ĐH Bách khoa TP.HCM giới thiệu loạt sản phẩm công nghệ phòng chống COVID-19
Hàng chục sản phẩm khoa học, công nghệ được Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) thiết kế, chế tạo, chuyển giao công nghệ và sản xuất để hỗ trợ công tác phòng chống COVID-19.
Buồng lấy mẫu và khử khuẩn bề mặt di động – Ảnh: THY HUYỀN
Ngày 30-4, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã tổng kết và giới thiệu các sản phẩm khoa học, công nghệ do trường nghiên cứu, thiết kế trong thời gian xảy ra dịch COVID-19.
Theo PGS.TS Mai Thanh Phong – hiệu trưởng nhà trường – các sản phẩm công nghệ này là kết quả của quá trình tích lũy kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của nhiều đơn vị trong trường, thực hiện ngay trong thời gian xảy ra dịch COVID-19 vừa qua.
Buồng lấy mẫu và khử khuẩn bề mặt di động do Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia điều khiển số và kỹ thuật hệ thống (DCSELab) chế tạo, sử dụng trong việc lấy mẫu bệnh không tiếp xúc giữa nhân viên y tế và bệnh nhân. Sau khi lấy mẫu, buồng được khử khuẩn trước khi lấy mẫu kế tiếp đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro phát tán bệnh ra khu vực lấy mẫu xét nghiệm bệnh. Công nghệ diệt khuẩn bằng đèn tia cực tím.
Máy thở đơn giản hoạt động với nguyên lý ép/thả túi ambu một cách tự động để đưa dòng không khí vào phổi bệnh nhân tương ứng với hai pha hít vào và thở ra. Các thiết bị chính của máy gồm: túi ambu, động cơ DC servo, bộ điều khiển, cảm biến áp suất vi sai, phổi giả, bình cấp oxy. Sản phẩm đang được hoàn thiện sau nhiều lần chỉnh sửa và hội ý với các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy và Trường ĐH Y Dược TP.HCM.
Video đang HOT
Máy thở đơn giản – Ảnh: THY HUYỀN
Máy phun dung dịch sát khuẩn rửa tay không tiếp xúc sử dụng công nghệ siêu âm, phun dung dịch rửa tay theo tiêu chuẩn WHO để tạo ra các hạt sương dung dịch có thể len lỏi vào các kẽ bàn tay đồng thời tự động phát hiện có bàn tay và điều khiển phun dung dịch.
Máy phun dung dịch rửa tay không tiếp xúc – Ảnh: THY HUYỀN
Hệ thống khử khuẩn di động do Trung tâm Nghiên cứu thiết bị và công nghệ cơ khí Bách khoa (BK-RECME) chế tạo có khả năng khử khuẩn di động trong 30 giây và thải khí sạch ra bên ngoài. Hiện hệ thống đang được chuyển giao thương mại hóa cho các doanh nghiệp liên quan và các đơn vị có nhu cầu, sẵn sàng cho sản xuất hàng loạt.
Buồng khử khuẩn di động do DCSELab kết hợp với Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ Trẻ (Thành Đoàn TP.HCM) chế tạo. Thiết kế gồm cảm biến phát hiện người và tự động phun; có đèn tín hiệu, hệ thống phun siêu âm 360 không gây ướt và giúp khử khuẩn toàn bộ cơ thể; dung dịch khử khuẩn anloyte đã được pha chế và kiểm định yếu tố an toàn khi sử dụng.
Thiết bị mặt nạ dẫn khí do nhóm nghiên cứu Trung tâm Nghiên cứu vật liệu Polymer – khoa công nghệ vật liệu (PGS.TS Huỳnh Đại Phú, NCS Nguyễn Thái Hòa phối hợp với BS Nguyễn Thiên Bình) nghiên cứu và thiết kế. Thiết bị gồm có 3 bộ phận được thiết kế để cổng cấp khí vào có thể kết nối với màng lọc khuân, không khí trước khi vào mặt nạ sẽ được lọc sạch, tránh nhiễm chéo, cho phép bác si mang trong nhiêu giơ. Thiêt kê này cung có thể sư dung làm măt na thơ cho bênh nhân. Hiện nhóm đã cung cấp sản phẩm cho Bệnh viện Trưng Vương (TP.HCM) để các y, bác sĩ sử dụng trong điều trị bệnh nhân.
Máy tự động tạo thân khẩu trang y tế và hàn quai siêu âm đơn điểm do nhóm giảng viên khoa cơ khí (PGS.TS Nguyễn Hữu Lộc và TS Nguyễn Thanh Hải) nghiên cứu, đã chạy thử nghiệm thành công và khoa sẵn sàng chuyển giao cho các doanh nghiệp để sản xuất đại trà.
Ngoài các sản phẩm trên, nhiều nhóm giảng viên, sinh viên trường còn có hàng loạt sản phẩm thiết thực khác hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19 như: kính chắn giọt bắn (có khả năng chống bụi, giúp tránh và ngăn ngừa tối đa dịch bắn, giọt bắn từ hắt hơi, ho…); quai đeo khẩu trang, móc vào quai làm giảm áp lực lên tai. Các sản phẩm này đều sử dụng công nghệ in 3D do nhóm nghiên cứu công nghệ in 3D chế tạo (ThS Huỳnh Hữu Nghị – khoa cơ khí).
Nhóm cán bộ và sinh viên bộ môn kỹ thuật hóa hữu cơ – khoa kỹ thuật hóa học cũng đã pha chế gel sát khuẩn, xịt sát khuẩn, nước rửa tay dành cho cán bộ và sinh viên của trường. Các sản phẩm này được trang bị tại các vị trí trọng yếu của trường như: đầu các tòa nhà (khu vực cầu thang), các phòng họp, phòng tiếp khách… Nhà trường còn tặng cho các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM và đồng bào các tỉnh phía Bắc.
Hà Nội tháo dỡ 30 chốt kiểm dịch phòng, chống Covid-19
Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, trưa 29-4, 30 chốt kiểm dịch phòng, chống Covid-19 của lực lượng liên ngành thành phố đặt tại các cửa ngõ và điểm giao thông quan trọng trên địa bàn thành phố đã được đồng loạt tháo dỡ.
Tháo dỡ nhà bạt tại chốt kiểm dịch phòng, chống Covid-19 giáp với tỉnh Hà Nam trên quốc lộ 21.
Trước đó, vào đêm 1-4, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội, Công an thành phố cùng các cơ quan chức năng đã lập 30 chốt kiểm dịch phòng, chống dịch Covid-19, giám sát cách ly xã hội tại các cửa ngõ ra, vào Thủ đô.
Nhiệm vụ chủ yếu của các chốt này là đo thân nhiệt, rà soát dấu hiệu dịch Covid-19 đối với từng người dân ra, vào Thủ đô. Lực lượng chức năng đồng thời tuần tra, giám sát, bảo đảm an ninh trật tự, hướng dẫn, phân luồng giao thông kết hợp tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội và xử lý các hành vi cố tình vi phạm trong phòng, chống dịch Covid-19...
Tháo dỡ nhà bạt tại chốt kiểm dịch trên quốc lộ 21.
Sau gần 1 tháng triển khai, đã có hàng nghìn lượt người và phương tiện được kiểm tra. Việc kiểm tra y tế được tiến hành nhanh gọn, chỉ mất chưa đầy 1 phút với mỗi trường hợp nên không gây phiền hà cho người dân.
Đến 13h15 hôm nay, các cơ quan chức năng thành phố đã hoàn thành việc thu dọn, không còn nhà bạt, hàng rào an ninh, biển báo, trang thiết bị chuyên dụng... tại 30 chốt kiểm dịch phòng, chống dịch Covid-19.
Chu Dũng
Sinh viên ĐH Y Hà Nội xung phong làm hàng nghìn dụng cụ y tế chống dịch: Áp lực xen lẫn tự hào Trong thời gian nghỉ dịch Covid-19, 30 sinh viên Đại học Y Hà Nội đã xung phong tình nguyện làm hàng nghìn dụng cụ y tế ủng hộ tuyến đầu chống dịch. Đã có hơn 1200 que lấy mẫu xét nghiệm và 700 tấm kính chắn giọt bắn bảo hộ được 30 sinh viên Đại học Y gấp rút hoàn thành gửi đến...