Đẹp ngỡ ngàng tranh từ đinh, chỉ của người đàn ông bán gạo
Những ngày dịch Covid-19 bùng phát, chợ vắng khách cũng là lúc mà anh Phan Bá Thành (34 tuổi, ngụ TP.HCM) có thời gian nhiều hơn với đam mê làm tranh từ đinh và chỉ của mình.
Tại gian hàng bán gạo của mình ở chợ, anh Thành đã cho ra đời nhiều tác phẩm tranh đinh chỉ độc đáo – HOA NỮ
Những bức tranh làm từ đinh và chỉ vô cùng độc đáo đã lần lượt được ra đời trong không gian chật hẹp mà anh Thành tận dụng tại gian hàng tạp hóa của mình ở chợ Nguyễn Văn Trỗi (Q.3, TP.HCM) để thỏa mãn đam mê với tranh đinh chỉ.
Tranh thủ những giờ vắng khách tại chợ, anh Thành lại bắt tay làm tranh đinh chỉ để thỏa mãn đam mê – HOA NỮ
Từng theo học hệ tại chức ngành công nghệ thông tin tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, nhưng vì gánh nặng mưu sinh nên sau 2 năm theo học anh Thành đã nghỉ ngang để về phụ mẹ bán gạo tại chợ.
“Lúc đó mình vừa đi học vừa đi làm đủ việc, thấy không đủ sức để theo học nữa nên mình quyết định nghỉ và về chợ bán hàng với mẹ”, anh Thành tâm sự.
Những tác phẩm tranh đinh chỉ độc đáo của người đàn ông bán gạo
Nhưng đam mê làm đồ handmade cứ thúc giục anh, nên khi vắng khách là anh Thành lên mạng, mày mò xem những mô hình làm handmade và học theo.
Khi nhìn thấy loại hình làm tranh từ đinh và chỉ ở nước ngoài, anh đã vô cùng thích thú và bắt đầu tự mò mẫm làm theo. Nhìn thì dễ nhưng để làm được là cả một quá trình anh phải nghiên cứu công thức, và bây giờ anh đã có bí quyết của riêng mình.
Video đang HOT
Những đường chỉ ấn tượng và vô cùng tỉ mỉ
Nhìn đôi bàn tay đan chỉ trên đinh một cách thuần thục của anh thì ít ai ngờ anh là chàng trai bán gạo ở chợ. Đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều bức tranh làm từ đinh và chỉ của anh “chào đời”. Thế nhưng anh chỉ làm vì đam mê và tất cả những tranh anh làm được từ trước đến giờ điều để tặng và biếu là chủ yếu.
Lúc có khách thì anh quay lại với công việc chính là bán gạo – HOA NỮ
Theo anh Thành, để làm được một bức tranh đinh chỉ thì bước đầu tiên là chọn những miếng gỗ và sau đó là chọn đinh, thường anh sẽ ưu tiên chọn những loại đinh nhỏ. Tiếp đến là tiến hành sơn đinh theo màu mà mình mong muốn, sau đó sẽ vẽ bản thảo và canh, đo cũng như là tính số đinh và khoảng cách giữa các cây đinh cho thật chuẩn xác
. Đây cũng là bước tốn nhiều thời gian nhất và cũng là bước mà theo anh Thành là khó khăn nhất trong các công đoạn làm tranh từ đinh và chỉ. Có những bức tranh anh làm đến hơn 1.000 cây đinh, nhưng cũng phải ngồi canh chỉnh và đóng từng cây đinh một.
Trau chuốt tác phẩm của mình – HOA NỮ
“Canh đinh phải đều khoảng cách và khi đóng cũng làm sao cho đều tay để tất cả đinh trên mặt miếng gỗ phải đều nhau, có như thế thì tranh mới đẹp và cân đối được”, anh Thành cho biết.
Canh khoảng cách và đóng đinh đã vất vả, công đoạn căng chỉ trên đinh cũng cần sự tỉ mỉ rất cao, nhiều khi lỡ tay một tý là chỉ bung ra hết và phải ngồi làm lại từ đầu. Nhưng khi hỏi thì anh bảo: “Tại vì mình thích sự tỉ mỉ nên mình rất thích thể loại tranh này và làm thấy được thư giãn chứ không hề căng thẳng hay áp lực gì cả”.
Ngoài làm tranh từ đinh và chỉ thì trước đây anh còn mày mò làm bonsai từ dây đồng. Nhưng sau thời gian, anh thấy mình hợp với tranh đinh chỉ hơn nên anh đã tạm dừng làm bonsai. Những dây đồng còn thừa từ việc làm bonsai trước đây anh Thành lại tận dụng làm thành những bức tranh độc đáo từ đinh và dây đồng.
Tranh làm từ đinh và dây đồng của anh Thành – HOA NỮ
“Làm từ chỉ thì dễ hơn là dây đồng, vì dây đồng cứng nên rất khó để làm được theo ý mình muốn. Hơn nữa, chỉ thì có nhiều màu để lựa chọn và vì thế mà bức tranh của mình cũng phong phú hơn”, anh Thành chia sẻ.
Những tác phẩm bonsai từ dây đồng mà anh đã từng làm – HOA NỮ
Khi được hỏi là anh có muốn làm tranh từ đinh và chỉ để bán kiếm thêm thu nhập, thì anh hài hước nói: “Cũng muốn bán tranh kiếm tiền chứ, nhưng chưa có đầu ra (cười). Mà nói gì nói, chứ nếu ngày nào mà làm được nhiều tranh thì xác định hôm đó ế khách, còn ngày nào không làm được bức tranh nào thì đồng nghĩa với việc hôm đó bán gạo đắt”.
Hoa Nữ
Cập nhật: Các trường đại học cho sinh viên nghỉ kéo dài đến tháng 4
Nhằm tránh Covid-19, nhiều trường đại học tiếp tục quyết định cho sinh viên nghỉ đến cuối tháng 3.
Ảnh minh họa
Sáng 13/3, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thông báo tiếp tục tạm hoãn tổ chức học tập trung cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh từ ngày 16/3/2020 đến hết ngày 22/3/2020.
Tương tự, ĐH Ngoại thương thông tin, sinh viên, học viên các loại hình/bậc đào tạo tại cả 3 cơ sở (Trụ sở chính Hà Nội, Cơ sở II - Tp Hồ Chí Minh, Cơ sở Quảng Ninh) tiếp tục học không tập trung trong tuần 16-21/03/2020. Trường hợp đặc biệt phải tổ chức học tập trung, các đơn vị phải xin ý kiến Trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của trường trước khi triển khai.
Trong thời gian không tập trung tại trường, các lớp học sẽ tiếp tục tổ chức học tập trực tuyến trên Hệ thống LMS của trường và/hoặc bằng các công cụ giảng dạy trực tuyến thông dụng hiện nay, thực hiện theo Hướng dẫn tại Thông báo số 10/TB-QLĐT ngày 14/02/2020 của Phòng QLĐT Hướng dẫn về việc hỗ trợ trực tuyến cho sinh viên chính quy bậc đại học từ ngày 17/02/2020. Giảng viên giảng dạy các lớp tín chỉ chủ động lên kế hoạch giảng dạy trực tuyến theo thời khóa biểu, thông báo cho sinh viên của mình tham gia học tập đầy đủ, đảm bảo tiến độ và chất lượng.
Trường hợp đặc biệt, có lý do hợp lý, giảng viên không thể tổ chức học trực tuyến, giảng viên thông báo cho Phòng QLĐT qua đường link https://bit.ly/dangky_hocbu, nhà trường sẽ sắp xếp lịch dạy bù.
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 Đại học Đà Nẵng vừa có công văn số 870/ĐHĐN-VP yêu cầu các đơn vị thành viên, đơn vị thuộc và trực thuộc tăng cường phòng chống dịch bệnh Covid-19 đồng thời thông báo cho sinh viên/học viên tiếp tục kéo dài thời gian nghỉ đến hết ngày 29/3.
Đối với sinh viên, học viên quốc tế, tình nguyện viên quốc tế tạm thời chưa quay lại Việt Nam cho đến khi có thông báo của Nhà trường. Tạm dừng việc đón, tiếp các đoàn khách quốc tế từ vùng có dịch và không cử cán bộ viên chức, sinh viên đến vùng có dịch công tác, học tập, nghiên cứu, giao lưu...
Trường ĐH Thái Nguyên cũng vừa có thông báo tiếp tục tạm hoãn tổ chức học tập trung cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh từ ngày 16/3/2020 đến hết ngày 22/3/2020. Trong thời gian này, sinh viên học theo hình thức từ xa.
Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM thông báo dời lịch học đến hết ngày 29/3/2020.
Nhà trường cho hay, trước đó, theo kế hoạch học viên, sinh viên trường sẽ bắt đầu học kỳ 2 năm học 2019 - 2020 từ ngày 16/3/2020. Tuy nhiên, ngay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức tuyên bố dịch bệnh Covid-19 là đại dịch toàn cầu thì nhà trường nhận thấy vấn đề sức khỏe được đặt lên hàng đầu.
Trường ĐH Sư phạm TPHCM đã có thông báo về việc tiếp tục lùi thời gian học do dịch bệnh Covid-19.
Thông báo cũng ghi rõ, trong thời gian chưa đi học, đề nghị sinh viên và học viên cập nhật thường xuyên các thông báo của trường và thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Tiếp tục cập nhật.
ĐỖ HỢP (tienphong.com)
Ứng phó với Covid-19, nhiều trường ĐH cho sinh viên nghỉ học đến tháng 4 Chiều 12/3, hai trường đại học phía Nam thông báo lùi thời gian học do tránh Covid-19 sang đến hết ngày 5/4. Đồng thời, có thêm 5 trường ĐH khác tại TPHCM quyết định cho SV nghỉ đến cuối tháng 3. Hai trường tiên phong nghỉ học sang tháng 4 Chiều ngày 12/3, Trường ĐH Sư phạm TPHCM đã có thông báo về...