Đẹp mê hồn cung đường kết nối Huế – Đà Nẵng
Vắt qua dãy Trường Sơn hùng vĩ, tuyến cao tốc La Sơn – Túy Loan kết nối Huế với Đà Nẵng đã “vẽ” nên một cung đường đẹp mê hồn, với cảnh sắc thiên nhiên hữu tình.
Video đang HOT
Theo kinhtedothi.vn
Cận cảnh Ngọ Môn - Huế sau khi được làm sạch
Trong vòng hơn 15 ngày, các chuyên gia Đức đã làm sạch lớp rêu phong trả lại màu sắc gần như ban đầu của Ngọ Môn - Huế, được xây dựng từ 186 năm trước.
Toàn cảnh Ngọ Môn - Huế sau khi được làm sạch
Những ngày này, di tích Ngọ Môn, cửa chính đi vào Hoàng Cung, Đại nội Huế (Thừa Thiên-Huế) đang hoàn tất những công đoạn cuối cùng của dự án làm sạch bằng kỹ thuật phun áp lực cao ở chế độ hơi nước nóng (steam cleaning) do Công ty Karcher (Đức) thực hiện.
Hình ảnh Ngọ Môn với lớp rêu phong trải qua 186 năm tồn tại...
... Và Ngọ Môn sau khi được làm sạch
Nhiều du khách đến tham quan cố đô Huế đã không khỏi ngỡ ngàng với công trình Ngọ Môn vừa được "vén màu thời gian". Có rất nhiều ý kiến cho rằng di tích lịch sử phải để nguyên mới mang dáng vẻ cổ kính, rêu phong. Nhưng không ít du khách khi nhìn thấy Ngọ Môn được làm sạch để lộ ra màu sắc nguyên thủy của lớp gạch đá ban đầu cũng bày tỏ thích thú.
Chị Võ Hoàng Châu, du khách đến từ TP.HCM, bày tỏ: "Hình ảnh Ngọ Môn sau khi làm sạch rất bắt mắt. Tuy được làm sạch nhưng nó chỉ có vẻ mới về màu sắc thôi còn bản chất của Huế, dáng vẻ của di tích vẫn không thay đổi".
Bà Charline Vonthorn (du khách Pháp) cảm nhận: "Hôm nay tôi đến đây, tôi cảm thấy rất thích. Ở đây rất đẹp sau khi được làm sạch. Trông thật tuyệt".
Du khách đến tham quan di tích Huế vẫn đông và rất thích chụp hình với Ngọ Môn được làm sạch
Những người thợ đang hoàn tất các khâu cuối cùng của dự án làm sạch Ngọ Môn - Huế
Dự án thuộc chương trình tài trợ văn hóa của tập đoàn Karcher, được thực hiện từ ngày 15.3.2019. Được biết, công nghệ dùng kỹ thuật phun áp lực cao ở chế độ hơi nước nóng (steam cleaning) với hệ thống gia nhiệt hơi nước lên đến 100 độ C (nhiệt độ bình 155 độ C) thông qua một đầu phun đặc biệt để làm sạch bề mặt rêu mốc của công trình, loại bỏ hoàn toàn các chất bẩn, ô nhiễm sinh học trên bề mặt đồng thời tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc cư trú sâu hơn bên trong các ngách đá và dưới bề mặt nhờ vào nhiệt độ cao của hơi nước nóng.
Di tích Ngọ Môn - Lầu Ngũ Phụng cổng chính phía nam của Hoàng thành Huế, được xây dựng năm Minh Mạng 14 (1833), khi triều Nguyễn tổ chức quy hoạch lại toàn bộ mặt bằng kiến trúc Hoàng thành.
Các chuyên gia làm sạch bề mặt công trình Ngọ Môn
TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VH-TT Thừa Thiên-Huế, nguyên Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế kiểm tra mảng tường sau khi được làm sạch
Hoa văn phù điêu trang trí đã được làm sạch
Mảng tường đã được làm sạch
Một góc công trình đã được làm sạch
Góc bên phải công trình đang được tiếp tục làm sạch
Tổng thể công trình khi chưa được làm sạch
Công trình Ngọ Môn sau khi đã làm sạch
Theo thanhnien.vn
Mê mẩn ngắm một góc Huế đẹp quá đỗi dịu dàng như một nàng thơ "Mọi cứ bảo đến Huế buồn, tẻ nhạt, không có gì chơi nhưng sao mình cứ thích cái bình yên, nhẹ nhàng của Huế đến thế. Lần đầu tiên đến đã mong sẽ có dịp quay lại Huế 1 lần nữa vì có lẽ chưa đủ để khám phá hết đất huế này", Linh Linh chia sẻ. Nhân vật trải nghiệm: Linh Linh...