Đẹp độc lạ: Bảo vật đàn violin 310 tuổi trị giá hơn 1.000 tỷ đồng
Được định giá 45 triệu USD, Messiah Stradivarius MacDonald trở thành chiếc đàn viloin đắt giá nhất hành tinh.
Cây đàn violin Stradivarius MacDonald 310 năm gây sốt trên toàn thế giới không chỉ bởi độ tuổi siêu hiếm mà còn vì giá trị siêu khủng. Đại gia nào sẽ bỏ ra 1.062 tỷ đồng để mang một trong 10 chiếc violin Stradivarius còn sót lại về tủ trưng bày của mình?
MacDonald là tên gọi được chủ nhân trước đặt cho cây đàn, cây đàn độc nhất này được làm bởi Antonio Stradivari, nhà chế tạo nhạc cụ vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại.
Cây đàn violin Stradivarius MacDonald 300 năm tuổi được định giá tới 45 triệu USD
Không kém cạnh so với đàn anh, cây vĩ cầm Messiah Stradivarius của bậc thầy người Ý này đã chế tác cách đây 304 năm cũng khiến giới nghệ sĩ violin trên toàn thế giới phải ước ao.
Trong danh sách 12 cây đàn vĩ cầm (violin) đắt nhất mọi thời đại, cây đàn violin Messiah Stradivarius đứng ở vị trí số 2 với mức giá mà nhiều người nhận xét là “báu vật của giới nghệ sĩ vĩ cầm”: 30 triệu USD (gần 700 tỷ đồng).
Chiếc violin này được bậc thầy Antonio Stradivari (1644 – 1737) chế tác vào năm 1716, đây cũng là “thời kỳ vàng” đỉnh cao trong tay nghề của nghệ nhân Antonio Stradivari.
Đã qua hơn 300 năm nhưng âm thanh của chiếc đàn huyền thoại Messiah Stradivarius vẫn khiến hàng triệu con tim rung động.
Video đang HOT
Âm thanh dịu ngọt, mềm mại của tiếng đàn vĩ cầm Messiah Stradivarius không chỉ khiến người nghe bị mê hoặc mà còn khiến người nghệ sĩ chơi đàn rung lên những xúc cảm hòa cùng tiếng đàn réo rắt.
Chất lượng âm thanh có 1-0-2 của cây đàn Messiah Stradivarius đến từ chất liệu tạo nên nó: Gỗ Vân sam nghìn năm tuổi nằm ở thung lũng Fiemme miền bắc nước Ý. Đặc biệt những cây gỗ phải được chặt vào mùa Đông cực lạnh của thời kỳ tiểu băng hà ở châu Âu, khi ấy cây Vân sam trở nên đặc, thơm và có độ bền thách thức thời gian.
Gỗ Vân sam là loài cây có tuổi thọ lâu đời nhất thế giới. Tại vùng núi cao lạnh giá Fulufjallet ở miền tây Thụy Điển, người ta tìm thấy một cây Vân sam có tuổi đời lên đến 9.558 năm tuổi và đặt tên là Old Tjikko. Cho đến nay, chưa một loài cây nào phá vỡ kỷ lục “cây già nhất thế giới” của Old Tjikko.
Nổi tiếng là người cẩn thận và kỹ tính, nghệ nhân Antonio Stradivari đã tính toán và chọn thời điểm tự tay chặt cây vào một đêm không có trăng của tháng Giêng để có được những miếng gỗ nhẹ nhất.
Những miếng gỗ sau đó được phơi trong ít nhất một năm để nhựa gỗ được oxy hóa và nước trong gỗ bay hơi hết.
Nhờ quá trình “tôi luyện” của tự nhiên cộng với kỹ thuật chế tác đỉnh cao của nghệ nhân Antonio Stradivari mà chiếc vĩ cầm huyền thoại Messiah Stradivarius đã ra đời.
Trong hơn 70 năm làm nghề chế tạo nhạc cụ của mình, bậc thầy Antonio Stradivari đã cho ra đời tổng cộng 1.100 loại nhạc cụ khác nhau, bao gồm violin, viloa, guitar và cello. Trong số đó, có 550 chiếc violin vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Riêng chiếc đàn vĩ cầm huyền thoại Messiah Stradivarius hiện đã được “về hưu” và trưng bày trong Bảo tàng Ashmolean, Oxford, Anh.
Bí mật trong việc chế tác những cây violin thần sầu của bậc thầy Antonio Stradivari vẫn còn là một bí ẩn.
Hàng trăm năm qua, đối với nghệ sĩ vĩ cầm thế giới, một lần được cầm trên tay chiếc violin huyền thoại Messiah Stradivarius là vinh dự của cả cuộc đời!
Minh Anh
1001 thắc mắc: Ai là cha đẻ của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm?
Phát minh ra công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm, Robert Geoffrey Edwards mang đến sự sống cho 5 triệu đứa trẻ, giúp đỡ hàng triệu cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn và đóng góp cho sự phồn thịnh của nhân loại.
Edwards và những đứa trẻ được sinh ra từ ống nghiệm. Ảnh: Telegraph.
Robert Geoffrey Edwards (27/9/1925 - 10/4/2013) là một bác sĩ, nhà bác học, giảng viên công tác tại Đại học Cambridge, Anh. Ông từng tham gia phục vụ quân đội và chiến đấu chống phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai. Sau khi giải ngũ, Edwards theo học tại Đại học Edinburg. Tốt nghiệp xong, ông làm công tác nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Bangor, phía Bắc xứ Walles.
Năm 1955, Edwards bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về đề tài sự phát triển của phôi chuột. Ngay từ lúc đó ông đã tạo ra được vài con chuột từ ống nghiệm. Ba năm sau, tại Viện nghiên cứu y học quốc gia London, bác sĩ bắt đầu tìm hiểu quá trình thụ thai của con người. Khi đào sâu về những thành tựu của nhà khoa học Patrick Steptoe (1913 - 1988) liên quan đến kỹ thuật soi ổ bụng, Edwards đã đề nghị được cùng hợp tác nghiên cứu về thụ tinh con người từ ống nghiệm. Từ đó hai nhà khoa học làm việc bên nhau đến khi về hưu.
Cùng với Patrick Steptoe, Edwards đã thành công trong việc phát triển kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và đã dẫn đến việc ra đời đứa bé đầu tiên được thụ tinh trong ống nghiệm Louise Brown vào ngày 25/7/1978.
Thụ tinh trong ống nghiệm tức là trứng được thụ tinh với tinh trùng bên ngoài cơ thể (ở đây là trong ống nghiệm). Phương pháp này ra đời sau khi kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thất bại. Nó được áp dụng cho những cặp vợ chồng hay phụ nữ đang ở độ tuổi sinh sản muốn có con nhưng vì lý do nào đó tinh trùng không thể thụ tinh cho trứng bằng phương pháp tự nhiên.
Những nỗ lực cho thụ tinh trong ống nghiệm của họ đã vấp phải không ít sự phản đối lẫn thái độ thù địch từ những người chống đối.
Nghiên cứu đột phá của Edwards - Steptoe cũng đặt cơ sở cho sự ra đời của kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI), kỹ thuật phân tích di truyền của tế bào được lấy ra từ phôi (PGD) và nghiên cứu tế bào mầm.
Edwards và Steptoe đã thành lập trung tâm Bourn Hall Clinic để tiện cho việc nghiên cứu và huấn luyện các chuyên gia. Năm 1988, Steptoe qua đời. Edwards tiếp tục công việc của mình và làm biên tập cho nhiều tạp chí y khoa uy tín.
Năm 1978, cô bé "từ ống nghiệm" chính thức ra đời
Năm 1968, Edwards và Steptoe đã thành công khi tiến hành ca thụ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên mãi 10 năm sau, ngày 25/6/1978, một cô bé "từ ống nghiệm" mới chính thức ra đời, đó là Louise Brown, nay đã 38 tuổi. Lịch sử y học thế giới đã ghi nhận Louise Joy Brown ở Oldham, Greater Manchester, Anh là em bé đầu tiên sinh ra nhờ kỹ thuật. Năm 2007, người phụ nữ này cũng sinh con bằng phương pháp mà chính cô được sinh ra.
Louise Brown là con của Lesley và John Brown, hai vợ chồng đã cố gắng thụ thai trong 9 năm nhưng không thành công vì ống dẫn trứng của Lesley bị tắc nghẽn. Người mẹ đã trải qua quy trình thụ tinh ống nghiệm được phát triển bởi Patrick Steptoe và Robert Edwards. Em bé Brown sinh ra vào lúc 11h47 đêm 25/7/1978 tại Bệnh viện Đa khoa Oldham bằng phương pháp sinh mổ. Đứa trẻ cân nặng 2,608 kg.
Bốn năm sau, em gái của Louise Brown là Natalie Brown cũng chào đời nhờ thụ tinh ống nghiệm và trở thành trường hợp thứ 40 trên thế giới sinh ra nhờ kỹ thuật. Cô gái được ghi vào lịch sử là người đầu tiên được thụ tinh trong ống nghiệm và sinh ra tự nhiên vào năm 1999.
Năm 2010, được trao giải Nobel Y học
Năm 2010, Edwards được trao giải Nobel về Sinh học và Y học với công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm được xem là mang tính cách mạng trong lĩnh vực y học sinh sản. Rất tiếc, người đồng phát minh là nhà bác học Patrick Steptoe không được nhận giải vì đã qua đời hai năm trước đó.
Năm 2011 Edwards được Nữ hoàng Anh phong tước Hiệp sĩ. Số người ra đời bằng phương pháp của hai ông đã lên tới 5 triệu thời điểm ấy. Hàng năm, trên thế giới, phương pháp thụ tinh nhân tạo đã mang đến cơ hội làm người cho 350.000 em bé. Robert Edwards qua đời ngày 10/4/2013 ở tuổi 87.
Với công nghệ tiên tiến, ngày nay tỷ lệ mang thai của người được thụ tinh trong ống nghệm đã được nâng lên đáng kể so với trước đây. Năm 2006, các báo cáo y khoa của Canada cho thấy tỷ lệ mang thai là 35%. Một nghiên cứu của Pháp ước tính có 66% bệnh nhân bắt đầu áp dụng phương pháp thụ tinh này và cuối cùng đã sinh con (40% trong quá trình điều trị bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại trung tâm và 26% sau khi gián đoạn thụ tinh trong ống nghiệm). Việc có con sau khi ngừng điều trị bằng thụ tinh trong ống nghiệm chủ yếu là nhận con nuôi (46%) hoặc mang thai tự nhiên (42%).
Tại Việt Nam, ca chữa trị vô sinh hiếm muộn bằng thụ tinh ống nghiệm được tiến hành lần đầu tiên tại Bệnh viện Từ Dũ năm 1998. Trong năm đó, hai bác sĩ Vương Thị Ngọc Lan, Hồ Mạnh Tường cùng cộng sự làm thụ tinh nhân tạo đã nhận giải thưởng Kovalevskaya. Đứa bé đầu tiên trong nhóm 3 trẻ sinh ra bằng phương pháp này là nữ sinh trường chuyên Lê Hồng Phong Phạm Tường Lan Thy xinh đẹp, hát hay, học giỏi đã nhận học bổng toàn phần của Đại học FPT. Đến nay, hai chuyên gia trong lĩnh vực thụ tinh trong ống nghiệm này đã giúp trên 14.000 đứa trẻ chào đời.
ĐỖ HỢP (T/H)
Chiêm ngưỡng 8 loài chim đẹp nhất hành tinh Chim thiên đường Wilson, chim trĩ vàng, giẻ cùi lam hay vẹt đỏ đuôi dài... là những loài chim đẹp nhất thế giới. Chúng được tạo hóa ưu ái ban tặng bộ lông rực rỡ sắc màu với vẻ đẹp vô cùng ấn tượng, khiến không ít người phải trầm trồ, khen ngợi. Đứng đầu danh sách những loài chim đẹp nhất thế...