Đẹp độc lạ: Chiêm ngưỡng “con mắt của Sahara”- điều bí ẩn khiến các nhà khoa học “mất ăn mất ngủ”
Nhìn trên vệ tinh, kì quan Richat – ‘ Con mắt của Sahara’ toát lên vẻ đẹp thách thức khoa học của mình.
“Cấu trúc Richat”, còn được gọi là “Con mắt của Sahara” hay “Con mắt xanh của châu Phi”, là một kết cấu địa chất hình elip nổi lên giữa sa mạc Sahara rộng lớn ở trung tâm phía Tây nước Mauritania, gần khu vực thị trấn Ouadane.
(Ảnh: Ancient Code)
Được bao quanh bởi hàng ngàn dặm vuông sa mạc khô cằn không mấy đặc biệt là loạt vòng tròn đồng tâm đường kính 40-50km, niên đại 100 triệu năm, có thể dễ dàng nhìn thấy từ vũ trụ.
“Con mắt Sahara” mãi mãi là điều bí ẩn với nhân loại!
Đặc điểm địa chất hình tròn kỳ lạ này thu hút sự chú ý của những vệ tinh đầu tiên được phóng vào không gian, bởi nó có hình dạng giống như mắt của một con bò khổng lồ.
Rất nhiều giả thiết được ra đề sự hình thành của cấu trúc tuyệt đẹp này.
Một số nhà khoa học suy đoán, Richat là nguyên nhân từ những trầm tích núi lửa phun trào hay một vụ va chạm thiên thạch từ hàng triệu năm trước.
Các khối đá trầm tích tạo nên một lớp vỏ bên ngoài. Phía trong, sự xói mòn thể hiện mạnh hơn ở các lớp đá Quartzite, tạo nên các sườn tròn dễ vỡ.
Nhưng lại có một số người tin rằng “Con mắt Sahara” thực sự là tàn tích của thành phố Atlantis, mà Plato mô tả là các vòng tròn đồng tâm của nước và đất.
Còn giới khoa học ban đầu cho rằng đây là kết quả của sự va chạm của một tiểu hành tinh có hình dạng rất tròn, tạo nên hố thiên thạch khổng lồ.
Thuyết âm mưu lại nghiêng về quan điểm, “Con mắt của Sahara” chính là một công trình nghệ thuật được xây dựng nên bởi người ngoài hành tinh!
Cấu trúc của Richat rất đặc biệt so với các bề mặt bị tác động bởi các vật thể lớn từ ngoài trái đất ở chỗ các tầng trầm tích, cái mà bao chứa kết cấu này, còn nguyên vẹn, “có trật tự” và không có các tầng bị lật, dốc đứng hoặc các khối địa chất lộn xộn.
Các nhà địa chất học đã đưa ra giả thiết rằng các vòng tròn đồng tâm này thực sự là các lớp đá trầm tích, biến chất và đá lửa xen kẽ được đẩy từ dưới mặt đất lên trên thành một nếp lồi đối xứng, một đỉnh tròn địa chất do một quá trình xâm nhập nhẹ của đá magma.
Tại vị trí trung tâm, “Con mắt của Sahara” được bao phủ bởi một lớp đá vụn với tổng bán kính lên đến 3km.
Cấu trúc này có tính đối xứng cao và bị xói mòn sâu. Đá trầm tích lộ ra trong kết cấu hình tròn này được phát hiện có từ cuối thời kỳ Nguyên Sinh (khoảng 2,5 tỷ năm trước) và sa thạch xung quanh rìa của nó có từ kỷ Ordovic (480 triệu năm trước).
Tuy nhiên, ý kiến này vẫn gây nhiều tranh cãi. Cho đến nay, chưa có lý do nào thực sự thuyết phục giải thích nguyên nhân vì sao cấu trúc lại có hình dạng tròn hoàn hảo đến như vậy và màu xanh dương của con mắt thật khiến giới khoa học phải đau đầu tìm đáp án!
Minh Anh (Tổng hợp)
Viễn cảnh pin Mặt Trời bao phủ toàn bộ sa mạc Sahara
Sahara là sa mạc lớn nhất thế giới với diện tích 9,2 triệu km2. Chỉ 1,2% diện tích của sa mạc này được bao phủ bởi pin Mặt Trời cũng đủ cung cấp điện cho toàn thế giới.
Phương Hà
Phát hiện thằn lằn bay khổng lồ ở sa mạc Sahara Những mẫu vật được tìm thấy tại một ngôi làng nhỏ tên là Beggaa, phía đông nam Morocco. Một loài thằn lằn bay sống cách đây 100 triệu năm ở Sahara vừa được phát hiện. Hoá thạch của chúng được tìm thấy bởi một nhóm các nhà khoa học tới từ đại học Baylor, Texas. Chân dung loài thằn lằn bay mới được...