ĐH Bạc Liêu cấm nữ sinh mặc váy ngắn và chiếc váy tai tiếng của nữ sinh Nhật
Trường ĐH Bạc Liêu đã ra lệnh cấm nữ sinh không được mặc váy ngắn quá đầu ngối để tránh các em đua đòi khi không có điều kiện.
Đồng phục quy định sự bình đẳng trong nhà trường.
Theo quy định của ban giám hiệu trường Đại học Bạc Liêu, sinh viên không được phép mặc váy ngắn trên đầu gối. Đại diện nhà trường nói sinh viên nữ nên mặc trang phục hợp thuần phong mỹ tục, mặc váy quá ngắn không phù hợp với môi trường giáo dục. Đặc biệt, quy định này xuất phát từ mong muốn tránh phân biệt giàu nghèo, sợ các em đi học vẫn để ý thời trang, một số đua đòi, số khác không có điều kiện thì tự ti.
Đồng phục thể hiện sự bình đẳng
Theo lối chiết tự: “đồng” có nghĩa là cùng, giống, “phục” là quần áo. Đồng phục ý chỉ những bộ đồ giống nhau dành cho một nhóm người nhất định trong xã hội. Đồng phục vốn đã xuất hiện từ lâu nhằm quy định nhóm, thể hiện sự thống nhất. Ngoài ra nó còn mang ý nghĩa về sự bình đẳng khi những người giàu có thường phô trương sự giàu sang thông qua những bộ đồ hào nhoáng trong khi đó những người nghèo thì ăn mặc đơn giản thậm chí có phần rách rưới hơn. Đồng phục khiến con người trở nên giống nhau, phần nào xóa bỏ ranh giới giàu nghèo. Và đồng phục học sinh cũng không phải ngoại lệ.
Yêu cầu mặc đồng phục là cách tạo nên sự bình đẳng.
May váy ngắn để “tiết kiệm” vải
Để phân biệt giới tính, đồng phục của nữ thường là váy liền hoặc áo sơ mi kết hợp với chân váy. Độ dài ngắn của những chiếc váy này cũng thể hiện văn hóa, cho thấy tinh thần nhớ về quá khứ. Tiêu biểu là những chiếc váy thể kỷ trong đồng phục nữ sinh Nhật Bản. Nhiều người thắc mắc tại sao ở các trường học Nhật Bản lại xuất hiện những chiếc chân váy ngắn trên đầu gối.
Những chiếc váy của nữ sinh Nhật Bản rất ngắn.
Câu trả lời là học sinh Nhật Bản phải nhớ rằng đất nước mặt trời mọc là một quốc gia thiếu thốn, khó khăn về kinh tế đến mức vải cũng là một thứ xa xỉ bởi vậy đồng phục cho nữ được may ngắn để tiết kiệm. Tất nhiên, độ ngắn của những chiếc váy này chỉ được phép ngắn trên gối ít nhất 5 cm. Các giám thị sẽ cầm theo thước đo để đo váy học sinh nào vi phạm. Còn những chiếc váy siêu ngắn tràn lan gây phản cảm xuất phát từ văn hóa thần tượng Nhật Bản, họ bị ảnh hưởng bởi trang phục của các ngôi sao nhạc pop bởi vậy các em mới nghĩ cách kéo váy lên cao và giữ chúng bằng thắt lưng, khi gặp giám thị sẽ kéo chân váy xuống.
Video đang HOT
Những chiếc váy “tai tiếng” của nữ sinh Nhật Bản.
Những chiếc váy bất tiện
Một số người cho rằng, con người hiện đại quá cổ hủ khi vẫn yêu cầu nữ sinh phải mặc váy bởi nó rất bất tiện cho các em, hạn chế các hoạt động thể thao, vận động. Bởi vậy một số trường học đã quy định đồng phục thể dục dành riêng cho các hoạt động thể chất. Hơn nữa không phải cô gái nào cũng thích mặc váy. Ngày nay, quan niệm về cộng đồng LGBT ngày càng cởi mở, các em muốn thể hiện đúng bản chất con người mình và vô tình những chiếc váy đã cản trở mong muốn đó của các em. Ở một số quốc gia cũng đã cho phép học sinh nữ có thể mặc váy hoặc quần tùy ý.
Theo danviet.vn
Khi quần chip bảo hộ không để bảo vệ, bị lợi dụng thành phục trang khêu gợi
Những tưởng quần bảo vệ là trang phục được lòng phái nữ nhưng hóa ra đây cũng là item gây tranh cãi.
Những chiếc quần bảo vệ hóa ra cũng là trang phục gây tranh cãi.
Quần an toàn bảo vệ phái đẹp
Thời trang phát triển song song cùng cuộc cách mạng giải phóng phụ nữ, thể hiện sự bứt phá của những cái tôi bị kìm nén. Không còn hình ảnh người phụ nữ trong những chiếc váy dài quá đầu gối, "kín cổng cao tường", họ đã "nổi loạn" với mini dress, bodycon, hot pants. Người phụ nữ tự tin vào bản thân, tách khỏi lề lối cũ, không còn gắn mình với nhà cửa bếp núc mà thoải mái làm những điều mình muốn.
giải thoát phụ nữ khỏi sự gò bó.
Dần dần trang phục ngắn trở nên phổ biến và được đông đảo phái đẹp ưa diện. Tuy nhiên, cũng vì độ ngắn nguy hiểm đó nên không ít người gặp phải sự cố "lộ hàng". Từ đó, những chiếc quần bảo vệ được sử dụng nhiều hơn nhằm che chắn cho các cô gái khỏi tình huống hớ hênh.
Cách đây hơn 1 năm, netizen xứ Hàn đồng loạt lên tiếng phẫn nộ vì stylist để các thành viên Momoland mặc quần và váy ngắn nhưng không có quần bảo hộ khiến họ lúng túng vì lo sợ hớ hênh. Có người nói: "Tôi ước họ được thay outfit. Trông chúng không hề đáng yêu còn bất tiện vô cùng", "Quần short họ mặc thậm chí còn ngắn hơn cả quần bảo hộ nữa. Mọi người có thể tưởng tượng được nó ngắn cỡ nào rồi đấy" .Điều này chứng tỏ, quần bảo hộ thực sự cần thiết để bảo vệ an toàn cho phái đẹp.
Nancy (Momoland) không mặc quần bảo hộ khi biểu diễn.
Quần an toàn là giải pháp giúp phái đẹp tránh "lộ hàng".
Những chiếc quần này chủ yếu được may bẳng vải cotton, co giãn, viền đúc ôm sát để tránh lằn, cộm. Phần chân quần có thể may thêm ren mỏng. Một số loại có còn cạp gen bụng giúp phái đẹp sở hữu vòng eo thon gọn hơn. Màu sắc của quần bảo vệ chủ yếu là màu tối như đen, xám hoặc màu trắng, nude tiệp với da
Quần bảo hộ cũng có nhiều kiểu dáng khác nhau.
Thứ phục trang khiêu khích?
Với mục đích bảo vệ phái đẹp khỏi trường hợp kém duyên khi mặc đồ ngắn, dường như quần bảo hộ sẽ không vướng phải tranh cãi nào, nhưng thực chất không phải vậy.
Một số người cho rằng nó vừa gò bó vừa nóng không thoải mái, gây khó chịu cho người mặc. Quần bảo hộ cũng chẳng khác gì chiếc quần nội y tứ giác. Đặc biệt khi di chuyển, quần có xu hướng co lên và trông nó giống y như một chiếc quần nhỏ. Ngoài ra, nhiều người còn khẳng định, quần bảo vệ khiến trang phục của phái đẹp trở nên khiêu khích hơn, nhất là với những chiếc quần được may thêm ren gợi cảm. Thậm chí một số chiếc quần còn được in hình họa tiết, mặc bên trong váy trông vô cùng phản cảm.
Nhiều người cho rằng, quần bảo vệ chỉ là nội y tứ giác.
Cư dân mạng gay gắt hơn thì nhận xét, quần bảo vệ thực chất chỉ là thứ trang phục mang tính bịp bợm nhằm hợp thức hóa việc được phép mặc đồ quá ngắn. Nhất là trong trường hợp các nhóm nhạc K Pop, nhiều nữ thần tượng lên sân khấu với trang phục không thể nào ngắn hơn, thậm chí lộ quần bảo vệ. Nhiều người đặt ra câu hỏi, quần bảo vệ có thật sự cần thiết khi người ta vẫn cố tình khoe nó ra dù nó cần được phải dấu kín.
Lộ quần bảo vệ khiến trang phục trở nên khiêu khích.
Có phải việc mặc quần bảo vệ càng tạo điều kiện cho một số nghệ sĩ diện trang phục phản cảm lên sân khấu.
Trang phục của các thần tương K Pop ngày càng ngắn, lộ toàn bộ quần bảo vệ.
Mặc quần an toàn như thế nào?
Những ý kiến trái chiều trên không phải không có lý do những cũng không thể phủ nhận sự xuất hiện của những chiếc quần bảo vệ đã giúp phái nữ tự tin hơn và hạn chế sự cố kém duyên khi mặc đồ ngắn. Cách tốt nhất để "minh oan" cho thứ phục trang này là bạn cần có sự lựa chọn kỳ càng trong cách ăn mặc.
Không nên mặc trang phục quá ngắn để tránh lộ quần bảo vệ.
Trước hết nên chọn những bộ đồ có độ ngắn vừa phải, đủ để che kín quần bảo hộ, trang phục quá ngắn, mặc như không mặc không phải là gợi cảm mà là phản cảm. Những chiếc quần không ren, không đường viền vừa đơn giản lại tinh tế, không hằn lên trang phục và cũng khiến bạn thoải mái hơn khi mặc chúng. Hay quần in hình cũng không phải sự lựa chọn tốt khi mặc bên trong váy.
Cần lựa chọn trang phục kỹ càng và loại quần bảo vệ phù hợp với trang phục.
Theo danviet.vn
Bị bạn thân nói đểu, bà mẹ Anh mặc luôn túi đựng rác đi dự tiệc Bà mẹ 38 tuổi người Anh biến câu nói đùa của người bạn thân thành một lời thách thức, "phá đảo" cả bữa tiệc với bộ váy thời thượng được làm từ...túi đựng rác. Lisa Barnes (bên phải) cùng bạn thân Michelle Cox. Câu chuyện bắt đầu khi Lisa Barnes (38 tuổi, đến từ Newcastle, Anh) cùng cô bạn thân Michelle Cox đi...