Dẹp bỏ đại sứ quán Mỹ giả mạo tồn tại hơn 10 năm ở Ghana
Dù đã hoạt động hơn 10 năm nhưng đại sứ quán giả mạo này không bị phát hiện mà còn giúp đưa rất nhiều trường hợp sang Mỹ trót lọt.
Đại sứ quán Mỹ giả mạo là một ngôi nhà 2 tầng ọp ẹp.
Chính quyền Ghana thông báo vừa dẹp bỏ một đại sứ quán Mỹ giả hoạt động ngay giữa thủ đô Accra trong suốt một thập kỷ qua. Đơn vị này phát hành visa giả để tuồn người vào Mỹ mà không bị phát hiện.
Trước khi bị đóng cửa, đại sứ quán giả mạo nằm trong một căn nhà 2 tầng sơn màu hồng với mái tôn sắt. Căn nhà dựng một cột cờ Mỹ bên ngoài và bên trong treo chân dung Tổng thống Barack Obama.
“Đơn vị này không được chính phủ Mỹ vận hành mà do một số đối tượng từ Ghana và Thổ Nhĩ Kỳ nhúng tay. Chúng là tổ chức tội phạm và đã mua chuộc một luật sư người Ghana chuyên về nhập cư và tội hình sự”, Bộ Ngoại giao Mỹ viết.
Những kẻ quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ nói được tiếng Anh và tiếng Hà Lan tự giới thiệu mình là nhân viên lãnh sự quán. Chúng điều khiển mọi hoạt động của đại sứ quán giả mạo. Điều tra cũng phát hiện ra đại sứ quán Hà Lan giả mạo được thành lập trái phép ở thủ đô Accra.
Nhóm tội phạm này phát hành visa thật nhưng được cấp trái phép để thông quan. Tất cả giấy tờ còn lại là giả mạo, bao gồm cả giấy khai sinh với giá 6.000 USD/tờ. Ngoài giấy tờ đi Mỹ, cơ quan điều tra tìm thấy các hồ sơ đi châu Âu, Nam Phi hay Ấn Độ. 150 hộ chiếu từ 10 quốc gia khác nhau cũng được tìm thấy.
Video đang HOT
Đại sứ quán Mỹ thật rất hoành tráng và khang trang.
Thông báo được Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra không nói rõ bằng cách nào nhóm tội phạm này có được visa hợp lệ và bao nhiêu người đã tới Mỹ trái phép qua con đường này. “Những kẻ phạm pháp có thể mua chuộc các quan chức tha hóa cũng như kiếm được giấy tờ hợp lệ để làm mọi thủ tục cần thiết”, Bộ Ngoại giao Mỹ nói.
Hiện nay, thị trường visa đến các nước phương Tây ở châu Phi là một mảnh đất màu mỡ cho tội phạm có tổ chức. Nhiều người sẵn sàng bỏ rất nhiều tiền để xin nhập cư vào châu Âu nhằm tìm cơ hội đổi đời.
Đại sứ quán Mỹ thật nằm ở khu vực Cantonments, một trong những địa điểm đắt đỏ nhất thủ đô Ghana. Mỗi ngày hàng dài cả trăm người xếp hàng tới xin visa du lịch hoặc kinh doanh ở Mỹ.
Đại sứ quán Mỹ giả mạo mở cửa 3 buổi sáng mỗi tuần và không chấp nhận gặp mặt trực tiếp. Thay vào đó, chúng quảng cáo trên bảng tin ở 3 quốc gia là Ghana, Togo và Bờ Biển Ngà. Sau đó, khách hàng được đưa tới một khách sạn gần đó để thực hiện giao dịch bất chính.
Theo Danviet
Vua châu Phi quay lại Canada làm việc để gửi tiền về nuôi dân
Vua của tộc người Akan ở Ghana, châu Phi, quyết định quay lại Canada tiếp tục công việc làm vườn trước đó để kiếm tiền gửi về quê nhà giúp đỡ đồng bào.
Vua tộc Akan ở Ghana, Tây Phi. Ảnh: Cbc
Năm ngoái, Eric Manu từ bỏ công việc làm vườn ở Langley, tỉnh British Columbia, phía tây Canada, để về quê nhà của mình ở Tây Phi lên ngôi vua. Tuy nhiên, hôm 19/9, ông đã trở lại thành phố để kiếm tiền gửi về quê giúp cải thiện cuộc sống của người dân trong bộ tộc Akan, theo Cbc.
"Chính phủ Ghana không chú trọng đầu tư vào các thôn xóm hoặc vùng nông thôn xa xôi. Họ chỉ tập trung vào thành thị. Việc này thực sự rất đáng lo ngại", Eric Manu nói. "Người dân vùng sâu gặp nhiều khó khăn như thiếu thốn nước ngọt, điện, mạng lưới viễn thông, bệnh viện, cơ sở hạ tầng nghèo nàn".
Vua Manu cho biết, ông quay lại Canada với hy vọng tìm quà từ thiện và đối tác để giúp đỡ người dân quê nhà.
Manu chuyển tới Canada năm 2012, sau khi kết hôn với một phụ nữ Canada. Hai người có một cậu con trai. Ông kế thừa ngôi vua của chú mình, khi người này qua đời năm 2015, hưởng thọ 67 tuổi.
Manu và vợ con. Ảnh: Toronto Stars
Manu cho biết, ngôi vua cho mình "sự oai nghiêm và tính linh hoạt", trong đó, sự oai nghiêm để cai trị bộ tộc, còn sự linh hoạt để đáp ứng nhu cầu người dân.
"Tôi cảm giác mình ở đây vì quyền lợi nhân dân, và có trách nhiệm chăm sóc họ", ông nói. "Nó khiến tôi thay đổi thành con người khác".
"Tôi thấy mình trưởng thành hơn, tư tưởng phóng khoáng hơn, nghĩ xa hơn, bao dung hơn với tất cả mọi người, không phân biệt họ là ai", Manu nói.
Ông cho biết đã được nhân dân ủng hộ mạnh mẽ khi đàm phán với chính phủ Ghana, khiến phó tổng thống phải quan tâm tới điều kiện của dân làng. Theo Manu, đó cũng là kinh nghiệm quý báu cho ngài phó tổng thống.
Manu cho biết sau khi quay lại Canada, ông muốn đảm bảo cộng đồng của mình phát triển thịnh vượng.
"Tôi thực sự muốn quê hương tôi, làng xóm tôi sẽ trở thành một 'Canada thứ hai'", ông bày tỏ hy vọng.
Manu và hàng viện trợ từ Canada gửi về Ghana. Ảnh: Toronto Stars
Hồng Hạnh
Theo VNE
Vua châu Phi kiêm thợ cơ khí Đức Vị vua là thủ lĩnh tinh thần của hơn hai triệu người dân tộc Ewa tại quốc gia Tây Phi, "cai trị" thần dân từ xa qua Skye trong khi vẫn làm thợ cơ khí ở Đức. Vua Cephas Bansah, 67 tuổi, được coi là "thủ lĩnh tinh thần của người dân tộc Ewe" tại Togo, đất nước Tây Phi giáp biên giới...