Đẹp nao lòng xứ Huế “trở mình” mùa bàng thay lá
Những ngày giữa tháng 2, khi giá rét của ngày Đông đã nhường chỗ cho tiết trời ấm áp, cây bàng ở xứ Huế lại khẽ khoác lên mình tấm áo mới. Những chiếc lá bàng cuối cùng dần nhường chỗ cho chồi non hé nụ trên những nhành cây “mình hạc xương mai” khiến Huế thêm phần thơ mộng khiến bao du khách phải nao lòng.
Khi sắc trời bước vào tháng 2, Huế khiến nhiều người bâng khuâng kỳ lạ. Những tán bàng trên những con phố không hẹn mà lần lượt rủ nhau thay lá để khoác lên mình một tấm áo mới.
Giữa tiết trời ấm áp của ngày đầu năm, những tán bàng lá xanh, lá đỏ khẽ đong đưa trước gió càng điểm tô thêm cho sắc Xuân xứ Huế.
Và khi những chiếc lá bàng cuối cùng dần rơi xuống nhường chỗ cho chồi non hé nụ, những cành bàng khẳng khiu vươn mình trong nắng lại khiến Huế “trở mình” đẹp lạ lùng theo một cách khác với thường ngày.
Dạo bước trên những con đường hay góc công viên nào đó ở Huế dưới tán bàng rụng lá vào những ngày này khiến nhiều người có cảm giác vừa lạ mà lại vừa quen…
Sau rung la, nhưng nhanh cây “minh hac xương mai”, trơ troi bên bơ sông giưa anh năng mong, nho hanh hao.
Đi thuyền trên sông Hương ngắm những hàng cây thay lá là một trải nghiệm thú vị cho nhiều du khách khi đến Huế vào dịp này.
Những tán bàng bên những công trình kiến trúc xưa khiến cho Huế thêm phần cổ kính và gần gũi.
Video đang HOT
Khi chiều tà, dạo bước bên dòng sông Hương, xứ Huế thêm phần đẹp thơ mộng dưới tán bàng non trong ánh nắng hoàng hôn.
Vẻ đẹp nao lòng của xứ Huế mùa bàng thay lá khiến bao người ngẩn ngơ. Nhiều du khách đã không quên ghi lại những khoảnh khắc, hình ảnh đẹp khi có dịp dừng chân tại Cố đô những ngày này.
Theo toquoc.vn
Khám phá thú vị về Viện Cơ Mật của triều đình nhà Nguyễn
Không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo, Viện Cơ Mật còn là một địa điểm ghi dấu nhiều biến cố lịch sử lớn của xứ Huế.
Nằm ở số 23 Tống Duy Tân, góc Đông Nam trong Kinh thành Huế, Viện Cơ Mật (còn gọi là Tam Tòa) là một công trình kiến trúc đặc sắc của Cố đô Huế.
Viện Cơ Mật vốn đươc lập từ thời Minh Mạng, là cơ quan đặc trách để tham khảo về những vấn đề trọng mật, nhất là về mặt quân sự, lúc đầu đặt ở nhà Tả Vu trong Hoàng thành. Năm 1899, Viện chuyển về chùa Giác Hoàng (vị trí hiện tại), đến năm 1903 việc xây dựng hoàn tất.
Cổng chính của Viện Cơ Mật được xây theo kiểu tam quan, là sự kết hợp độc đáo giữa phong cách kiến trúc phương Đông và phương Tây.
Sau cổng là bức bình phong xây kiểu kiểu cuốn thư, trang trí tứ linh, chữ thọ và các biểu tượng truyền thống vô cùng tỉ mỉ, công phu, màu sắc lộng lẫy. Công trình này từng bị phá hủy, được phục dựng vào năm 2010.
Sau bình phong là một mảnh vườn kéo dài đến tòa nhà Viện Cơ Mật.
Chiếc vạc đồng có từ thời nhà Nguyễn đặt ở đầu vườn, phía sau bình phong.
Chính giữa vườn có một cột cờ.
Tòa nhà Viện Cơ Mật có hai tầng, mang phong cách kiến trúc Đông - Tây kết hợp kiểu thuộc địa. So với kiến trúc nguyên bản, công trình hiện tại đã được xây thêm hai khối nhà ở hai bên cùng một số sửa đổi khác.
Tòa nhà này là nơi hội họp mỗi tuần hai lần của Hội đồng Thượng thư Nam triều dưới sự chủ tọa của viên Khâm sứ Pháp để thảo luận về "những vấn đề chung".
Hai bên Viện Cơ Mật có hai tòa chạy dọc theo khu vườn ở giữa, tạo nên kiểu bố trí mặt bằng hình chữ U. Dãy bên phải là văn phòng của các ông Hội lý người Pháp, dãy bên trái là Bảo tàng Kinh tế.
Do sự hiện diện của ba tòa nhà nên dân gian gọi toàn bộ khu vực Viện Cơ Mật là Tam Tòa.
Trước khi Tam Tòa được xây dựng, khu đất này đã trải qua rất nhiều biến cố lịch sử lớn của xứ Huế.
Năm 1738, chúa Nguyễn Phúc Khoát đã chọn nơi này để xây dựng Thủ phủ Phú Xuân. Sau khi xây dựng xong thì đổi tên là Chính Dinh, và đến năm 1754 thì gọi là Đô Thành Phú Xuân - là trung tâm văn hóa chính trị xứ Đàng Trong của các Chúa Nguyễn cho đến năm 1775.
Sau đó Đô thành Phú Xuân bị quân Trịnh chiếm đóng (1775-1786), rồi trở thành kinh đô của triều đại Tây Sơn (1786-1801).
Sau khi vua Gia Long lên ngôi năm 1802, Đô thành Phú Xuân bị triệt giải và khu vực Tam Tòa hiện nay được dùng để xây chỗ ở cho Hoàng tử Đảm (vua Minh Mạng sau này).
Năm 1816, khi hoàng tử Đảm được phong Hoàng thái tử và chuyển về phía Đông Kinh thành, nơi đây trở thành nơi ở của Hoàng tử Nguyễn Phúc Chẩn (em vua Minh Mạng), và về sau trở thành nơi ở của Nguyễn Phúc Thiện Khuê - con trai trưởng của Nguyễn Phúc Chẩn.
Năm Minh Mạng thứ 20 (1839), khu đất này được lấy lại để xây chùa Giác Hoàng - ngôi chùa được vua Thiệu Trị xếp vào một trong 20 thắng cảnh của xứ Huế thời bấy giờ.
Đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, sau khi Việt Nam hoàn toàn trở thành thuộc địa Pháp, toàn bộ kiến trúc của chùa Giác Hoàng bị người Pháp phá hủy để xây dựng Viện Cơ Mật. Khi triều Nguyễn kết thúc năm 1945, Viện Cơ Mật cũng ngừng hoạt động.
Từ 1955 đến 1975, Viện Cơ Mật được dùng làm nơi xét xử các vụ án từ sơ thẩm đến thượng thẩm, hai dãy nhà hai bên trở thành văn phòng của các cơ quan tư pháp địa phương.
Từ năm 1975 đến 1976, Ủy ban Quân quản Trị Thiên Huế đóng và làm việc tại khu vực này. Từ năm 1976 -1989, Tam Tòa trở thành trụ sở của Tỉnh ủy tỉnh Bình Trị Thiên, rồi Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế (1989 - 2000).
Từ tháng 10/2000 đến nay, Tam Tòa được chuyển giao cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lý, và là trụ sở làm việc của Trung tâm này.
Cùng với nhiều công trình khác trong Kinh thành Huế, Viện Cơ Mật đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia của Việt Nam.
Theo kienthuc.net.vn
Về Đầm Chuồn xứ Huế "Đầm Chuồn là chỗ mô hè? Răng không nghe nói khi mô hết ri". Nếu có dịp đến vùng đất cố đô, du khách đừng quên ghé thăm Đầm Chuồn có phong cảnh hữu tình như tranh vẽ. Một sớm Đầm Chuồn - Ảnh: TRẦN BẢO HÒA Nói đến xứ Huế mộng mơ, du khách thường nghĩ ngay đến những di tích lăng...