Đẹp nao lòng những nếp nhà sàn mùa lúa chín
Miền quê tôi, trải từ sườn xuống đến chân các dãy núi là biết bao làng, bản của đồng bào dân tộc Tày, Dao, Mông.
Các cộng đồng có tập quán làm và ở trên những căn nhà sàn mộc mạc. Bao đời người qua đi, những nếp nhà sàn vẫn được lưu giữ bền chặt, giúp cho giờ đây giữa thời tiện dụng hiện đại, vẫn còn đó nếp nhà sàn thơ mộng, đẹp đến nao lòng giữa mùa lúa chín.
Như một sự sắp đặt hài hòa của con người và tự nhiên, những nếp nhà sàn quê tôi mùa nào cũng gợi sự hấp dẫn giữa thiên nhiên núi rừng trùng điệp. Nhưng, có lẽ mùa đẹp nhất của những nếp nhà sàn truyền thống vẫn là mùa lúa chín tháng 10. Đó là khi mùa Thu in đậm trên dãy Tây Côn Lĩnh kéo dài từ thành phố Hà Giang cho đến miền Tây Hoàng Su Phì. Phảng phất trong gió và làn khói mây nhẹ nhàng vờn trên sườn núi, là những mái nhà sàn rêu phong lấp ló, bình yên và cuốn hút đến lạ. Giữa không gian trong trẻo và thơm ngát bên nương lúa chín, mùa vàng như vây quanh các nếp nhà sàn, mang lại một cảm giác tràn đầy no ấm và hạnh phúc.
Một nếp nhà sàn giữa mùa vàng trên dải Tây Côn Lĩnh.
Giữa không gian của miền sơn cước, bức tranh đẹp về màu của núi rừng, màu của lúa và điểm nhấn là những nếp nhà sàn tạo nên một sự mê hoặc lòng người. Điều đó giúp cho Hà Giang hiện lên như một miền quê đáng sống trong suy nghĩ và cảm xúc của nhiều người. Bởi vậy, vào mùa lúa vàng là biết bao sự háo hức tìm lên với những bản làng người Tày, người Dao với bao nếp nhà sàn đẹp như tranh vẽ. Khung cảnh quê núi xa vợi giữa lưng trời mà lại gần gũi giữa đời thường. Đứng chân trên những nương đồi vàng óng, ai cũng háo hức được chụp ảnh, được dang rộng cánh tay bên những bậc thang vàng, bên những chiếc nhà sàn phủ màu thời gian.
Video đang HOT
Ở miền quê nhà sàn, nhà nào cũng có một cái sân được làm bằng tre, vầu, gỗ nối với đầu hồi mỗi ngôi nhà. Đó chính là nơi tỏa ra mùi thơm nhẹ nhàng của những hạt lúa được gặt về phơi phóng. Khung cảnh những nếp nhà sàn có chiếc sân nhỏ phơi lúa giữa lưng núi mới lãng mạn và mê hoặc làm sao. Một người phụ nữ ngồi trên chiếc sân nhỏ, mải miết thêu nốt hoa văn sắc màu trên miếng vải; mấy đứa trẻ con thập thò đùa nhau ở cửa và trên bậc thang ngôi nhà sàn. Tất cả tạo nên không gian như bức tranh đầy lắng đọng của miền rừng quê tôi.
Thu về trong cái nắng vàng như mật và đầy mát rượi bởi gió trên triền đồi. Những ngày này rong ruổi trên những chiếc xe máy qua các bản làng ngắm nhà sàn giữa mùa vàng quả thực mang lại cảm giác cực kỳ thích thú. Như trút hết bao mệt mỏi, lo toan của thường ngày để được hòa mình trong không gian sống có chút gì đó như hoang dã, phóng túng của núi đồi. Nó cũng như gợi cho ta ký ức về những ngày thơ ấu, giúp ta trốn nơi ngột ngạt đô thị để đi tìm lại một chút xưa hoài niệm trong tâm hồn. Vì thế, miền quê sơn cước với mái nhà sàn, với mùa vàng bồng bềnh như Hà Giang bỗng trở thành một chốn yên bình mà ta dễ dàng có được.
Lang thang giữa mùa sương khói, giữa hương sắc của mùa lúa vàng, ở những sườn núi vắng thưa người, chợt phát hiện đẹp làm sao các mái nhà sàn phủ đầy rêu phong. Hình ảnh mái nhà sàn phủ rêu như một cổ tích giữa cuộc sống hiện đại. Giữa bản làng trong mùa vàng, ánh mắt của lũ trẻ, của những người già, phụ nữ hiền khô và thân thiện. Điều đó càng khiến cho ta cảm thấy sự gần gũi, thân thiện và rất đáng yêu với miền quê nhà sàn.
Giữa mùa vàng trên đồi núi cô liêu, ánh mắt nào đó của sơn nữ má thắm, môi hồng tự nhiên, đôi mắt đen lánh khiến lòng ta xốn xang đến lạ. Bao sơn nữ mặc áo truyền thống của người Dao chẳng phải là hoa khôi nổi tiếng mà lại quá nổi bật giữa chiều bên sườn Tây Côn Lĩnh. Những người đẹp của núi rừng ấy không kiêu sa, điệu đà, hòa vào bức tranh vàng rực, làm hài lòng bất cứ tay máy nào với các bức hình quá ưng ý.
Chiều về vắt qua lưng chừng núi, ánh nắng lả lướt của mùa Thu dần vượt qua nương lúa. Những khói rơm và mùi cơm mới bắt đầu lan tỏa trên các mái nhà sàn bình lặng. Mùa vàng níu chân lữ khách qua đêm ở một căn nhà sàn trên bản với những món ăn chỉ có ở miền sơn cước quê tôi. Chén rượu mới cất, còn âm ấm mùi hương lúa nếp khiến ta lâng lâng giữa mây trời và núi. Mùa vàng quê núi thật đẹp, chẳng trách những năm qua có nhiều người ở Hà Nội và một số thành phố lớn đã bỏ phố lên rừng, mua đất rồi làm những mái nhà sàn giữa khung trời mùa vàng thơ mộng.
Sa Pa đẹp như nàng công chúa vào mùa lúa chín
Sa Pa mỗi mùa đều mang một vẻ đẹp riêng, đặc biệt khi thu về, Sa Pa đẹp tựa nàng công chúa bởi sắc vàng óng rực rỡ trên những thửa ruộng bậc thang đã làm say đắm, mê hoặc không biết bao lữ khách.
Trời sang thu se lạnh cũng là lúc bạn được thỏa sức chìm đắm trong khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Thơ thẩn dạo quanh những thửa ruộng bậc thang, bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm ngai ngái, dịu dàng tự nhiên của bông lúa chín, thỏa sức săn ảnh và sáng tạo nghệ thuật.
Những thửa ruộng bậc thang chín vàng óng tuyệt đẹp
Tuyệt vời hơn cả khi bạn đứng trên cao và nhìn xuống để có thể thấy hàng ngàn thửa ruộng bậc thang ngả vàng, một bức tranh thiên nhiên trải dài bất tận đẹp đa sắc màu được bao quanh bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, mênh mông. Đó là những con đèo dốc uốn lượn quanh co, khi cheo leo bên vách đá tai mèo, rồi ngoằn nghèo chạy quanh rừng thông mát rượi. Nó khiến bạn có cảm giác như lạc vào một thế giới hoàn toàn khác.
Những thửa ruộng bậc thang uốn lượn dịu dàng
Du khách thỏa sức săn ảnh và sáng tạo nghệ thuật
Nếu bạn đang có kế hoạch đi ngắm lúa chín ở những cánh đồng bậc thang hùng vĩ thì nên nhớ là mỗi năm chỉ có 1 vụ lúa chín. Và thời điểm lúa chín ở Sa Pa là khoảng từ giữa tháng 8 đến cuối tháng 9 dương lịch. Do vậy theo kinh nghiệm du lịch Sa Pa mùa lúa chín thì đây cũng chính là khoảng thời gian đẹp và thích hợp nhất.
Du khách thỏa sức săn ảnh và sáng tạo nghệ thuật
Ngoài ngắm ruộng bậc thang chín vàng, du khách còn có thể ghé thăm các điểm đến khác như: Bản Cát Cát, Thác Tình Yêu, Thác Bạc, Đèo Ô Quy Hồ, Chợ Sa Pa, Nhà thờ Sa Pa, Bản Tả Phìn,.... Được pha trộn từ nhiều nền văn hoá dân tộc khác nhau nên khi đến đây bạn không chỉ thưởng thức cảnh đẹp mà còn được thưởng thức những điều thú vị từ những món ăn ngon và lễ hội để mừng vụ mùa bội thu. Giúp bạn hiểu được phần nào nét đẹp trong văn hóa bản sắc vùng cao.
Sau lũ, Mù Cang Chải rực rỡ mùa lúa chín Đầu tháng 10, những thửa ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang Chải bắt đầu vào mùa gặt. Ảnh hưởng của mưa lũ, nhưng nơi đây vẫn thu hút đông đảo khách du lịch với vẻ đẹp tự nhiên. Cách Hà Nội hơn 300 km đi ô tô, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái nay không còn xa lạ với những người...