Dẹp bỏ tự ái, mẹ chồng – nàng dâu sẽ vui vẻ, thuận hòa
Cuộc sống gia đình luôn tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó những mâu thuẫn của mẹ chồng – nàng dâu luôn là những câu chuyện tốn nhiều giấy mực, gây tranh cãi nhiều nhất.
Không ít những cuộc mâu thuẫn không được giải quyết nảy sinh thành bạo lực gia đình, gây tan vỡ giữa nhiêu cặp vợ chồng trẻ.
Mẹ chồng can thiệp quá sâu
Những câu chuyện bạo lực tinh thần giữa mẹ chồng nàng dâu là không hiếm trong cuộc sống hiện đại. Bà Ngô Thị Ngọc Anh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng (CFCD) kể lại, trước đây bà có làm tư vấn trị liệu cho một người phụ nữ là chị N.T.H 25 tuổi, ở Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp đại học, H theo tiếng gọi của tình yêu nhận lời làm về làm vợ, làm dâu ở đất Thủ đô.
Mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu nên được hóa giải bởi sự chia sẻ, cảm thông từ hai phía. Ảnh minh họa I.T
Hôn nhân của chị là do chính mẹ chồng chị mai mối. Lúc mới cưới, tình cảm còn say đắm, chị yêu chồng, yêu cả mẹ chồng và ngược lại gia đình chồng đều rất yêu quý chị.
Một thời gian sau cuộc sống có nhiều khó khăn, chị cưới chồng xong thì chưa có việc làm ở nhà sinh con, lại sống chung với mẹ chồng. Hai người phụ nữ sống cùng nhà thì bắt đầu nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Mẹ chồng chị H thì sống kiểu truyền thống còn H thì sống kiểu hiện đại nên hai người thường xuyên cãi lộn. Mẹ chồng bắt ép H phải làm tất cả công việc nhà và chăm con trong khi H thì nói cô có thừa điều kiện và muốn thuê giúp việc.
Mâu thuẫn lên tới đỉnh điểm khi cả hai không thể chịu đựng, có lần xông vào cãi nhau rồi cào cấu nhau. Chồng H yêu vợ nhưng đứng giữa vợ và mẹ anh lại không thể lên tiếng. Chính vì thế, nhiều tháng sau đó, H liên tục bị trầm cảm, chán đời.
“Cô tâm sự với tôi là cô muốn thoát khỏi cảnh sống chung với mẹ chồng. Cô mong muốn được đi làm và chuyển ra khỏi nhà. Mặc dù đã tâm sự với chồng, nhưng anh ta là con trai duy nhất nên không thể làm trái ý bố mẹ” – bà Ngọc Anh kể lại.
Bà Ngọc Anh cũng cho biết, chị H là một trong số ít phụ nữ dám nói về câu chuyện buồn của mình và đi tìm cách giải quyết theo hướng tích cực. Một số người phụ nữ khác mà bà từng tiếp xúc khi rơi vào hoàn cảnh tương tự thường giữ kín câu chuyện vì sợ mang tiếng. Một số khác lại chọn cách giải quyết tiêu cực là quyết định ly hôn khi mâu thuẫn với mẹ chồng và không tìm được tiếng nói chung với chồng.
Nên tìm cách hóa giải mâu thuẫn
Video đang HOT
PGS-TS Phạm Ngọc Trung – giảng viên bộ môn Văn hoá gia đình (Học viện Báo chí tuyên truyền) cho rằng từ xưa tới nay, mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu đã trở thành vấn đề gây đau đầu của mọi gia đình. Cho dù ở xã hội hiện đại và văn minh, tìm thấy một người mẹ chồng tâm lý và thông cảm với con dâu cũng không phải chuyện dễ dàng.
Chính bởi quan niệm truyền thống ấy, nhiều người vẫn e dè, kiêng kỵ việc sống chung với mẹ chồng. Nhiều người còn cho rằng “khác máu tanh lòng”, do đó khi về sống chung một nhà họ hay dò xét nhau. Bất kể có việc gì đó không hài lòng là thể hiện thái độ thay vì thông cảm, cùng nhau tìm hướng giải quyết tích cực.
“Gia đình trẻ sống độc lập, người trẻ hành xử vì thế cũng bộc lộ theo bản năng chứ ít cân nhắc, đong đếm trước khi làm. Sự bộc lộ thái quá cái tôi cá nhân của những cô con dâu trẻ khiến nhiều bà mẹ chồng cảm thấy không thoải mái. Nhiều hành vi được cho là bình thường của thanh niên lại khiến mẹ chồng cảm thấy khó chịu, xem đó là hành vi của con dâu hư hỏng. Khi những căng thẳng, mâu thuẫn trong gia đình không được dung hòa, dễ nảy sinh bạo lực về tinh thần. Lâu dần, những mâu thuẫn này tác động lớn tới hạnh phúc gia đình” – ông Trung nói.
Theo ông Trung, khi đối mặt với những mâu thuẫn, mẹ chồng – nàng dâu có thể dẫn tới bạo lực thì hai bên nên tìm cách hóa giải. Mỗi người nên kiềm chế cái tôi cá nhân, tìm tiếng nói chung, tránh để sự việc đi quá xa hoặc tồn tại mâu thuẫn một thời gian dài.
“Con dâu là những người trẻ tuổi, dễ cân bằng cuộc sống và cải thiện tình hình hơn cả. Các cô có thể tìm tới những nơi có không khí trong lành để hít thở, thư thái, tìm những người bạn, người trung lập (trừ người thân trong gia đình) để giải tỏa cơn mệt mỏi. Thậm chí, có thể tự thưởng cho mình một chuyến đi du lịch rời xa những mớ bòng bong trong gia đình, cân bằng lại cuộc sống” – ông Trung khuyên.
Bà Ngô Thị Ngọc Anh cho rằng, trong một vài trường hợp, người vợ có thể tâm sự với chồng hoặc mẹ chồng để hóa giải các mâu thuẫn. Tuy nhiên, trước khi tâm sự cần suy nghĩ thật kỹ về những mâu thuẫn xem liệu bản thân mình có gì chưa phải, có gì đó không đúng cần hành xử chuẩn mực hơn. Ngược lại, mẹ chồng cũng cần phải dẹp bỏ những tự ái cá nhân, hướng tới suy nghĩ tích cực và không nên can thiệp quá sâu vào cuộc sống của con cái để tránh những mâu thuẫn không cần thiết.
Theo Dân Việt
Các cô vợ đỏng đảnh nghe này, đàn ông sẽ chọn mẹ chứ không bao giờ chọn vợ đâu
Thà có một cô con dâu ở quê thật thà, chất phác còn hơn có được một cô con dâu thành phố nhưng kênh kiệu đủ đường, không ngó ngàng gì tới gia đình chồng. Cả năm mới về thăm mẹ chồng 1-2 lần.
Có con dâu là thêm một đứa con gái, mấy người mẹ chồng có được suy nghĩ thoáng như bà Hà, ấy vậy mà cô con dâu khi vừa ra mắt, đã khiến bà thấy buồn hơn vui.
Con trai bà từ quê lên thành phố lập nghiệp, cũng gọi là có chút tài năng và chăm chỉ, nên không lâu cũng có được công việc ổn định, dần dần khiến gia đình nở mày nở mặt.
Chồng bà mất sớm, bà lại sinh được có mỗi đứa con trai, dần dần coi con như chính bản thân mình, không quản mong gì cả, chỉ mong con hạnh phúc, thành đạt. Sau đó tìm một cô vợ tốt để rồi xây dựng tổ ấm của mình, có như thế bà mới cảm thấy được phần nào niềm vui tuổi già.
Ấy thế mà làm việc nơi thành phố, con bà cũng có chút thay đổi, mối tình hồi còn đi học cũng không giữ được, mấy cô gái tốt bà giới thiệu, con bà toàn chê họ quê mùa. Rồi được dăm bữa nửa tháng, thấy con nói đang yêu một người trên thành phố.
Cô người yêu nơi thành phố và những tính cách khó chiều. Ảnh minh họa
Bà vừa mừng, vừa lo. Ngày lễ tết, ngỏ ý muốn xem mặt, nhưng con trai lại nói, cô ấy là con gái thành phố, về đâu cái đất nghèo này, cô ấy ngại, mà con cũng ngại. Thấy con nói vậy, bà chỉ buồn.
Nhưng rồi chuyện gì đến rồi cũng phải đến, Tết năm sau nữa, bà được con trai thông báo rằng người yêu con sắp ghé chơi nhà, mẹ dọn dẹp nhà cửa, đừng để bừa bộn quá. Với cô ấy ưa sạch sẽ, mấy con mèo, con chó bà nhốt chúng lại.
Chiều ý con trai, bà làm tất thảy mọi điều mà cậu dặn, cơm nước chuẩn bị xong, thì thấy cô gái xuất hiện. Từ lần gặp đầu tiên cô đã tỏ rõ không thích người ở quê, cơm nước ăn không vừa miệng, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn khiến cô gái kia gắt gỏng muốn về thành phố.
Con trai bà thì có vẻ chiều cô ấy, thấy vậy cũng đưa cô ấy đi, không nói với bà một lời nào. Sau đó, mặc bà nhận xét đánh giá, anh vẫn tiếp tục yêu cô gái ấy. Và cuối cùng, xin mẹ cho cưới cô nàng kia làm vợ.
Biết là hạnh phúc do con trai mình chọn, bà can thiệp cũng không được, chỉ nhẹ nhàng nói con trai nên khuyên bảo để cô ấy cư xử có trước có sau hơn. Đám cưới diễn ra, cũng mở ra lớn, người người đến chúc mừng, nhưng sau đó lại rỉ tai nhau về thái độ của cô dâu nơi thành thị.
Thái độ của con dâu khiến mẹ chồng buồn lòng. Ảnh minh họa
Đám cưới diễn ra xong, cô con dâu cho người dọn đồ về thành phố ở, thậm chí khi cỗ bàn còn chưa kịp dọn, có người còn chưa kíp thấy mặt cô dâu, họ hàng vì thế nói bà có mỗi đứa con mà lại để nó lấy người như thế. Bà chỉ thêm buồn lòng.
Thế rồi cứ năm trôi qua, sức khỏe ngày một yếu, không ai chăm nom, cứ sống lủi thủi một mình. Bà thấy thương phận mình, nhớ con cũng ít khi dám gọi. Cả năm trời, chắc cô con dâu mới cùng chồng về quê thăm mẹ được 1-2 lần.
Mỗi lần ấy, tuy có mang về rất nhiều đồ đạc và quà cáp, nhưng nó không khiến bà Hà vui lòng. Thậm chí còn khiến bà chạnh lòng vì cảm thấy đứa con mình dứt ruột sinh ra không còn nghĩ suy, thương mẹ như ngày trước. Cứ nghĩ như thế, bà lại nuốt nước mắt vào trong.
Thấm thoắt được 3 năm kể từ ngày con bà lấy vợ thành phố, cũng là những năm bà đón lễ tết một mình. Hôm nay, thấy con trai gọi điện sẽ về thăm quê, bà cũng mừng lòng.
Cô con dâu quý hóa cả năm mới về thăm mẹ 1-2 lần. Ảnh minh họa
Từ chợ đi về, bà thấy con trai đang nói với vợ trong nhà: "Phận làm con ai cũng thế em ạ, mẹ anh cũng là mẹ em, mà bố mẹ em cũng là bố mẹ anh. Báo hiếu là việc chúng ta phải làm, đó là trách nhiệm của con cái. Em hãy cư xử cho tốt, cho vẹn tình mẹ chồng - nàng dâu.
Em thấy có ai mà một năm về nhà chồng có vài lần rồi lại đi trong khi thành phố về quê cũng chỉ mất mấy tiếng đi xe như thế hay chưa?"
Bà thấy con dâu im lặng, bèn đánh tiếng từ ngoài bước vào. Cô con dâu vẫn giữ nguyên nét mặt như cũ.
Sau cùng cất tiếng: "Anh ở lại với mẹ anh đi, tôi đi về thành phố, ở quê tôi không thấy có gì thích thú ở lại." Nói rồi cô nàng vùng vằng lấy túi xách bước đi.
Thế là con trai bà lên tiếng: "Em đi được thì cứ đi, nhà ở quê cũng là nhà anh, đây là mẹ anh, em không chịu được cảnh như thế, chúng mình ly hôn."
Nghe xong câu, cô con dâu tức tối bước ra ngoài sân, lái xe rời đi. Con trai Hà hơi cười.
- Để con giúp mẹ nấu ăn, bấy lâu nay khiến mẹ buồn lòng rồi!
Theo Emdep
Nhìn những giọt máu rớt xuống mặt đường, anh mới hiểu nỗi đau của vợ bấy lâu Mỉm cười nhìn vợ và con nằm trên giường, Mạnh thở phào nhẹ nhõm vì vừa mới đây thôi anh còn vô cùng sợ hãi chỉ vì cái cách thử lòng ngớ ngẩn của mình đã làm tổn hại đến chính vợ con anh. Hà và Mạnh lấy nhau gần 2 năm nay. Cả hai đang làm trong công ty tư nhân, mức...