Dẹp nạn lang thang xin ăn
Hàng vạn du khách trong và ngoài nước đến Đà Nẵng không còn thấy bóng dáng của những người lang thang xin ăn níu kéo…
Vì thành phố văn minh
Từ năm 2001, Đà Nẵng áp dụng chính sách mạnh để lập lại trật tự, văn minh đô thị, xử lý tình trạng lang thang xin ăn… với việc rà soát, đưa những đối tượng lang thang xin ăn không đủ sức lao động vào các trung tâm bảo trợ xã hội; tạo điều kiện việc làm cho những người xin ăn còn trong độ tuổi lao động; yêu cầu các tỉnh thành khác có người lang thang xin ăn tiếp nhận người địa phương mình về nơi cư trú… Những việc làm đó đã làm Đà Nẵng không còn bóng dáng của người lang thang xin ăn.
Các đối tượng ăn xin được hỗ trợ xe đưa về địa phương – Ảnh: Bảo Nguyên
Gần đây, tình trạng lang thang xin ăn biến tướng, cộng với đội ngũ bán hàng rong, đánh giày chèo kéo du khách, khiến không ít du khách bất bình. Chính vì vậy, UBND TP.Đà Nẵng giao cho Sở LĐ-TB-XH, cùng các cơ quan ban, ngành liên quan, trong suốt thời gian từ 1.3 đến 30.4 đã tổ chức rà soát chặt chẽ, kiểm tra, quyết tâm loại bỏ vấn nạn này. Bên cạnh việc tuyên truyền thông qua các kênh, Sở LĐ-TB-XH còn tổ chức cho hơn 800 cơ sở dịch vụ và 180 cơ sở thờ tự ký cam kết phối hợp với chính quyền địa phương không để xảy ra tình trạng xin ăn biến tướng, bán hàng rong chèo kéo khách tại khu vực của mình. Cơ quan chức năng cũng gặp mặt, yêu cầu 1.188 người nằm trong danh sách lực lượng bán hàng rong, đánh giày… ký cam kết không xin ăn, chèo kéo khách. Đồng thời, tất cả các địa điểm nổi cộm tình trạng trên luôn có cán bộ tổ xử lý thông tin người lang thang xin ăn trực chiến, xử lý nhanh. Đã có 1.147 trường hợp bị nhắc nhở, cảnh cáo, trong đó có 77 đối tượng xin ăn, biến tướng xin ăn; vận động 172 đối tượng về lại địa phương cư trú lao động. Nhờ vậy, tại Đà Nẵng đã không còn xuất hiện tình trạng ăn xin, hàng rong chèo kéo du khách.
Mô hình mới cho hàng rong
“Để làm được như vậy trong một chiến dịch kéo dài 2 tháng, thực sự là rất khó. Nhưng với chúng tôi, cái khó hơn nữa đó chính là làm thế nào để duy trì kết quả này lâu dài. Chính vì vậy, chúng tôi nghiên cứu rất nhiều giải pháp để làm quyết liệt không để vấn nạn này tồn tại ở Đà Nẵng, tạo nên hình ảnh đẹp trong lòng du khách!” – ông Nguyễn Hùng Hiệp, PGĐ Sở LĐ-TB-XH TP.Đà Nẵng chia sẻ. Và một trong những giải pháp đó là rà soát, phân loại các đối tượng trên, giúp họ chuyển đổi sang một ngành nghề thích hợp hơn.
Bên cạnh đó, xây dựng mô hình bán hàng rong ở những khu vực thuận tiện dành cho những người có nguyện vọng bán hàng, lập những ki ốt nhỏ, có bàn, có dù che, người bán đeo bảng tên, hàng bán có giá niêm yết và chỉ bán tại ki ốt, không được chèo kéo khách. Việc làm này đã được thực nghiệm ở đèo Hải Vân – vốn là điểm nóng của việc hàng rong chèo kéo khách du lịch. Kết quả được đánh giá khá thành công, xây dựng được hình ảnh thành phố văn minh trong lòng du khách. Trong thời gian tới, sở tiếp tục nhân rộng mô hình ở một số điểm nằm trên Q.Hải Châu, Sơn Trà. Ngoài ra, buộc các đơn vị quản lý văn hóa, danh lam thắng cảnh, các cơ sở kinh doanh cam kết không để hàng rong chèo kéo khách ngay tại khu vực của mình, nếu khách phàn nàn đến số đường dây nóng (05113.550550 hoặc 05113.550770) thì sẽ xử lý nghiêm.
Theo Thanh Niên
Đà Nẵng: Xử lý hơn 660 đối tượng xin ăn, bán hàng rong biến tướng
Sáng nay 13/4, Sở Laong, Thưng binh và X hi TP Đà Nẵ tổ chức s kết caom ra quân tình trạng xin biến tưng,nng rong, lang thaánh giày trêa bàn thành.
Trot caom này,ng cũ tổ chức gặp mặtc chủ c sở kinh doanh dch vụ,ng buônnng rong, vé s,ánh giày, sácho dạo trêa bà phổ biến quán triệt, vậng họ thực hiệngc quynh của thành. Kết quả c 826 c sở kinh doanh dch vụ và 1.188ng ký cam kết thực hiện quynh của thành.
Theo Dân Trí
Xin ăn nguy hiểm giữa làn xe đông đúc Sáng 29.1, một cụ bà (khoảng 70 tuổi) lê lết ăn xin giữa làn xe cộ đang lưu thông trên đường Phú Riềng Đỏ, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, rất nguy hiểm. Cụ bà lê lết xin ăn dọc trục đường Phú Riềng Đỏ trong khi xe cộ chạy vùn vụt trên đường. Nhiều lúc bà cụ ngồi lọt thỏm giữa...