Đẹp da từ cà rốt và cải xoong
Cà rốt có tác dụng làm tăng lượng hồng cầu, làm tăng miễn dịch của cơ thể, kích thích sự tiết sữa, làm cho các mô và da trẻ lại. Cải xoong làm đẹp nhan sắc, giải độc, giải nhiệt, lợi tiểu…
Cà rốt là một loại rau được coi là có giá trị dinh dưỡng cao và có tác dụng chữa được nhiều loại bệnh. Trong cà rốt chứa nhiều muối khoáng như K, Ca, P, Fe, Cu, Mg, Mn, Br…, nhiều vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B. Ngoài ra, cà rốt chứa rất nhiều caroten, chất này khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa dần thành vitamin A, vitamin của sự sinh trưởng và tuổi thanh xuân.
Theo Đông y, cà rốt có vị ngọt, cay, tính hơi ấm, có tác dụng hạ khí, bổ trung, yên ngũ tạng, tăng tiêu hóa, làm cho cơ thể nhẹ nhàng, khoan khoái.
Cà rốt có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe
Ngày nay, người ta ghi nhận cà rốt có tác dụng làm tăng lượng hồng cầu và huyết cầu tố, làm tăng miễn dịch của cơ thể, kích thích sự tiết sữa, làm cho các mô và da trẻ lại, giúp điều hòa hoạt động của ruột (vừa nhuận tràng vừa có tác dụng chống tiêu chảy), làm lành vết thương, lọc máu, lợi tiểu, trị ho.
Có thể dùng cà rốt dưới dạng tươi để ăn
Gỏi cà rốt tai heo
Cà rốt 300g, tai heo 300g, đậu phộng rang 100g, rau răm, chanh, ớt, nước mắm ngon, muối, giấm, đường. Ăn với bánh phồng tôm. Món này giúp chống táo bón, làm sạch ruột, tăng cường hệ miễn dịch, dưỡng da và làm tươi nhuận sắc mặt.
Cà rốt xào củ sắn, thịt heo
Cà rốt xào với củ sắn nước và thịt heo nạc (hoặc đậu hũ non), có tác dụng làm mịn da, tươi nhan sắc, giải nhiệt, giải độc, an thần, trợ tiêu hóa.
Cà rốt nấu canh sườn heo
Cà rốt nấu canh sườn heo hoặc hầm với đuôi heo, có tác dụng dưỡng da, làm mau lành vết thương, mạnh gân cốt, tăng sức đề kháng, tăng thị lực, chống lão hóa.
Video đang HOT
Sinh tố cà rốt
Sinh tố cà rốt là thức uống dưỡng da, bảo vệ da rất tốt vì là nguồn cung cấp các loại vitamin, các chất khoáng, chất xơ, acid folic… cho cơ thể. Những người bị bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, mỡ máu tăng, suy nhược cơ thể nên thường xuyên dùng sinh tố cà rốt.
Dùng 200g cà rốt kết hợp với các loại trái cây khác để làm sinh tố.
Thường người ta dùng các dạng sau:
- Cà rốt táo tây (1/2 quả) gừng (2 lát).
- Cà rốt kiwi (1 quả).
- Cà rốt cam (1 quả) táo (1 quả).
- Cà rốt táo (1 quả) nước chanh vắt…
Cải xoong
Còn gọi là xà lách xoong (cresson), là một loại rau rất tốt cho cơ thể, có tác dụng khai vị, bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, cung cấp nhiều chất khoáng, nhiều vitamin (A, B, PP, caroten) và vitamin C (hơn 40mg%), làm đẹp nhan sắc, giải độc, giải nhiệt, lợi tiểu.
Cải xoong mang lại nhiều lợi ích cho làn da.
Cải xoong rất tốt cho người ăn ngủ kém, suy nhược cơ thể, thiếu máu, thấp khớp, bị bệnh ngoài da, tiểu đường, ung thư, sỏi thận, bí tiểu, giảm chức năng gan mật, bệnh đường hô hấp…
Có thể sử dụng cải xoong dưới dạng tươi để ăn sống, trộn dầu giấm (với thịt bò hoặc trứng gà), nấu canh với thịt heo nạc để ăn, đều rất tốt cho sức khỏe và làm tươi đẹp làn da cũng như sắc mặt của mình.
Một trong những món ăn có ích cho làn da và sức khỏe là canh cải xoong đậu hũ
Nguyên liệu: 500g cải xoong, 2 bìa đậu hũ, 100g nấm rơm, 1 củ cải muối.
Gia vị: nước tương, muối, đường, bột ngọt, tiêu.
Cách làm: Cải xoong nhặt rửa thật sạch, vớt để ráo.
Đậu hũ cắt miếng vuông 2cm, dày 5mm, chiên vàng.
Nấm rơm gọt sạch, ngâm nước muối, xả lại nước lạnh để ráo, chẻ đôi.
Củ cải muối xắt chỉ, cho vào bao vải bóp trong thau nước lạnh cho bớt mặn.
Cho dầu vào nồi bắc lên bếp, dầu nóng thì thả kiệu xắt mỏng vào phi thơm, kế đến đổ đậu hũ chiên nấm rơm củ cải vào xào cho thấm dầu, nêm nước tương chút đường muối tiêu bột ngọt chén nước, để một lúc cho các thứ thấm gia vị, sau đó đong 2 tô nước lạnh đổ vào nồi canh.
Canh sôi thì nếm lại cho vừa ăn, thả cải xoong vào, bắc nồi canh xuống, múc ra tô, rắc thêm tiêu. Ăn nóng trong bữa cơm.
Theo 24h
Tắm thuốc ngày xuân
Đây là một phương thức độc đáo của y học cổ truyền, không chỉ làm đẹp da mà còn bảo vệ và nâng cao sức khỏe, dự phòng tích cực bệnh tật. Đặc biệt, mùa xuân biết cách tắm thuốc sẽ loại bỏ được độc tố, khai thông dương khí... giúp cơ thể khỏe mạnh.
Trong y học cổ truyền phương Đông, tắm thuốc còn là dược dục liệu pháp, là phương pháp cho thêm vào nước thường hoặc trực tiếp sử dụng dịch thuốc y học cổ truyền làm nước để tắm rửa toàn thân hay cục bộ nhằm mục đích phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Mùa xuân thuộc dương, là thiếu dương trong dương. Đặc điểm của khí dương là thích tự do, thoải mái, muốn vươn lên trên và vượt ra ngoài, rất sợ bị áp bức và ức chế. Vậy nên, mùa xuân phải dưỡng dương, nghĩa là phải làm cho khí dương trong cơ thể luôn được nuôi dưỡng đầy đủ và khoáng đạt.
Từ đời Chu (Trung Quốc) đã sử dụng "Hương thang dục" là một phương thức ngâm tẩm cơ thể bằng nước sắc của các vị thuốc có mùi thơm. Đến sau đời Tống, trong dân gian bắt đầu xuất hiện những cơ sở chuyên phục vụ khách hàng bằng cách "tắm nước thơm", từ đó dần dần hình thành một thói quen trong thiên hạ. Chẳng hạn, ngày Tết thì tắm bằng nước sắc của 5 dược liệu có hương thơm là lan hương, kinh giới, linh lăng hương, bạch đàn hương và mộc hương. Sau khi tắm bằng loại nước này, toàn thân tỏa mùi thơm phức, tinh thần trở nên phấn chấn, cơ thể có khả năng phòng ngừa tích cực các bệnh lý ngoại cảm trong mùa xuân. Sang tháng 2, cổ nhân khuyên nên lấy cây câu kỷ nấu lấy nước tắm ngâm có công dụng làm cho da dẻ sáng bóng, sắc mặt sáng tươi mà trẻ mãi.
Sách Vân cập thất tiên (đời Tống) có viết: " Buổi sớm ngày Lập Xuân sắc 3 vị là bạch chỉ, đào bì và thanh mộc hương lấy nước mà tắm thì cơ thể hết sức khỏe mạnh". Bạch chỉ và thanh mộc hương đều là những thứ thuốc có công dụng phương hương hóa trọc, khu phong trừ thấp rất có lợi cho sức khỏe. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, cả ba vị thuốc đều có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, làm thông thoáng đường hô hấp và dự phòng cảm cúm rất tốt. Đào bì là vỏ của cành và thân đào, đun nước tắm ngâm có thể trị chứng phong thấp, bôi ngoài da có thể chữa được mụn nhọt.
Bài 1: Đậu xanh 20g, bách hợp 20g, băng phiến 10g, hoạt thạch 30g, bạch phụ tử 30g, bạch chỉ 30g, bạch đàn hương 30g, tùng hương 30g, sắc kỹ lấy dịch chiết pha chế thành nước để tắm ngâm toàn thân, mỗi ngày 1 lần. Công dụng: cải thiện sức khỏe và dưỡng da.
Bài 2: Xương bồ 30g, đậu tương 30g, đậu đỏ 20g, tiểu hồi hương 10g, quán chúng 30g, phòng phong 20g, cúc hoa 30g, hồng hoa 20g, lá sen 30g, kinh giới tươi 30g, gừng tươi 10g sắc kỹ lấy dịch chiết pha chế thành nước để tắm ngâm toàn thân, mỗi ngày 1 lần. Công dụng: Dưỡng da, nâng cao sức khỏe, dự phòng tích cực cảm mạo và các bệnh lý ngoài da.
Bài 3: Rượu gạo 750ml hòa với nước ấm trong bồn rồi tắm ngâm toàn thân trong 20 phút. Công dụng: làm da khỏe và đẹp. Cũng có thể thay rượu gạo bằng bia hoặc rượu vang với liều lượng gấp ba.
Bài 4: Hoa đào 50g, hoa phù dung 30g, kim ngân hoa 30g, hoa sen 30g, bạch chỉ 30g, xuyên khung 20g, sắc kỹ lấy dịch chiết pha chế thành nước để tắm ngâm toàn thân, mỗi ngày 1 lần. Công dụng: làm khỏe và đẹp da, dự phòng cảm mạo ngày xuân.
Bài 5: Tỳ bà diệp 50g, cám gạo 50g, vỏ quýt 30g, địa phu tử 30g, tất cả tán vụn, cho vào túi vải rồi ngâm vào bồn chứa nước nóng, sau đó tắm ngâm toàn thân, mỗi ngày 1 lần. Công dụng: làm da khỏe và đẹp, dự phòng các bệnh lý da liễu mùa xuân
Theo 24h
Thần hộ mệnh của nhan sắc Vài năm gần đây, chocolate - từ một món ăn thường bị chị em tẩy chay bởi lầm tưởng nó chính là tác nhân gây mụn và báo hại các số đo lý tưởng của họ - đã trở thành một công cụ làm đẹp khiến phụ nữ khắp nơi trên thế giới phát cuồng. Các trung tâm spa và thẩm mỹ viện...