Đẹp nao lòng mùa ngô đồng đơm hoa ở Hoàng thành Huế
Nhắc đến cây ngô đồng là nhớ đến chim phượng hoàng, loài chim khi xuất hiện chỉ đậu trên cây ngô đồng.
Cũng do xuất phát từ một huyền thoại “vương giả” như vậy nên cây ngô đồng xưa kia chỉ trồng những nơi quyền quý thiêng liêng, đó là trong Hoàng thành và ở các lăng vua nhà Nguyễn. Vua Minh Mạng đã cho khắc hình cây ngô đồng lên Du đỉnh của Cửu Đỉnh.
Theo Sách Đại Nam nhất thống chí, vua Minh Mạng sai biền binh lên các dãy núi rừng để tìm, đem trồng ở các góc điện trong Hoàng thành. Từ những cây đầu tiên được mang về trồng ở điện Cần Chánh, đã có nhiều cây được nhân ra, được trồng mới ở nhiều lăng tẩm, đền đài – Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Hiện nay đã có những cây ngô đồng ở sau Điện Thái Hoà, khu vực Tả, Hữu Vu thuộc Đại Nội Huế, trong đó có 3 cây có kích cỡ lớn và chiều cao từ 16-18 m, đường kính tối thiểu là 0,7 m – Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Ngoài địa điểm vừa nêu, cây ngô đồng ở Huế còn có thể thấy ở một vài công viên (Thương Bạc, Phu Văn Lâu, Tứ Tượng), vài lăng tẩm (Minh mạng, Tự Đức)… Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa Huế, ngô đồng thực sự lộng lẫy và sang trọng vào thời kỳ đơm hoa (vào tháng 3 đến tháng 5 hằng năm – Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Lúc đó, ngô đồng trút hết lá rồi phô kết những chùm hoa nho nhỏ, dày đặc trên cành, từ màu tím nhạt rồi dần ửng hoa cà. Từ xa, đứng ngắm thấy cả một vòm hoa làm sáng đẹp không gian – Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Video đang HOT
Cũng chính vì vậy nên nếu ngô đồng trồng riêng trên một con đường thì tuy sẽ rất đẹp lúc ra hoa nhưng sẽ không đủ bóng để che mát cho người dân. Sẽ đẹp hơn nếu ngô đồng được trồng xen kẽ, tô điểm các công trình di tích Cố đô Huế, chùa chiền, các cung điện trong Thành nội, những công viên trong thành phố – Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Những cánh hoa màu hồng phấn trên nền rêu phong – Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Đến Huế, du khách hãy một lần ngắm hoa ngô đồng để tự mình chiêm ngưỡng loài hoa quý phái này – Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Những chùm hoa bồng bềnh tuyệt đẹp, phối cảnh không gian cổ kính ở Cố đô khiến du khách say đắm – Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Hiện nay, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã nhân giống và bảo tồn nhằm gìn giữ loài cây đẹp này – Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Nếu đến với Cố đô Huế mùa này, du khách đừng bỏ lỡ những thảm hoa ngô đồng đẹp mê mẩn tại Đại Nội, công viên Tứ Tượng, sân Nghinh Lương Đình… – Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Ngắm vẻ đẹp của những công viên, di tích ven sông Sài Gòn
Nhiều địa điểm nổi tiếng ven sông Sài Gòn như công viên bến Bạch Đằng, công viên Mê Linh, cột cờ Thủ Ngữ...
đã được cải tạo, làm đẹp thêm bộ mặt của thành phố.
Trong 2 năm qua, nhiều công trình ở đoạn sông Sài Gòn từ hầm Thủ Thiêm tới cầu Thủ Thiêm 2 đã được thành phố chỉnh trang, cải tạo, trở nên đẹp mắt và thu hút người dân tới tham quan, ngắm cảnh.
Cuối năm 2020, cột cờ Thủ Ngữ được trùng tu theo hướng giữ nguyên phần cột cờ, thay đổi kiến trúc phần chân cột như nền gạch, tường bao, mái ngói, hệ thống chiếu sáng. Dưới chân cột cờ được thành phố trồng những thảm cỏ xanh mát mắt.
Cột cờ Thủ Ngữ được Pháp xây dựng năm 1865 dạng cột buồm bằng gỗ không có khối đế. Sau đó, cột được làm lại bằng sắt cao 35 m và có thêm sàn đứng kéo cờ. Đây là cột tín hiệu cho tàu bè ra vào luồng lạch khu vực Sài Gòn - Gia Định, mang đặc trưng của các nước phương Tây thế kỷ 19.
Công trình này cùng với Bến Nhà Rồng, Bến Bạch Đằng và Cầu Mống tạo nên một quần thể lịch sử - văn hóa đặc trưng, là nhân chứng cho quá trình phát triển của đô thị TP.HCM. Trong ảnh là Bến Nhà Rồng, đối diện cột cờ Thủ Ngữ.
Công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TP. HCM) với diện tích gần 9.000m được cải tạo từ tháng 4 đến cuối tháng 1/2022. Công trình có chiều dài 1,3 km, nằm dọc theo trục đường Tôn Đức Thắng, từ cột cờ Thủ Ngữ đến ga tàu buýt đường sông Sài Gòn.
Lối đi trong công viên được lát đá bazan tự nhiên và trải thảm cỏ xanh mát. Hiện công viên chỉ giữ lại một cây bồ đề nằm bên mép sông. Khu vực cầu tàu, những dãy lan can được thay mới.
Sau hơn nửa năm cải tạo, tu sửa, công viên bến Bạch Đằng đã chính thức mở cửa cho người dân đến tham quan vào đầu năm nay. Bà Hải Châu (bên trái) chia sẻ: "Hồi trước, tôi thường cùng các bạn thời sinh viên ra khu ven sông Bạch Đằng hóng gió. Giờ đây, diện mạo mới của công viên khiến tôi khá bất ngờ. Vẻ hoang sơ đã được thay bằng nét đẹp hiện đại, tươi tắn hơn".
Sau khi cải tạo, công viên được chia thành 3 khu chức năng bao gồm khu tưởng niệm lịch sử, khu xúc tiến du lịch và khu công viên cộng đồng. Trong đó, bến cảng chính ga tàu thủy Bạch Đằng có những chiếc "xe buýt đường sông" phục vụ du khách di chuyển và tham quan trên sông Sài Gòn.
Đối diện bến Bạch Đằng là công viên Mê Linh cũng được nâng cấp nhằm đồng bộ cảnh quan cho khu vực. Đặc biệt, tượng Trần Hưng Đạo được được trùng tu và chiếc lư hương được đặt trở lại nơi này.
Nối tiếp khu vực công viên bến Bạch Đằng là một nhánh của cầu Thủ Thiêm 2. Nơi đây thường thu hút người dân với thiết kế độc đáo của hai chiếc cầu thang bộ dùng để đi từ hầm lên cầu.
Khu gầm cầu Thủ Thiêm 2 cũng được lát gạch và điểm thêm màu xanh của những bồn cây nhằm tạo không gian vui chơi, dạo mát.
Đường đá cổ Pavie: Trầm tích giữa núi rừng Hoàng Liên Mới đây, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 3130/QĐ-UBND về việc xếp hạng đường đá cổ Pavie là di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh. Ảnh: @greniscop Theo quyết định của UBND tỉnh Lào Cai, khu vực bảo vệ đường đá cổ Pavie, thôn Nhìu Cồ San, xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát được xác định theo biên...