đã dành hơn 1 tiếng đồng hồ để chỉ ra một số bất cập ngành dược được cử tri quan tâm.
"Do thiếu sự quản lý của Nhà nước nên thừa nhà máy sản xuất, không phát huy hết công suất, sản phẩm trùng lắp, chưa tạo dấu ấn, khó tạo đầu ra cho sản phẩm.
Khoản 1 Điều 3 của luật cũ quy định phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn và ưu tiên phát triển công nghiệp dược. Nhưng trong sửa đổi Luật Dược lần này, không hiểu vì lẽ gì, điều này mất luôn. Tôi nghĩ phải giữ lại hoặc thay bằng một mệnh đề khác quyết liệt hơn, cụ thể hơn", ĐB Phạm Khánh Phong Lan đưa ý kiến.
"Về chính sách mạng lưới phân phối: Rất nhiều tầng lớp trung gian, nếu là người trong ngành thì ai cũng biết.
Nếu viên thuốc sản xuất trong nước thì từ nhà máy đi qua một vài công ty phân phối đến tay người tiêu dùng.
Nhưng đối với thuốc nhập khẩu, chúng ta có công ty phân phối độc quyền nước ngoài, công ty nhập khẩu ủy thác trong nước rồi đến các công ty trong nước. Nhưng chưa có quy định nào là phải qua bao nhiêu tầng lớp trung gian. Do đó, viên thuốc, một sản phẩm dược khi đến được tay người dân đã phải đội rất nhiều chi phí. Đây chính là việc làm cho giá thuốc tăng cao", ĐB Phong Lan nói.
Phó Giám đốc sở Y yế TP.HCM nói: "Tôi xin chia sẻ một kỷ niệm buồn. Ngày tôi nhận nhiệm vụ Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, lúc đó có khoảng 400 công ty phân phối trên địa bàn thành phố. Mục tiêu tôi đề ra làm làm sao xếp bớt lại. Nhưng rất tiếc, đối với luật, nếu người ta đến xin cấp phép mà đủ điều kiện là mình phải cấp. Con số hiện nay đã lên đến 1.000, còn cả nước thì gần 2.000".
Liệu, chúng ta có cần đến chừng đó tầng lớp trung gian hay không?"
ĐB Phạm Khánh Phong Lan (phải) nói về những trăn trở với ngành dược.
Không phải thuốc nhập khẩu nào cũng được kiểm tra
"Trên thực tế, các công ty nước ngoài đã tiến hành phân phối trực tiếp dưới hình thức núp bóng của các công ty dược Việt Nam. Có nghĩa là các công ty dược Việt Nam không làm gì hết, chỉ ngồi đó để hưởng chi phí ủy thác thôi. Còn lại, tất cả các mặt đều là công ty nước ngoài quyết định.
Cần quyết định làm sao để quyền lợi người dân là trên hết, chứ không vì lợi ích nhóm hay vì vấn đề gì khác mà chúng ta bảo lưu quyền này mà không có lợi ích cho người dân", vị đại biểu ngành dược nhấn mạnh.
Trong hai năm trở lại đây, có công văn tăng cường kiểm tra chất lượng 100% mẫu khi nhập khẩu đối với 37 công ty thường hay có vi phạm về chất lượng thuốc. Trong 37 công ty đó thì hết 25 công ty là của Ấn Độ. Đây là động thái hết sức đáng hoan nghênh vì chúng ta đã để ý vấn đề này. Nhưng cũng từ đây có hệ lụy là, như vậy thuốc đến tay người dân không phải cứ nhập khẩu vào là cái nào cũng được kiểm tra đâu. Cho nên, có yếu tố may rủi trong đó.
Trong năm 2014, chúng ta kiểm tra hơn 40.000 mẫu thuốc thì có hơn 80% là thuốc nội, còn gần 20% thuốc ngoại. Như vậy là thuốc nội được chăm sóc kỹ hơn. Tôi đề nghị, không phải giảm kiểm nghiệm thuốc nội xuống mà cần tăng kiểm nghiệm thuốc ngoại lên.
Chúng ta là quốc gia duy nhất trên thế giới, 63 tỉnh thành là 63 trung tâm kiểm nghiệm. Nếu 2 viện kiểm nghiệm thuốc ở Hà Nội và TP.HCM là cấp độ Trung ương thì chúng ta dồn sức đầu tư cũng được. Nhưng 63 tỉnh thành đều có, cơ sở vật chất, năng lực kiểm nghiệm nhìn mà buồn nên không thể đưa ra kết quả chính xác được. Tôi hết sức quan ngại với chất lượng thuốc.
Nhiều trường hợp, thuốc không phải thương hiệu công ty nhưng có những công ty vừa mới thành lập đã giảm giá bằng mọi cách để trúng thầu, trúng trước tính sau. Sau khi trúng rồi bắt đầu thuê mướn một doanh nghiệp khác, một nhà máy khác để gia công mặt hàng đó. Tôi còn không tin nói gì đến bác sỹ làm sao tin được.
Tôi đề nghị, với cơ chế tự chủ cho các bệnh viện, có thể chúng ta xem xét trong một chừng mực nào đó bàn với bảo hiểm y tế để có những điều khoản mở ra hướng như các nước làm, đó là phân định suất cho bệnh viện. Bệnh viện sẽ phải phụ trách bao nhiêu người bệnh với yêu cầu là phải khám chữa bệnh tốt. Với định suất đó, bệnh viện có thể tự thương lượng mua thuốc và được bảo hiểm y tế chi trả. Tại sao lại không làm được?
Phải nghiên cứu định suất. Vì như các bệnh viện tư nhân, họ có ràng buộc gì đâu nhưng sao họ vẫn mua được thuốc đảm bảo cho bệnh nhân của họ, không có vấn đề gì về giá.
Ở nước ngoài, công ty bắt tay với bác sỹ kê đơn thuốc có thể bị phạt hàng tỷ đô la
Tôi đề nghị xây dựng mô hình như trước năm 1975, mô hình dược sỹ đoàn để tăng cường vai trò hội nghề nghiệp để những người cùng nghề nghiệp giám sát lẫn nhau. Bây giờ thì mua kháng sinh quá dễ, tiềm ẩn nhiều tai hại. Người ở đâu bắt cho hết. Tội phạm mua thuốc tê, thuốc mê làm tùm lum mọi chuyện, đây là việc không thể chấp nhận được.
Ở nước ngoài, công ty bắt tay với bác sỹ kê đơn thuốc có thể bị phạt hàng tỷ đô la. Nếu bắt quả tang phải thẳng tay và phải đưa vào điều luật để sau này có trường hợp xảy ra có thể làm đúng luật.
Vấn đề đạo tạo ngành dược: Hiện nay, vẫn là dược sỹ đa khoa nhưng sau khi tốt nghiệp đa số đi kinh doanh, tay trái mở nhà thuốc. Muốn vào làm bất cứ một lĩnh vực nào đều phải đào tạo lại từ sản xuất, kiểm nghiệm, sinh hóa, dược lâm sàng... Cho nên chúng ta cần phải xem lại vì quá lãng phí. Năm năm học mà ra không làm được gì về phần chuyên môn.
Dương Thu (ghi)
Theo_Người Đưa Tin
Kiểm tra tầng hầm sau vụ Big C: Lối thoát hiểm dẫn vào... buồng điện Sau vụ 20 người ngạt khí, ngất xỉu tại Big C The Garden, lực lượng chức năng thành phố Hà Nội đã bất ngờ kiểm tra công năng sử dụng các tầng hầm tòa nhà cao tầng trong các quận nội thành và phát hiện hàng loạt sai phạm. Theo thiết kế, phần lớn tầng hầm trong tòa nhà cao tầng trên địa...