Dẹp nạn “chăn dắt”
Tại TP HCM, người dân, du khách thường gặp người già và trẻ em đi ăn xin ở các khu vực đông người, giao lộ, cây xăng.
Nguy hiểm hơn là nhóm trẻ ăn xin ngay trước đầu xe ở đoạn đường dẫn cao tốc Long Thành – TP HCM giao với đường Mai Chí Thọ, quận 2. Xe dừng dãy dài, các em nhỏ túa ra, chặn trước đầu xe, bên cửa xe, ngả mũ xin tiền. Nếu tài xế không được cảnh báo hay chú ý quan sát, tai nạn rất dễ xảy ra, lúc đó khó nói trách ai gây nên nỗi này.
Ngươi phu nư măc ao carô va 3 đưa tre đươc ngươi đan ông đon vê khu nha tro tai phương 16, quân 8, sau một ngày “hanh nghê”. Ảnh: PHƯƠNG TRINH
Ăn xin là một thực trạng nhức nhối ở đô thị và không ít địa phương từng lên tiếng tuyên chiến, quyết tâm dẹp bỏ. TP HCM cũng tổ chức nhiều đợt truy quét, đưa vào trường trại, song qua “chiến dịch”, những kẻ ăn xin lại ùa về như chẳng có chuyện gì xảy ra, vẫn nhởn nhơ hành nghề… Tại TP Đà Nẵng, từng khảng khái nói không với ăn xin, cũng từng “đẩy đuổi”, ăn xin vắng bóng trên đường phố một thời gian dài. Nhưng rồi TP Đà Nẵng cũng không dẹp hết được, vẫn có tình trạng ăn xin biến tướng và các phiên họp HĐND chuyện này được nêu lên, yêu cầu giải pháp xử lý rốt ráo.
Tình trạng đáng lo ngại nhất là không phải người đi ăn xin do nghèo khó, bệnh tật, do hoàn cảnh đưa đẩy, mà nhiều năm qua đã thành phổ biến là do ăn xin được xem là công việc dễ làm, dễ kiếm tiền. Có những vùng, người dân cùng xóm, làng đã xem đây là nghề, cùng vào các đô thị lớn hành nghề ăn xin kiếm sống rồi đem tiền xin được về xây nhà khang trang. Hàng xóm láng giềng thấy làm ăn được cũng kéo nhau theo. Đáng lo hơn là những đối tượng giang hồ hoặc từ người nghèo bị tha hóa mà thành kẻ lưu manh, từ đó hình thành các đường dây “chăn dắt”, làm giàu trên công sức, nhân phẩm của người già, trẻ em. Chúng lợi dụng tình thương của xã hội, vào lòng nhân đạo của nhiều người, thấy cảnh khổ người khó thì mủi lòng, ít nhiều cũng phải cho nhằm giúp đỡ, để có quay đi cũng không áy náy trong lòng.
Theo điều tra của các nhà báo, trong đó có Báo Người Lao Động, và không chỉ trên loạt bài đang đăng trong những số báo vừa qua, tình trạng giả làm sư, giả bệnh tật để xin ăn với các thủ đoạn hành nghề đều đã bị vạch trần. Những kẻ đó sau buổi giả tật nguyền, giả làm nhà sư đã trở về đời thường vào những chiều tối trong áo quần bảnh bao, ăn nhậu món ngon, bia lon sang chảnh. Còn những kẻ chăn dắt người già và trẻ em cũng chỉ cho họ những bữa ăn đạm bạc, chỗ ngả lưng qua đêm; còn lại chia chác những khoản tiền có được từ công sức của người già, trẻ em để sống phè phỡn… Người già và trẻ em bị bóc lột, hành hạ; không được an hưởng tuổi già, bị tước đoạt tuổi thơ và mất đi cơ hội đến trường cùng sự hồn nhiên trong trẻo…
Video đang HOT
Do đó, phải quyết tâm dẹp nạn “chăn dắt”, trị thói giả dối, lười biếng lao động, sống dựa vào lòng nhân của người đời. Cơ quan chức năng phải vào cuộc điều tra, khởi tố và đưa ra xét xử với các mức án nghiêm khắc mới có tính răn đe. Mặt khác, những người có tấm lòng nhân ái nên đặt tình thương đúng chỗ, làm từ thiện đúng địa chỉ để kẻ xấu không thể lợi dụng làm điều phạm pháp.
Phải làm được như thế mới đem lại kết quả và những TP vắng bóng kẻ ăn xin mới là văn minh, đáng sống.
HIỀN LƯƠNG
Theo nld.com.vn
Ngập sâu ngày triều cường, nhiều xe chết máy
Đợt triều cường chiều 29-10 ở TP.HCM được ghi nhận là cao nhất trong ba ngày qua.
Theo ghi nhận của PV chiều 29-10, tại nhiều tuyến đường ở TP.HCM thuộc khu vực phía đông và phía nam bị ngập sâu, ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại, sinh hoạt, kinh doanh của người dân.
Điển hình tại tuyến đường Phạm Hùng (huyện Bình Chánh), mới 16 giờ 30 triều cường đã bắt đầu dâng cao đến khoảng 60 cm. Những đoạn ngập nặng nhất là những đoạn chưa được nâng cấp mặt đường. Mặc dù dự đoán được sẽ ngập sâu, người dân lưu thông qua tuyến đường này tranh thủ về sớm nhưng cũng không tránh khỏi việc xe bị chết máy.
Chị Hồng Hoa (ngụ gần cầu Tắc Bến Rô) chia sẻ: "Nước dâng rất nhanh, chỉ trong vòng 10 phút đã lên cao hơn 70 cm. Trong vòng một tháng mà có khoảng 10 ngày ngập, đầu tháng năm ngày cuối tháng năm ngày, giữa tháng cũng ngập nhưng ít hơn. Dân ở đây thường gọi vui chỗ này là "thung lũng vàng". Chị cho rằng nguyên nhân ngập ở đây là do hệ thống cống. "Khi triều cường lên là lúc những hố cống cứ ùn ùn phun nước lên. Hơn nữa, hệ thống mặt đường chưa được nâng cấp toàn diện" - chị nói.
Đường Phạm Hùng biến thành sông trong đợt triều cường chiều 29-10. Ảnh: T.TRINH
Triều cường gây kẹt xe trên QL50, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Ảnh: HTD
Đến 17 giờ 30, ước tính đoạn đường bị ngập dài tới hơn 1 km, độ ngập ở nhiều đoạn lên tới gần 1 m. Hàng loạt con đường nhánh nhỏ nối liền với đường Phạm Hùng đều không thoát khỏi tình trạng ngập nước như đường số 1 (khu dân cư Intresco), đường số 2, đường số 6B... Ngập nặng đã khiến hàng trăm xe tại khu vực chết máy liên miên, đếm không xuể. Thậm chí nhiều ô tô, xe tải vượt vùng nước đến chỗ cạn rồ ga phun khói nghi ngút. Xe máy phải đi vào làn ô tô có diện tích mặt đường cao hơn để di chuyển qua khu vực bị ngập.
Trong khi đó, khu vực quận 7 cũng được ghi nhận ngập sâu trong chiều 29-10. Vào lúc 16 giờ 15, đường Trần Xuân Soạn đã lênh đênh nước. Nước dâng cao đến mức không còn phân biệt đâu là mặt đường, đâu là vỉa hè.
Tình trạng giao thông ùn tắc, một phần vì xe chết máy phải dẫn bộ, phần còn lại là do mọi người không dám chạy nhanh. Khi các xe có trọng tải lớn đi qua, nước tràn thẳng vào nhà dân. Đến khoảng 17 giờ, các hộ kinh doanh trên đoạn đường này phải dọn dẹp, nghỉ bán.
Bà Mỹ Duyên, người dân ở khu vực, than: "Năm nay ngập quá là ngập, nhà tôi đã nâng nền mấy lần rồi. Năm nay đã lên nền 8 tấc nhưng vẫn ngập. Xe lớn chạy tán nước cái là tràn vô nhà. Mà nhà tôi là vựa gạo, cứ mỗi lần ngập nước là ướt gạo".
Song song đó, khu vực phía đông TP.HCM cũng ngập sâu ở nhiều tuyến đường. Khoảng 17 giờ 30 cùng ngày, tại khu vực Thảo Điền (quận 2), trên tuyến đường Nguyễn Văn Hưởng nước lên nhanh, chỉ 15 phút sau đã ngập quá đầu gối.
Nhiều đoạn ngập 30-60 cm khiến việc lưu thông của các xe gặp nhiều khó khăn. Ngoài việc người đi đường cặm cụi dắt xe thì sinh hoạt, buôn bán của người dân cũng bị ảnh hưởng. Chính quyền phải dựng rào chắn để hạn chế xe ra vào đoạn đường ngập.
Tương tự, tuyến đường Lương Định Của (phía đường Mai Chí Thọ) tình trạng ngập lên đến 60 cm, nhiều ô tô chết máy giữa đường làm hỗn loạn giao thông khu vực này. Với mực nước trên, người tham gia giao thông vừa lo lắng vì tuyến đường Lương Định Của đang thi công có quá nhiều ổ gà và nay lại ngập sẽ trở thành bẫy tai nạn giao thông.
Đến hơn 20 giờ cùng ngày, triều cường ở các tuyến đường khu phía đông, phía nam TP mới rút hết, giao thông dần ổn định trở lại.
Trước đó, vào lúc 16 giờ, chính quyền địa phương ở quận 2 đã sử dụng nhiều biện pháp trước khi triều cường lên như bịt những miệng cống để ngăn tình trạng nước phun trào lên mặt đường, đồng thời cải tạo máy dầu bơm nước chống ngập đường Nguyễn Văn Hưởng.
THU TRINH - KIỀU THƯ
Theo PLO
NÓNG: Cấm xe qua hầm sông Sài Gòn chiều 2 ngày cuối tuần này Đường hầm sông Sài Gòn nối quận 1 và quận 2, TP HCM, cấm xe lưu thông trong thời gian 2 giờ chiều 26 và 27-10 Thông tin trên được Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn cho biết ngày 23-10. Theo đó, thời gian cấm các phương tiện lưu thông qua đường hầm này có hiệu lực từ 13 giờ...