Đẹp mê mẩn những khu rừng nhiệt đới xanh mướt
Các bạn sẽ được chiêm ngưỡng các thảm thực vật quý hiếm ở những khu rừng nhiệt đới đẹp mê mẩn này.
Rừng Lòng chảo Congo
Khu rừng này đứng thứ hai thế giới về độ lớn, và phủ trên lãnh thổ gồm sáu nước: Cameroon, Trung Phi, Guinea Xích Đạo, Gabon, Cộng hòa Dân chủ và Cộng hòa Congo. Với 600 loài thực vật và khoảng 10 nghìn loại động vật khác nhau, 70% thảm thực vật của lục địa đen thuộc khu rừng lòng chảo này
Rừng Mau
Tọa lạc ở thung lũng Rift của Kenya, rừng Mau là khu rừng bản địa rộng lớn nhất. Được tưới tiêu bởi nước từ hồ Victoria, đất ở rừng rất phì nhiêu, vì vậy mà trước đây nó từng bị dân địa phương tàn phá để lấy đất canh tác, trước khi chính quyền địa phương ra tay.
Rừng mưa Valdivian
Nằm ở phía nam Chile, rừng mưa Valdivian đứng trong top 25 điểm nóng về đa dạng sinh học. Khoảng 90% loài thực vật và 70% loài động vật ở Valdivian đều thuộc hàng quý hiếm và nguy cấp, khó có thể tìm thấy nhiều nơi trên thế giới.
Rừng mưa Sumatra
Video đang HOT
Sumatra là hòn đảo lớn thứ sáu trên thế giới, và cũng lớn nhất đất nước Indonesia. Khu rừng này vốn sở hữu nhiều loài thực vật quý hiếm, còn động vật thì nổi tiếng nhất là tê giác Java. Nhưng từ khi tình trạng khai thác gỗ bất hợp pháp tăng lên thì nó đã trở thành một mối đe dọa không nhỏ.
Rừng Ngập nước Kelp
Khu rừng tạo bẹ ngập trong nước ở Úc có một cảnh quan vô cùng lạ mắt và phong phú, trải dài trên 80 mét. Tuy nhiên, ngày nay, El Nino là một trong những nguyên nhân lớn khiến diện tích rừng thu hẹp lại còn 5% so với ban đầu.
Rừng mưa Papua New Guinea
Rừng mưa Colombia
Rừng mưa Madagascar
Madagascar là hòn đảo lớn thứ tư trên thế giới. Do vị trí khá xa đất liền nên nơi đây sở hữu đến 80% loài bản địa đặc sắc, khó tìm thấy ở những nơi khác. Và cũng như nhiều khu rừng nguyên sinh khác, rừng mưa Madagascar đang gặp vấn nạn tuyệt diệt vì nguồn khoáng sản dưới lòng đất.
Rừng mưa Sinhajara
Sri Lanka đang được đưa vào danh sách những điểm nóng về đa dạng sinh học. Rừng nhiệt đới Sinharaja ở quốc gia này thậm chí còn được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới. Điều đó trực tiếp đặt chính phủ nước này vào cuộc chiến nghiêm túc chống phá rừng.
Rừng mưa Malaysia
Từng được bình chọn là khu rừng nhiệt đới đẹp nhất thế giới, Malaysia sở hữu khu rừng với đa dạng sinh học và khả năng bảo tồn tốt nhất.
Theo 24h
"Hổ xuất hiện ở Yên Bái là hoàn toàn có thực"
Ông Hoàng Kim Trọng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân huyện Lục Yên (Yên Bái) khẳng định đến thời điểm này, huyện xác định việc hổ xuất hiện ở khu rừng phòng hộ giáp ranh giữa 2 xã An Phú và Minh Tiến là hoàn toàn có thực.
Huyện đang tập trung chỉ đạo các cấp chính quyền địa phương, các ngành liên quan tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân và bảo vệ hổ.
Tuy nhiên, công tác bảo vệ hiện gặp rất nhiều khó khăn bởi môi trường hổ đang sinh sống đã bị thu hẹp do tác động của con người.
Ông Hoàng Kim Trọng cho biết thông tin về hổ xuất hiện ở khu vực giáp ranh giữa hai xã An Phú và Minh Tiến, huyện Lục Yên bắt đầu từ hôm 18/4 khi anh Vì Văn Thơ và anh Hoàng Văn Quang ở thôn Trang, xã Minh Tiến vào rừng lấy măng nghe thấy tiếng gầm gừ vội nhìn lên thì thấy hổ. Anh Thơ và anh Quang chạy về loan báo với dân làng.
Đến chiều tối ngày hôm sau, dân làng ở hai xã Minh Tiến và An Phú có nghe thấy tiếng hổ gầm. Thực tế cho thấy từ khi có thông tin về hổ xuất hiện, đến nay người dân đã 5 lần nghe thấy tiếng hổ gầm. Hiện hổ đang luẩn quẩn ở chân núi Lạnh thuộc xã Liễu Đô (dải rừng trong khu vực bắt đầu có thông tin hổ xuất hiện).
Vết chân hổ ở Lục Yên
Ông Đặng Văn Tâm, Hạt trưởng hạt Kiểm lâm huyện đã tới tận nơi xem xét và chụp ảnh các dấu chân hổ trên nương ngô. Theo ông Tâm, mặc dù đất khô, xốp nhưng dấu chân hình tròn nhìn khá rõ, chỉ có đệm thịt chứ không có móng vuốt, chiều dài đo được 11cm, rộng 10cm.
Kể từ khi có thông tin hổ xuất hiện, Ủy ban nhân dân huyện Lục Yên đã giao cho Hạt Kiểm lâm huyện chủ trì phối hợp với Công an huyện và Ban Chỉ huy quân sự huyện cử cán bộ xuống các xã có hổ đang sinh sống, phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã nắm thông tin, đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về việc quản lý, bảo vệ động vật hoang dã nói chung, loài hổ đang sinh sống tại địa bàn nói riêng.
Đồng thời chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện huy động lực lượng liên ngành truy quét các đối tượng có hành vi săn bắn, bắt, bẫy loài động vật quý hiếm này...
Đối với các xã Minh Tiến, Yên Phú, Liễu Đô, Tân Lập, Phan Thanh, huyện Lục Yên yêu cầu thành lập ngay tổ công tác và phân công trách nhiệm cho từng thành viên cụ thể để thường xuyên theo dõi, kiểm tra và bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm...
Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới nhân dân, đặc biệt là người dân Lục Yên, khu vực có hổ xuất hiện.
Tuy nhiên, biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân và bảo vệ hổ ở Lục Yên đang "chạy theo hổ". Nghĩa là thấy có dấu hiệu xuất hiện hổ ở đâu thì tăng cường thêm lực lượng đến đó. Như vậy thật khó đảm bảo an toàn cho người.
Một điểm đáng lưu ý nữa là hiện nay hổ ở Lục Yên đang quẩn quanh dưới chân núi đá, còn trên đỉnh núi hiện có một doanh nghiệp đang khai thác đá vì vậy hổ không có đường để trở về đỉnh núi, nên dễ xảy ra tình trạng "chúa sơn lâm" sẽ về làng tìm kiếm thức ăn.
Huyện Lục Yên hiện rất cần sự giúp đỡ của các nhà khoa học cũng như các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã, góp phần đảm bảo an toàn cho người dân và bảo vệ hổ trên địa bàn
Theo 24h
Ký ức kinh hoàng giáp mặt thú dữ Những năm 80 của thế kỷ XX trở về trước, khi những cánh rừng già ở xã Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu) còn nguyên sơ, hoang dại; những ngôi nhà của người Hà Nhì còn lưa thưa, tản mát; hổ, báo, gấu... nhiều lắm, tác oai tác quái gieo rắc tai ương cho con người. Để không phải chứng kiến cảnh...