Đẹp ngỡ ngàng cánh đồng muối Bạch Long
Xã Bạch Long thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định là một trong những cánh đồng muối lớn, đẹp nhất khu vực miền Bắc với khoảng 1.000 hộ làm nghề muối.
Mùa làm muối của những diêm dân ở Bạch Long bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào tháng 8 hàng năm, khi mùa mưa đến. Để làm được muối những diêm dân phải bắt đầu công việc từ sáng sớm tinh mơ, khi những tia nắng đầu tiên còn chưa bắt đầu. Công việc này nếu ai đã một lần trải nghiệm mới thấu hiểu được hết khó khăn, vất vả mà người dân phải trải qua để tạo nên những hạt muối trắng, tinh khiết.
Từng đoàn người đầu đội nón lá trắng, trên vai mang quang gánh, đôi tay xách bồ cào rộn ràng đi về phía biển
Công đoạn đầu tiên là làm đất, người dân phải tạo thành nhiều ô đất vuông vức to bằng manh chiếu, sao cho đất mịn trên bề mặt. Sau đó ngâm cát cùng nước biển và đem cát san đều, phơi trên ruộng đất, lấy nước biển tưới lên sân phơi. Khi cát khô, trên bề mặt từng hạt cát sẽ kết tinh từng hạt muối nhỏ.
Nơi đây, những cánh đồng muối được chia thành từng ô, từng hàng, chạy dài thẳng tắp
Giữa trưa nắng, độ 12h đến 1h là khoảng thời gian người dân sử dụng công cụ đo độ mặn nước biển để xác định nồng độ muối. Trời càng nắng, muối càng mau tạo hình, cái nắng bỏng rát da thịt là ưu ái của thượng đế để vụ mùa được bội thu, để những hạt muối thêm trắng trong, tinh khiết. Muối bắt đầu kết tinh vào khoảng 14h hằng ngày, diêm dân lại hối hả bắt tay vào công đoạn thu hoạch muối. Từng ụ muối được gom lại, trắng tinh được phản chiếu dưới cái nắng của mặt trời càng thêm lấp lánh như những hạt ngọc trời ban.
Không quản ngại trời nắng gắt, trên từng thửa ruộng trồng muối, những chiếc lưng oằn lên, phơi mình trong cái nắng om da để chờ đợi thành quả lao động của mình
Video đang HOT
Trên khúc sông tấp nập là hình ảnh những con thuyền nặng trĩu chở muối về kho. Diêm dân cứ mải miết cho công việc ấy cho đến lúc hoàng hôn, khi cuối chân trời xa tít tắp, ông mặt trời đang dần dần lui về sau những hàng phi lao, hình ảnh người nông dân trên ruộng muối vẫn tất tả những công việc cuối ngày…
Công việc chở muối lên thuyền luôn được những người đàn ông có sức khỏe thực hiện
Những người cõng nắng
Có lẽ, không có nghề nào dãi dầu mưa nắng như nghề làm muối. Hạt muối trắng mặn mòi là kết tinh hương vị của biển cả và những giọt mồ hôi của các diêm dân rỏ xuống cánh đồng. Đời diêm dân bao đời nay vẫn oằn mình “cõng nắng”, cõng cả những mằn mòi của cuộc sống trên vai.
Như bất cứ một nghề lao động tay chân nào, làm muối là nghề nặng nhọc. Nếu cả đời làm muối, nghĩa là cả đời diêm dân gắn với cái cào và đôi quang gánh. Bảo hộ lao động cho diêm dân đều là những vật dụng đơn giản, quen thuộc như đôi găng tay, ủng, khăn bông và chiếc nón. Phụ nữ còn “chăm” mang chúng để tránh cái nắng chói gắt khiến mắt nheo lại, còn đàn ông thì chỉ đầu trần chân đất. Nắng càng to, diêm dân càng cặm cụi làm việc trên cánh đồng muối. Những ngày nắng tới 39 độ C, cánh đồng muối bốc hơi nghi ngút, hơi mặn của muối, cái nóng như rang áp vào đôi bàn chân, phả vào mặt mũi thì diêm dân vẫn bì bõm, dầm gót chân trần dưới ruộng để cào muối.
Những diêm dân Bạch Long luôn làm việc dưới cái nắng gay gắt miền biển
Ông Nguyễn Mạnh Huy và bà Phạm Thị Mơ là một trong những người làm muối lâu năm nhất ở Bạch Long. Hơn 50 năm làm muối, ông bà đã trải qua biết bao nhiêu mùa nắng khác nhau. Nhà ông bà có khoảng 3 sào ruộng làm muối và mỗi tháng thu nhập vào khoảng 1,5 triệu đồng từ việc làm muối. Mùa hè oi ả, nắng chiều chẳng dịu đi là bao, bóng nắng của diêm dân in trên từng ruộng muối trắng. Quan sát đồng muối, du khách sẽ thấy hầu hết những diêm dân nơi đây là nữ giới hoặc người lớn tuổi bởi thanh niên trai tráng đều đã lên thành phố kiếm việc làm.
Mặc dù công việc vất vả nhưng những diêm dân đều yêu nắng, bởi đơn giản có nắng mới có muối và có muối mới có tiền
Những bóng nắng in dài trên ruộng cát, bằng sự chăm chỉ và cần mẫn của mình, những con người “cõng nắng” nơi đây đang từng ngày chắc lọc sự tinh túy của biển. Còn gì đẹp hơn khi được ngắm nhìn những cánh đồng muối tít tắp, cứ thế trải dài tưởng chừng như vô tận dưới cái nắng chiều, với hình ảnh người làm muối đổ bóng in lên. Ở mỗi khoảng thời gian khác nhau trong ngày, bạn có thể cảm nhận được vẻ đẹp của cánh đồng muối ở những góc độ khác nhau, vừa bình yên, vừa mộc mạc lại có gì đó nao nao lòng người. Nếu đã một lần đến cánh đồng muối Bạch Long, chắc chắn bạn sẽ chẳng thể nào quên!
Theo cartimes.vn
Lạ mà hay: Trộn tỏi cho ba ba ăn, 23 năm nay chưa bao giờ lỗ
Nhờ trộn thêm tỏi vào thức ăn cho ba ba mà nhiều hộ gia đình ở xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy (Nam Định) có thu nhập ổn định lên đến gần 10 triệu đồng/tháng, cuộc sống trở nên khấm khá hơn trước rất nhiều. Cách nuôi ba ba bằng cách cho ăn thêm tỏi là cách làm lạ mà hay của nông dân xã Giao Lạc.
Gia đình ông Đinh Văn Quyền (54 tuổi, trú ở xóm 4, xã Giao Lạc) là một trong những hộ gia đình có thâm niên trong phát triển mô hình nuôi ba ba thịt thương phẩm tại địa phương.
"Trước khi đến với con ba ba, tôi đã từng làm nhiều nghề, nuôi nhiều con nhưng cuộc sống vẫn không khấm khá là mấy. Trồng cây gì, nuôi con gì đều trước còn lãi chút, sau thì lỗ. Được bạn bè giới thiệu, tôi biết đến con ba ba. Qua tìm hiểu tập tính của ba ba, tôi nhận thấy ba ba là loại dễ nuôi và phù hợp với phát triển kinh tế của gia đình nên ông quyết đinh đầu tư nuôi con đặc sản này...", ông Đinh Văn Quyền thổ lộ với PV báo điện tử DANVIET.VN.
Nhờ nuôi ba ba mà gia đình ông Đinh văn Quyền có thu nhập ổn định, cuộc sống trở nên khá giả hơn.
Vừa dẫn phóng viên báo điện tử DANVIET.VN đi thăm quan mô hình, ông Quyền kể, gia đình ông bắt đầu nuôi con ba ba từ những năm 1996 và gắn bó với nó đến tận ngày hôm nay vì hiệu quả kinh tế nó mang lại là không hề nhỏ.
Chỉ với hơn 700m2 mặt ao nhưng mỗi năm, gia đình ông xuất bán được từ 600-700kg ba ba thương phẩm với giá bán luôn ổn định ở mức trên dưới 250 ngàn/kg và hơn 3.000 con ba ba giống với giá dao động từ 7.000 - 10.000/con. Sau khi trừ hết chi phí, gia đình ông Quyền bỏ túi hơn 100 triệu đồng từ nghề nuôi ba ba.
Chia sẻ về bí quyết nuôi ba ba nhanh lớn, ông Quyền cho biết, ba ba là một loại vật khá dễ nuôi tuy nhiên trong quá trình nuôi cũng không thể tránh khỏi bệnh tật. Để tăng cường sức đề kháng cho đàn ba ba, ông thường xuyên giã nhuyễn tỏi sau đó trộn vào thức ăn và cho ba ba ăn hàng ngày.
Lý giải về cách làm đặc biệt này, ông Quyền cho phóng viên báo điện tử DANVIET.VN biết, tỏi là loại thảo dược rất tốt, chứa kháng sinh, vì vậy ngoài nâng cao sức đề kháng, tỏi còn giúp ếch chống chọi được các loại bệnh nhất là bệnh đường tiêu hóa. Dùng tỏi trộn vào thức ăn cho ếch không những đàn ếch luôn khỏe mạnh, mà thịt săn chắc và thơm ngon.
Ngoài bán ba ba thương phẩm, mỗi năm ông Quyền còn xuất bán hơn 3.000 con ba ba giống, đem về khoản thu không hề nhỏ.
"Do có diện tích ao hồ nhỏ nên tôi chỉ nuôi được số lượng ba ba vừa phải nên nuôi nó cũng khá nhàn và có thể làm được các công việc khác. Tuy nuôi chơi chơi vậy mà nếu tính toán ra thì mỗi tháng tôi cũng kiếm được gần 1o triệu, cũng chẳng thua kém bất cứ nghề gì ở khác ở quê", ông Quyền vui vẻ nói.
Cũng giống như hộ nhà ông Quyền, nhờ trộn thêm tỏi vào thức ăn cho ba ba mà đàn ba ba của gia đình ông Trần Văn Cương (ở xóm 4, xã Giao Lạc) lớn nhanh và ít bị bệnh tật. Nhờ bí quyết này mà tháng nào gia đình ông cũng đều đặn bỏ túi mỗi tháng gần 10 triệu đồng.
"Giá thành mua tỏi này cũng không cao so với các loại thuốc kháng sinh khác là mấy nhưng đổi lại cho hiệu quả hơn hẳn, đàn ba ba luôn khoẻ mạnh và lớn hơn hẳn. Sau 3 năm nuôi có những con ếch đạt trọng lượng tới gần 3kg/con" ông Cương chia sẻ về kinh nghiệm nuôi ba ba, kỹ thuật nuôi ba ba. Đây là một trong những cách nuôi ba ba lạ mà hay.
Chia sẻ về bí quyết làm thức ăn của ba ba, ông Cương cho hay, thức ăn chính của ba ba là hỗn hợp cám ngô và cá tạp được xoay nhuyễn, theo tỷ lệ 10 kg cá với 0,5kg cám ngô . Ngoài ra, còn đập dập tỏi rồi trộn thêm với nước, sau đó trộn đều vào hỗn hợp trên, cứ một tháng làm khoảng 3-4 lần như vậy thì đàn ba luôn khỏe mạnh và phàm ăn.
Ông Trần Văn Cương đang xuống ao bắt ba ba cho khách hàng, thị trường tiêu thụ chủ yếu: Hà Nội, Bắc Giang và các tỉnh lân cận...
Khi nuôi ba ba, ông Cương thường nuôi gối vụ, khoảng 3-4 đợt/năm để dễ chăm sóc và thường xuyên có ba ba xuất bán. Khi mùa đông đến cũng là lúc trọng lượng ba ba đạt trung bình mỗi con 1,3kg là gia đình ông bắt đầu thu hoạch, mỗi lần thu hoạch được 5-6 tạ ba ba thịt với giá bán bình quân đạt 250 nghìn đồng/kg đem lại thu nhập cho gia đình ông hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Thị trường tiêu thụ chủ yếu: Hà Nội, Bắc Giang và các tỉnh lân cận...
Ông Trần Văn Cương cũng khẳng định, so với chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi ba ba thương phẩm có hiệu quả kinh tế cao hơn, không phải suy nghĩ nhiều. Thức ăn của chúng cũng khá dễ kiếm và rẻ tiền.
Ba ba nuôi khoảng 3 năm là xuất bán được, trọng lượng trung bình đạt 1,5kg/con.
Giống ba ba mà hộ nhà ông Cương đang nuôi là giống ba ba Thái Lan, đây là giống ba ba có nhiều ưu điểm nổi trội so với ba ba ta như lớn nhanh, ít bị bệnh tật, dễ nuôi.... Nuôi khoảng 3 năm là xuất bán được, trọng lượng trung bình đạt 1,5kg/con.
Lý giải về chọn nuôi loại ba ba này, ông Cương cho hay, trên thị trường hiện nay có rất nhiều giống ba ba khác nhau về đều có những ưu điểm nhất định. Trong đó phải kể đến giống ba ba gia, đây là giống ba ba cực dễ nuôi và trọng lượng cực kì khủng. Chính vì trọng lượng hàng vài chục kg/con như thế sẽ rất kén khách ăn nên rất khó bán, tuy giống ba ba nhà tôi có trọng lượng nhỏ nhưng đổi lại phù hợp đại đa số khách hàng, việc bán là rất đơn giản.
Theo Danviet
Buôn bán pháo nổ: Trên đình chỉ, dưới bảo không oan Theo quyết định giám đốc thẩm, thời điểm hai ông buôn bán pháo nổ (ngày 19-11-2015) thì không phải chịu trách nhiệm hình sự, chỉ bị xử phạt hành chính. Phản ánh đến Pháp Luật TP.HCM, ông Vũ Văn Điện (51 tuổi, trú huyện Giao Thủy, Nam Định) và Đinh Trọng Khang (55 tuổi, trú huyện Hải Hậu, Nam Định) cho biết đang...