Derby Merseyside: Từ thân thiện đến… thù địch
Derby Meryseyside có lẽ là trận derby máu lửa nhất nước Anh. Không phải ngẫu nhiên mà trong kỷ nguyên Premier League, đây là cặp đấu có nhiều thẻ đỏ nhất. Nhưng ít ai biết ngày trước, derby Merseyside được gọi là derby thân thiện, derby của tình bằng hữu…
Từ thân thiện…
Trong quá khứ, có khá nhiều lý do để gọi trận derby Meryseyside là trận derby thân thiện. Trước tiên, 2 CLB cùng nằm ở phía Bắc thành phố Liverpool và có trụ sở rất gần nhau (cách nhau khoảng 1 dặm). Chính xác thì Liverpool và Everton chỉ bị chia cắt bởi công viên Stanley (Stanley Park).
Trong suốt 3 thập kỷ từ năm 1902 đến 1932, Liverpool và Everton chia sẻ mọi thứ với nhau giống như 2 người anh em. Việc một người là fan của cả 2 đội là quá đỗi bình thường. Everton thực tế từng thi đấu tại chính Anfield, sân nhà của Liverpool ngày nay. The Toffees chỉ chuyển tới Goodison Park khi có những bất đồng về tài chính với những người chủ của Anfield.
Thế nhưng bắt đầu từ thập niên 1950 đến 1960, đã xuất hiện những vết rạn nứt trong tình cảm giữa Liverpool và Everton khi họ có những khác biệt về tôn giáo. Everton được người ta gọi là CLB Thiên chúa bởi hầu hết các CĐV cũng như cầu thủ của The Toffees đều theo đạo này. Trong khi đó, Liverpool được xem như CLB Tin lành, cũng bởi lý do tương tự.
Tất nhiên, những rạn nứt này chưa làm ảnh hưởng quá sâu sắc tới tình bằng hữu giữa Liverpool và Everton. Trong những màn giao tranh giữa 2 đội bóng vùng Merseyside này, người ta vẫn cảm nhận được sự thân thiện. Bởi dù đạo Tin lành và đạo Thiên chúa có nhiều bất đồng trong quan điểm, lối sống và niềm tin thì về cơ bản, 2 đạo này vẫn có chung một nguồn gốc.
… đến thù địch
Mặc dù vậy, tất cả đã thay đổi kể từ sau thảm họa Heysel trong trận chung kết Cúp C1 mà Juventus thắng Liverpool 1-0. Còn nhớ, 1 giờ đồng hồ trước khi màn thư hùng bắt đầu, CĐV Liverpool vượt qua hàng rào (ngăn giữa khu CĐV trung lập và khu CĐV Liverpool) rồi gây sự.
Các CĐV Juventus trong khu CĐV trung lập (do công tác quản lý sân kém nên khu CĐV trung lập lại có cả CĐV Juventus) bị buộc phải rút lui, tạo áp lực lên một bức tường. Bức tường này đã đổ lên đầu họ khiến 600 người bị thương, 39 thiệt mạng.
Video đang HOT
CĐV Liverpool và Everton
Hậu quả là những CLB Anh trong đó có Liverpool bị một lệnh cấm tham gia các giải đấu Cúp châu Âu vô thời hạn của UEFA. Lệnh cấm này được gỡ bỏ sau 5 năm, riêng Liverpool phải chịu thêm 3 năm (nhưng thực tế chỉ phải chịu thêm 1 năm).
Sau sự việc nói trên, quan hệ giữa CĐV Everton và Liverpool bắt đầu trở nên căng thẳng khi những người ủng hộ The Toffees cho rằng những NHM The Kop đã làm hại tới đội bóng thân yêu của họ. Việc không được dự đấu trường châu lục ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình tài chính của Everton. Ngoài ra, nửa xanh vùng Merseyside còn phải chịu nhiều hệ lụy khác.
Sự thù địch giữa Everton và Liverpool ngày càng lớn khi trong phần lớn thời gian thập niên 1980, 2 đội bóng này luôn cạnh tranh quyết liệt cho ngôi vô địch Anh. Mùa 1980/81, Aston Villa lên ngôi. Nhưng kể từ mùa 1981/82 đến 1987/88, Liverpool (5) và Everton (2) thay nhau đăng quang.
1989/90 là lần làm Vua xứ sương mù cuối cùng của Liverpool. Kể từ sau mùa đó, cả Liverpool lẫn Everton đều không thêm lần nào thống trị làng túc cầu Anh nữa mà dần nhường chỗ cho Leeds, M.U, Arsenal, Blackburn hay sau này là Chelsea và Man City.
Mối hận không nguôi ngoai
Tuy nhiên, dường như thù hận đã ngấm sâu vào máu của các CĐV Liverpool cũng như Everton. Thế nên kể từ thập niên 1980 trở về hiện tại, trận derby Merseyside không còn được gọi là trận derby thân thiện, derby của tình bằng hữu nữa. Thay vào đó, nó trở thành một trong những trận derby máu lửa nhất nước Anh. Không phải ngẫu nhiên mà tính trong kỷ nguyên Premier League, đây là cặp đấu có nhiều thẻ đỏ nhất.
Ở trên sân, các cầu thủ thực hiện những pha vào bóng ác ý, ăn thua và thậm chí đánh nhau đã đành. Ở ngoài sân, các evertonian và liverpudlian cũng luôn nhìn nhau với ánh mắt hình viên đạn. Không còn cảnh họ vui vẻ ngồi uống rượu, bia trong quán bar và cùng cổ vũ cho CLB của mình như trước đây.
Nếu có một nhóm CĐV Liverpool và Everton cùng tới một quán bar xem trận derby vùng Merseyside là y như rằng sau tiếng còi mãn cuộc hoặc thậm chí ngay trước khi màn so tài kết thúc, cảnh sát Liverpool đã phải xuất hiện để dẹp loạn. Lực lượng an ninh và cảnh sát cũng điều động nhiều hơn thường lệ tới Goodison Park và Anfield nhằm đảm bảo cầu thủ và CĐV 2 đội không tự biến mình thành những tên hooligan khát máu.
Derby Merseyside có lẽ sẽ không bao giờ có thể là trận derby thân thiện được nữa. Nhưng ở một khía cạnh nào đó, điều đấy tốt cho những NHM bóng đá. Bởi họ luôn được chứng kiến một trận cầu tràn đầy nhiệt huyết và hấp dẫn giữa Liverpool và Everton, mỗi khi 2 CLB chạm mặt ở cả Premier League lẫn các giải đấu Cúp.
Một màn “huyết chiến” căng thẳng, kịch tính đương nhiên sẽ đáng xem hơn là một cuộc đấu của những người bạn thân thiết, như thể một trận giao hữu vô thưởng vô phạt.
24 giờ nữa, sẽ là một màn thư hùng như thế…
- Nếu thảm họa Heysel khiến CĐV Liverpool và Everton xa nhau hơn thì một thảm họa khác cũng liên quan tới Liverpool, thảm họa Hillsborough, lại khiến CĐV của 2 đội xích lại gần nhau.
Trận đấu giữa Liverpool và Nottingham đã bị ngưng lại chỉ 6 phút sau khi bắt đầu hiệp 1 do góc khán đài ở phía đường Leppings bị sập khiến 766 người bị thương, 96 người thiệt mạng.
Rất đông CĐV Everton đã bày tỏ lòng thương tiếc tới những nạn nhân xấu số ấy bằng việc đeo khăn quàng cổ của Liverpool có thêu con số 96 để đến Stanley Park (nằm giữa sân Anfield và Goodison Park) với mục đích tưởng niệm.
Theo VNE
Vợ Gerrard bị ném đá vì khoe ngực khủng
Cuối tuần qua, Liverpool có chiến thắng 4-1 trước Norwich. Tuy nhiên, WAGs quan trọng nhất của Liverpool là Alex Curran, bà xã của thủ quân Steven Gerrard không có mặt trên khán đài. Thay vì đi cổ vũ chồng thi đấu thì Curran lại bận đi dự lễ trao giải Juice FM Awards. Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu ngày hôm đó vợ của Gerrard ăn mặc bình thường.
Bộ trang phục táo bạo của Alex Gerrard
Thời tiết ở Anh lúc này cũng hơi chớm lạnh nhưng Curran lại không chịu mặc bộ đồ nào cho ấm áp. Nàng WAGs này muốn chứng tỏ mình là người có sức khỏe chống chọi tốt với thời tiết nên mặc một chiếu áo hay đúng hơn là chiếc lưới rất mỏng, mắt lưới lại to. Chiếc áo lưới mỏng manh dường nhưng không đủ để che những ánh mắt xăm xoi nhìn xuyên thấu vào trong. Thật ra, không cần phải chăm chú lắm thì cũng biết được bên trong làn da của Curran màu gì, khuôn ngực thế nào. Của đáng tội, nếu vợ Gerrard chịu khó mặc áo ngực thì cũng đỡ, đằng này thì nàng ta lại chẳng thèm mặc gì bên trong.
Buổi hôm đó, có nhiều người đẹp tham gia và còn có cả sự hiện diện của một số nàng WAGs nổi tiếng như Sheree Murphy, vợ của tiền vệ Harry Kewell hay Jennifer Metcalfe, bạn gái cũ của tiền vệ Jermain Pennant. Thế nhưng, ai cũng ăn mặc kín đáo giữ mình chứ không khoe của như đội trưởng dàn WAGs Liverpool.
Bà xã của Gerrard lại trở thành mục tiêu ném đá của CĐV Everton
Nếu bà xã Gerrard là người vụng về trong cách ăn mặc hay thiếu gu thẩm mỹ thì không nói. Đằng này, Curran lại là người rất am hiểu về lĩnh vực thời trang. Nàng WAGs này từng đứng tên trong cột bình luận thời trang của tạp chí Closer nên thừa biết ăn mặc như thế nào cho đứng đắn. Ấy vậy mà chỉ vì một chút ham khoe của nên Curran đã trở thành người ăn mặc phản cảm nhất lễ trao giải Juice FM Awards.
Các fan của Everton có vẻ rất khoái khi ném đá vào vợ Gerrard. Họ đưa lên mạng xã hội những lời bình luận rất khả ố về vợ Gerrard. Họ khuyên Gerrard nhớ trích quỹ lương một ít để mua áo ngực cho vợ mặc kẻo cảm lạnh thì khổ.
Theo VNE
Mamadou Sakho: Tìm ngã rẽ cho đường thẳng Những giọt nước mắt chảy dài trên má Mamadou Sakho khi anh nói lời chia tay với PSG. CĐV Liverpool dù muốn hay không cũng phải chấp nhận sự thật rằng Sakho đến với Anfield hoàn toàn miễn cưỡng. Sakho không bao giờ có ý định và muốn rời khỏi PSG - đội bóng quê hương, nơi mà anh mơ ước được gắn...