DF-41-Nhân duyệt binh, Bắc Kinh đem ‘Gió Đông’ ra dọa Mỹ
Tại cuộc duyệt binh (1/10/2019), Thiên Triều đưa tên lửa siêu thanh ra trình diễn để thế giới biết trong 70 năm qua TQ đã được quân sự hóa như thế nào
Xin giới thiệu bài viết và phỏng vấn chuyên gia của nhà báo Nga Viktor Sokirko về một số loại vũ khí mới đáng chú ý được Trung Quốc đưa ra trình diễn tại Lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm ngày thành lập CHND TrungHoa (1/10/1949- 1/10/2019). Bài viết với tiêu đề trên đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 2/10/2019.
I. Phần giới thiệu của nhà báo Viktor Sokirko
Trên ảnh: Trung Quốc trình diễn kiểu tên lửa đạn đạo mới nhất DF-41 tại Lễ Duyệt binh kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Nước CHND Trung Hoa tại Bắc Kinh (Ảnh: Zuma/TASS)
Theo đúng truyền thống lâu đời của Liên Xô trước đây và Nga hiện nay, Trung Quốc cũng vừa mới cho trình diễn các loại vũ khí mới tại một cuộc duyệt binh – tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Nước Cộng hòa Nhân dân (CHND) Trung Hoa.
Bắc Kinh từ rất lâu đã làm theo Matxcova trong lĩnh vực này và đưa các vũ khí- phương tiện kỹ thuật quân sự ra các quảng trường để trình diễn- (người) xem thì có thể xem, nhưng để kiểm tra tính hiệu quả (của các mẫu vũ khí được giới thiệu-ND), thì chịu, (người xem) chỉ còn một một cách là chấp nhận tin những số liệu được thông báo công khai.
Lần này, Bắc Kinh cho trình diễn một (kiểu) tên lửa đạn đạo mới là DF-17- đầu tác chiến của tên lửa này, nếu đúng như công bố, có thể đạt tốc độ siêu thanh (hay còn được gọi bội siêu âm- xin hiểu là M>5-ND). Như vậy có nghĩa là Trung Quốc có thể đã trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới, sau Nga, chế tạo được loại vũ khí siêu thanh như vậy. Quả là một thông điệp có trọng lượng, đặc biệt là trong bối cảnh Mỹ đang tụt hậu (so với Nga-ND) trong lĩnh cực nghiên cứu – thiết kế vũ khí siêu thanh.
Nhân tiện cũng nói thêm, tại cuộc Duyệt binh Xô Viết cuối cùng (thời Liên Xô) ngày 7/11/1990 (Kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga-ND), Giới lãnh đạo Liên Xô khi đó đã lần đầu tiên cho “ra mắt” tổ hợp tên lửa cơ động trên mặt đất “Topol” phóng tên lửa đạn đạo 15Zh58 (1558). Sáu tổ hợp “dùi cui hạt nhân” (tức “Topol”) diễu qua Quảng trường Đỏ Trung tâm Matxcova khi đó đã tạo ra một hiệu ứng “không bao giờ phai mờ”, đặc biệt là đối với tùy viên quốc phòng các quốc gia NATO có mặt tại buổi duyệt binh.
Tuy nhiên, từ thời điểm đó đến khi Liên Xô sụp đổ và chương trình hủy bỏ vũ khí hạt nhân được khởi động, chỉ còn rất ít thời gian. Nhưng cũng thật may mắn là “Topol” đã không bị “cưa” để bán sắt vụn, và đến năm 2000, nó lại xuất hiện trong đội hình duyệt binh trên Quảng trường Đỏ (lúc này đã là một phiên bản hiện đại hóa của “Topol”).
Truyền thống cho trình làng một loại vũ khí nào đó tại Nga lại được khôi phục. Năm 2014, Nga lần đầu tiên cho diễu hành các tổ hợp tên lửa phòng không “Tor-M2U” (-2), các tổ hợp tên lửa chống tăng”Khrizantema-S” (-). Năm 2015, “khoe” các xe chiến đấu mới trên khung gầm “Armata”, Bumerang”, “Kurganhet- 25″ và các tổ hợp tên lửa cơ động trên mặt đất “Yars”.
Video đang HOT
Tại Lễ duyệt binh năm 2018, trên bầu trời Matxcova xuất hiện các máy bay tiêm kích- đánh chặn MiG-31 mang tên lửa “Kinzhal”- kiểu tên lửa mới nhất như Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa mới công bố trước đó.
Truyền thống “dọa dẫm cơ bắp” tại các cuộc duyệt binh nêu trên (của Liên Xô- Nga) đã được Trung Quốc “học tập và làm theo” rất thành công, hơn nữa, nhất là trong bối cảnh khi mà Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) quả đã có cái gì đó trong tay để đem trình diễn. Lần này, tên lửa Bắc Kinh thực sự đã nhận được sự quan tâm đặc biệt. PLA đã lần đầu tiên cho giới thiệu công khai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) DF-41.
Một kiểu tên lửa mới rất đáng chủ ý nữa- tên lửa đạn đạo tầm trung DF-17 với đầu tác chiến, mà nếu cứ tin theo thông tin của các phương tiện truyền thông Trung Quốc, thì đầu tác chiến này có thể đạt tốc độ siêu thanh. Tuy nhiên, các chuyên gia am hiểu nhận định rằng hiện không có bất kỳ thông tin chính thức về các lần thử nghiệm DF-17 trước đó, nên chỉ có thể nói tương đối chắc được một điều là Bắc Kinh có thể đã sở hữu (có trong trang bị) kiểu vũ khí này
Theo các thông tin được đăng tải trên tờ “Thời báo Toàn cầu”của TW ĐCS Trung Quốc thì DF-17 là kiểu tên lửa mới được thiết kế trong thời gian gần đây và là vũ khí siêu thanh. Kiểu tên lửa mới này của Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Trung Quốc có thể thay đổi quỹ đạo bay và mang đầu tác chiến siêu thanh.
Những phương tiện phòng không hiện có gần như không thể đánh chặn được nó. Đáng chú ý là tờ báo trên của TW ĐCS TQ đã mượn lời để đưa ra thông điệp (nguyên văn- xin chú ý-ND): “Chuyên gia về các công nghệ tên lửa và lượng tử (của Trung Quốc)- ông Yang Chengjun đã tuyên bố rằng (tên lửa) DF-17 sẽ giữ vai trò chủ chốt trong “công cuộc” đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, bởi vì các khu vực như Biển Đông (nguyên văn- Biển Nam Trung Hoa-ND), Eo biển Đài Loan và khu vực Đông Bắc Á đều nằm trong tầm bắn của kiểu tên lửa này”.
II. Nhận định của chuyên gia quân sự Vladimir Shurygin
- Như đã biết, Trung Quốc triển khai nghiên cứu thiết kế tên lửa siêu thanh từ cách đây khá lâu. – Các lần thử nghiệm đã được tiến hành trong năm 2017, và kết quả các lần thử nghiệm đó hiện vẫn được giữ bí mật. Bắc Kinh đã nhiều lần đề nghị Matxcova bán cho mình các công nghệ siêu thanh tiên tiến và đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn qua các lần thử nghiệm tên lửa “Zircon” và tổ hợp “Avangard”.
Đã có phi vụ làm ăn nào (giữa Nga và Trung Quốc) trong lĩnh vực này chưa- hiện không ai biết. Trung Quốc hiện giờ chủ yếu đang ứng dụng các công nghệ tên lửa còn sót lại tại Ukraine, – như với trường hợp chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 chẳng hạn.
Còn về tên lửa tầm trung mang đầu tác chiến siêu thanh (tức DF-17-ND), đến giờ chúng ta chỉ mới có thể phỏng đoán (về các tính năng của nó-ND) ở một chừng mực nhất định nào đó. Có thông tin là nó có tầm bắn từ 1.800 đến 2.500 km, nhưng ngay đến cả chính quyền CHND Trung Hoa cũng không đưa ra bất kỳ một thông tin chính thức nào- dù khẳng định hay phủ định các con số trên.
Nếu Trung Quốc thực sự đã có vũ khí siêu thanh, thì, biết nói gì nữa, các đồng chí Trung Quốc giỏi thật (nguyên văn-ND). Trong bất kỳ trường hợp nào thì đây cũng là một cảnh báo nghiêm túc gửi đến nước Mỹ,- một quốc gia không làm sao đề có thể từ bỏ được tham vọng giữ vai trò bá chủ thống trị thế giới của mình, kể cả trong quan hệ với Trung Quốc.
Khác với tên lửa siêu thanh DF-17 làm dậy sóng dư luận, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 (“Đông Phong”- “Gió Đông”), mặc dù xuất hiện công khai trước công chúng lần đầu tiên, nhưng nó đã được trang bị cho PLA từ tương đối lâu trước đây- PLA có 3 lữ đoàn DF-41.
Tiện đây cũng xin nói thêm, một trong 3 lữ đoàn đó bố trí ngay sát biên giới với Nga ở tỉnh Hắc Long Giang phía Đông Bắc Trung Quốc, vì thế nên không gây ra quá nhiều hoảng loạn tại Matxcova (vì như vậy thì Nga nằm trong “vùng mù” của kiểu tên lửa này-ND). Hai lữ đoàn tên lửa khác- một được triển khai tại tỉnh Hà Nam miền Trung Trung Quốc, lữ đoàn còn lại- tại Khu tự trị Tân Cương- Duy Ngô Nhĩ ở phía Tây Trung Quốc.
ICBM “Dongfeng-41″ là tên lửa nhiên liệu rắn ba tầng, khối lượng ước tính khoảng 80 tấn, tầm bắn tới 14.500 km. mang đầu tác chiến tự tách chứa tới 10 khối tác chiến. Được chế tạo tại CHND Trung Hoa theo công nghệ mua của Ukraine, – vì thế nên kiểu tên lửa này có một vài tính năng- đặc điểm tương tự như “Topol-M” của Nga, nhưng kém hơn “Topol-M” ở nhiều chỉ số, đặc biệt là khả năng đối phó với hệ thống phòng thủ chống tên lửa của đối phương.
Mặc dù vậy “Anh người Tàu” này (DF-41) vẫn có thể bay tới lãnh thổ Mỹ trong vòng nửa giờ đồng hồ nếu qua Bắc Cực và hơn nửa giờ một chút ít nếu đường bay đi qua Thái Bình Dương.
Trong khu vực tiêu diệt của các tên lửa Trung Quốc này là tất cả các thành phố lớn của Mỹ – từ Washington (11.550 km) và New York (10.991 km), đến Los Angeles (10. 065 km) và San Francisco (9. 506 km). Các khoảng cách trên được tính từ Bắc Kinh tới (các thành phố Mỹ) theo đường chim bay, và nếu tính cự ly từ tỉnh Hắc Long Giang, nơi bố trí một trong những lữ đoàn ICBM của PLA đến các thành phố Mỹ nói trên thì sự khác biệt cũng không lớn, và thêm nữa, không có nhiều ý nghĩa đối với các tên lửa lớp này (ICBM).
Ngoài các tên lửa mới, tại lễ duyệt binh tại Bắc Kinh còn một phương tiện kỹ thuật quân sự mới khác đã được “giới thiệu”. Cụ thể, trong phần lễ “trên không” của cuộc duyệt binh, đã có sự tham gia củacác máy bay ném bom Xian H-6N- bản copy máy bay ném bom Tu-16 Liên Xô. Điểm khác biệt của Xian H-6N so với Tu-16 là nó được trang bị các động cơ tuabin phản lực D-30KP-2 mới do Nga sản xuất, buồng lái được hiện đại hóa, cửa hút gió được mở rộng hơn và có radar mới hơn.
Tải trọng tác chiến đấu của mẫu này (Xian H-6N) tăng lên tới 12.000 kg, nó có thể mang tới 6 tên lửa có cánh (hành trình) CJ-10A với tầm bắn 3.000 km (bản sao của tên lửa Kh-55 của Nga). Cả máy bay lẫn tên lửa có cánh nói trên đều được sản xuất tại các xí nghiệp Trung Quốc.
Còn một loại vũ khí nữa cũng có thể gọi là mới – đó là tên lửa có cánh chiến lược siêu âm CJ-100 “Changjian” có chức năng phá hủy các sở chỉ huy và đầu mối liên lạc ngầm . Bán kính tác chiến của kiểu tên lửa này được ước tính vào khoảng 2.000- 3.000 km.
Tên lửa CJ-100 tham gia Duyệt binh tại Bắc Kinh ngày 1/10/2019
Ngoài tất cả các loại vũ khí- khí tài khác cả cũ lẫn mới, tại cuộc duyệt binh vừa qua tại Bắc Kinh, PLA cũng đã cho “giới thiệu” các máy bay không người lái (UAV) tấn công mới nhất. Trong số đó có UAV “Gunji” CJ-11chế tạo theo công nghệ tàng hình. Ngoài các chức năng tấn công, UAV này còn có thể thực hiện các nhiệm vụ trinh sát và tiêu diệt các mục tiêu trên không.
Chỉ xin lưu ý một điểm là từ năm 1996 đến 2018, các khoản chi tiêu quốc phòng ở Trung Quốc đã tăng khoảng 900%, – vả khoản ngân sách lớn như vậy đã cho phép PLA tiến hành một số đợt hiện đại hóa sâu trong các lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia. Hiện nay, PLA là quân đội được coi là mạnh thứ ba trên thế giới.
Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (dịch)
Theo baodatviet
Học giả quốc tế nói gì về "Giấc mơ Trung Hoa"?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được mệnh danh là "Nhà chiến lược đằng sau các cải cách của Trung Quốc", "Kiến trúc sư hiện đại hóa cho kỷ nguyên mới".
Nhưng con đường thực hiện "Giấc mơ Trung Hoa" theo "Tư tưởng Tập Cận Bình" trong mắt các học giả quốc tế đang gặp những trở ngại nào?
Ông Yun Sun, Giám đốc Chương trình Đông Á tại Viện chính sách Stimson ở Washington cho rằng, trong khi nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình có quan điểm "giấu mình chờ thời" thì ông Tập Cận Bình đã gạt bỏ quan niệm "khiêm tốn" đó bởi ông tin rằng "thời đại của Trung Quốc đã tới".
"Ông Tập rõ ràng tự tin hơn và sẵn sàng hơn để thể hiện sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc không có khả năng sớm thay thế Mỹ trở thành cường quốc số 1 thế giới, nhưng các chính sách của họ sẽ thách thức trật tự quốc tế do phương Tây lãnh đạo", ông Ziqun Zhu, Giáo sư Khoa học chính trị tại Đại học Bucknell ở Pennsylvania nhận định.
Tuy nhiên, người vẽ ra "Giấc mơ Trung Hoa" cũng đang phải đối mặt với những trở ngại trong việc thực hiện các cam kết của mình để đạt được mục tiêu "Hai 100". Đó là mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành "xã hội tương đối tốt" vào năm 2020, nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản và mục tiêu trở thành một quốc gia phát triển hoàn chỉnh vào khoảng năm 2049, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Theo chuyên gia Yun Sun, các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã góp phần tạo nên làn sóng chống lại ông Tập và chính quyền Bắc Kinh.
Các nhà quan sát cho rằng, việc Trung Quốc khao khát bá chủ khu vực và có lẽ là toàn cầu, đang tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng. Bên cạnh đó, trong quá trình theo đuổi quyền lực và sự kiểm soát lớn hơn, Chủ tịch Trung Quốc dường như vô tình đặt mình vào một con đường đầy nguy hiểm trong lúc này.
Trong bài phát biểu ngày 3-9 tại Trường Đảng Trung ương, ông Tập Cận Bình đã nói về những thách thức to lớn đối với đất nước và Đảng Cộng sản Trung Quốc, kêu gọi các quan chức, đặc biệt là những người trẻ tuổi hơn, giữ vững tinh thần chiến đấu và tăng cường khả năng đấu tranh, phấn đấu để đạt được 2 mục tiêu trăm năm nói trên.
Đáng chú ý, trong bài phát biểu đó, ông Tập đã bất ngờ sử dụng từ "đấu tranh", thay vì "thử thách" hay "vượt chướng ngại vật" tới 56 lần. Theo David Bandurski - đồng tác giả bài phân tích thuộc The China Media Project, một chương trình nghiên cứu độc lập hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu Báo chí và Truyền thông của Đại học Hồng Kông, điều đó chỉ ra một cuộc đấu tranh nội bộ gay gắt đang diễn ra. Chủ tịch Trung Quốc phải lựa chọn cụm từ đó nhằm gửi đi thông điệp đến những người đang muốn chống lại ông hoặc cố gắng chống lại mục tiêu mà ông đặt ra.
Theo anninhthudo
Sách Trắng Trung Quốc: Không bao giờ tìm kiếm quyền bá chủ hay bành trướng lãnh thổ Sách Trắng Quốc phòng Trung Quốc công bố hôm 24/7 khẳng định Bắc Kinh không bao giờ tìm kiếm quyền bá chủ, bành trướng lãnh thổ hay phạm vi ảnh hưởng. Với tiêu đề "Quốc phòng Trung Quốc trong kỷ nguyên mới", tài liệu mới được Bắc Kinh ban hành ngày 24/7 gồm 6 phần: Tình hình an ninh Quốc tế, Chính sách...