ĐH Duy Tân nói gì khi SV “tố” tuyển một đằng, cấp bằng một nẻo?
Nhiều sinh viên (SV) Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) trúng tuyển học chuyên ngành Văn – Báo chí khóa 2014-2018 nhưng khi tốt nghiệp mới ngã ngửa khi bằng tốt nghiệp ghi chuyên ngành Văn học.
Các bạn SV phản ánh sự việc với báo chí.
Phản ánh với báo chí, nhiều SV vừa ra trường cho biết, theo giấy triệu tập trúng tuyển gửi khi vào Trường ĐH Duy Tân, các SV này được trúng tuyển vào học chuyên ngành Văn – Báo chí tại trường.
Suốt 4 năm học, các SV được học nhiều tín chỉ, môn học về báo chí như: Báo nói, báo điện tử, báo in, ngôn ngữ báo chí, luật báo chí, lịch sử báo chí, tác phẩm báo chí và các thể loại báo chí… Tuy nhiên, khi tốt nghiệp ra trường, SV lại được cấp tấm bằng tốt nghiệp đại học ngành Văn học, chứ không phải bằng tốt nghiệp ngành Văn – Báo chí.
Nhiều SV cho rằng, họ chọn học Văn – Báo chí vì thấy có đào tạo báo chí để thuận tiện cho vấn đề việc làm sau tốt nghiệp, còn nếu chỉ ghi là Văn học thì sẽ khó khăn trong xin việc làm. Nếu biết trước, họ sẽ không chọn học.
SV Nguyễn T.Đ bức xúc nói: “Khi tụi em học năm 3 đã có đối thoại giữa nhà trường, nhà trường nói là khi cấp bằng sẽ ghi chuyên ngành Văn – Báo chí lên bằng tốt nghiệp nên tụi em mới theo học tiếp. Tuy nhiên, sau khi làm lễ tốt nghiệp và tiến hành các thủ tục nhận bằng, tụi em mới biết bằng tốt nghiệp đại học chỉ ghi ngành Văn học. Với tấm bằng này, chúng em chẳng biết đi xin việc nơi đâu…”.
Video đang HOT
Giấy triệu tập trúng tuyển học chuyên ngành Văn – Báo chí.
Giống như Đ, nhiều SV bức xúc khi ĐH Duy Tân tuyển sinh và đào tạo một đường nhưng cấp bằng một nẻo, khiến việc tìm kiếm việc làm của SV gặp khó khăn.
SV được cấp bằng ngành Văn học. (Ảnh SV phản ánh)
“Chúng em theo học Văn – Báo chí 4 năm trời, nhưng nay ra trường chỉ nhận được bằng Cử nhân Văn học. Không chỉ em mà hầu như các bạn trong lớp đều theo học ngành này vì tưởng rằng đây là ngành Văn – Báo chí. Thậm chí, trong cẩm nang tuyển sinh cũng như trên trang web, băng rôn quảng cáo trường đều ghi rõ là học Văn – Báo chí. Trường quảng cáo đây là ngành học Văn – Báo chí, tụi em mới theo học vì yêu thích báo chí. Nhưng khi ra trường trên bằng tốt nghiệp chỉ ghi cử nhân Văn học”, một SV bức xúc nói thêm.
Chiều 4.7, ĐH Duy Tân đã có thông tin báo chí cho biết, việc cấp bằng cho SV ghi ngành Văn học là hoàn toàn phù hợp với quy chế của Bộ GDĐT và cam kết của nhà trường.
Đại diện trường ĐH Duy Tân cũng lý giải, trên cơ sở ngành đào tạo được Bộ GDĐT cho phép, Hiệu trưởng nhà trường đã quyết định tổ chức tuyển sinh đào tạo Chuyên ngành Văn – Báo chí thuộc Ngành Văn học và đã được nhà trường thông báo công khai trước khi tổ chức tuyển sinh và đào tạo.
Theo quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 2 của Thông tư số 19/2011/TT-BGDĐT ngày 24.5.2011 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc ban hành mẫu bằng tốt nghiệp, trên bằng tốt nghiệp đại học chỉ ghi Ngành đào tạo. Theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 9 của Thông tư số 19/2015/TT-BGDĐT ngày 8.9.2015 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân, trên bằng tốt nghiệp đại học chỉ ghi ngành đào tạo.
Việc nhà trường in tên ngành Văn học trên bằng tốt nghiệp của SV là đúng với Thông tư 19 của Bộ GDĐT và thẩm quyền của nhà trường.
“Theo thông báo hàng năm trước mỗi đợt tuyển sinh, nhà trường đều thông báo rất rõ ràng và đầy đủ về tên các ngành và chuyên ngành trong quá trình tuyển sinh. Đối với khóa tốt nghiệp năm 2018, nhà trường đã thông báo tuyển sinh, ghi rất rõ về chuyên ngành Văn – Báo chí (không phải là Ngành) và trong giấy gọi nhập học của thí sinh cũng ghi rõ nhập học chuyên ngành Văn – Báo chí.
Khi SV trúng tuyển, nhập học vào trường mỗi SV được cấp một tài khoản trong hệ thống phần mềm quản lý đào tạo của trường để thực hiện việc học tập. Hệ thống quản lý đào tạo của trường thể hiện trên phần mềm quản lý đào tạo mỗi SV theo học đều nhìn thấy rất rõ về ngành và chuyên ngành mà mình đang theo học. Phần mềm quản lý đào tạo được công khai và cung cấp đầy đủ tất cả các thông tin liên quan đến quá trình học tập cho SV. Đồng thời, thông qua tài khoản của SV trên phần mềm, SV toàn quyền quyết định việc đăng ký môn học trong mỗi học kỳ và tiến độ tốt nghiệp của mình theo đúng quy chế đào tạo học chế tín chỉ.
Kết thúc khóa học, tốt nghiệp, SV sẽ được trường cấp bảng điểm toàn khóa học ghi cụ thể điểm số từng học phần, tên chuyên ngành và ngành đào tạo để SV nộp cho doanh nghiệp khi có nguyện vọng tuyển dụng.
Từ những vấn đề trên, trường xác nhận việc cấp bằng tốt nghiệp cho SV của trường với tên ngành Văn học trên văn bằng là hoàn toàn phù hợp với quy chế của Bộ GDĐT và cam kết của nhà trường trong quá trình đào tạo”, đại diện trường ĐH Duy Tân cho biết thêm.
Theo Danviet
Lưu chiểu điện tử báo nói, báo hình, báo điện tử
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định về lưu chiểu điện tử đối với loại hình báo nói, báo hình và báo điện tử độc lập với cơ quan báo chí.
Theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan thực hiện lưu chiểu điện tử đối với loại hình báo nói, báo hình và báo điện tử.
Về hoạt động lưu chiểu điện tử, Nghị định quy định cơ quan thực hiện lưu chiểu điện tử có văn bản thông báo cho cơ quan báo nói, báo hình, báo điện tử để kết nối theo quy định. Trong văn bản thông báo phải nêu phương án kết nối, truyền dẫn tín hiệu phát sóng (đối với báo nói, báo hình), phương án kết nối và truy xuất các tác phẩm báo chí đăng tải trên trang báo điện tử (đối với báo điện tử) về hệ thống lưu chiểu điện tử của cơ quan thực hiện lưu chiểu; thời gian, địa điểm thực hiện việc kết nối.
Ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí phát biểu. Ảnh: VPCP.
Sau khi kết nối, cơ quan thực hiện lưu chiểu điện tử kiểm tra, đảm bảo tác phẩm đã được lưu tại hệ thống và xác nhận với cơ quan báo chí sau 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tác phẩm báo chí.
Cơ quan thực hiện lưu chiểu điện tử tổ chức lưu giữ nguyên trạng nội dung tác phẩm báo chí trên hệ thống lưu chiểu; tổ chức phân loại nội dung để lưu giữ phục vụ công tác quản lý.
Nghị định quy định đối với báo nói, báo hình, thời gian lưu giữ nguyên trạng tối thiểu là 06 tháng kể từ ngày được phát sóng lần đầu. Đối với báo điện tử, thời gian lưu giữ nguyên trạng tối thiểu là 12 tháng kể từ ngày đăng tải lần đầu.
Các tác phẩm trong hệ thống lưu chiểu điện tử phải được bảo quản an toàn và lưu giữ nguyên trạng về nội dung thông tin. Cơ quan thực hiện lưu chiểu điện tử phải thường xuyên kiểm tra để đảm bảo an toàn, tính toàn vẹn, khả năng truy xuất và sử dụng các biện pháp kỹ thuật để việc phân loại, lưu giữ được thuận lợi nhưng không làm thay đổi nội dung của tác phẩm.
Tác phẩm báo chí lưu chiểu điện tử được sử dụng để phục vụ công tác quản lý nhà nước về báo chí, gồm: Đánh giá, nhận xét về nội dung thông tin theo chuyên đề, sự kiện, cho các cuộc kiểm tra, thanh tra chuyên ngành thường xuyên và đột xuất theo yêu cầu.
Theo Danviet
Vụ bé trai đuối nước dưới ruộng: Thi công vội để xóa hiện trường? Để xóa dấu vết hiện trường, Công ty Thương mại - Xây dựng 379 (Công ty 379) đã vội vã cho máy móc đào các rãnh để thoát nước tại khu vực ruộng lúa bị ngập - nơi xảy ra vụ cháu bé đuối nước thương tâm. Sau khi bài viết về vụ bé trai 2 tuổi bị đuối nước dưới ruộng của...