Đeo vàng gây bệnh?
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, trang sức kim loại mang đến không ít tác hại cho cơ thể người, bên cạnh đó là nguy cơ viêm da, dị ứng, mẩn ngứa…
Nghi can gây “bách” bệnh
Nghiên cứu của các nhà khoa học thế giới phát hiện rằng, cơ thể càng đeo nhiều đồ trang sức bằng kim loại thì nguy cơ mắc bệnh càng nhiều, trong đó chủ yếu là các bệnh về thị giác, thính giác, đau mỏi lưng, đau xương cốt, trí nhớ kém, thần kinh hoạt động yếu và phản ứng chậm chạp…
Lý giải vấn đề này, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Y khoa Đại học Oklahoma (Hoa Kỳ) cho rằng, cơ thể con người bình thường phát sinh ra dòng điện với cường độ thấp, dòng điện này xuyên qua lớp da, truyền đạt qua hệ thống thần kinh, mang những mệnh lệnh phát ra từ não bộ truyền tới các bộ phận trong cơ thể.
Chính vì vậy, da đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn xuất dòng điện từ não bộ đi khắp nơi trong cơ thể. Việc đeo nhiều đồ trang sức sẽ tích tụ điện năng, cản trở sự dẫn xuất của dòng điện trong cơ thể, gây ra nhiều loại bệnh tật.
Chuyên gia trị liệu thần kinh cột sống người Anh – Simon King cũng cho rằng, các đồ trang sức như vòng cổ, vòng tay và đặc biệt là khuyên tai có thể là thủ phạm gây đau vùng cổ gáy, đau vai và lưng mạn tính. Ông giải thích rằng, đối với một số người, việc đeo đồ trang sức bằng kim loại gây kích thích lên các vùng da xung quanh.
Video đang HOT
Vàng có thể gây bệnh?. (Ảnh: Lê Na)
Khi hệ thần kinh nhận được tín hiệu này, nó sẽ phản ứng bằng cách cố dịch chuyển các phần tử trong cơ thể bị kích thích tránh xa khỏi vị trí của các đồ trang sức. Các nhóm cơ trong vùng dịch chuyển sẽ làm căng các nhóm cơ khác, gây ra hiện tượng nhức mỏi kéo dài mà không một phương pháp luyện tập nào có thể chữa khỏi.
Chưa có kết luận khoa học
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải thuộc Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người, cơ thể con người luôn có những dòng điện phát ra trên bề mặt da – chính vì thế mà khi đi khám bệnh chúng ta có thể ghi điện não đồ và điện tâm đồ.
Khi ta suy nghĩ, dòng điện cũng xuất hiện, nhờ đó mà các phương pháp đo điện não và chụp ảnh cộng hưởng từ của não bộ có thể phát hiện từng trung tâm hoạt động của não. Khi có hành động, chẳng hạn một người nâng một quả tạ, hay co gập tay… dòng điện phát sinh ra cũng có thể ghi lại được.
Tuy nhiên, việc có dòng điện trên bề mặt da cũng không thể lý giải chắc chắn rằng đeo trang sức kim loại có ảnh hưởng đến sức khoẻ hay không; Mà có lẽ ảnh hưởng chỉ về mặt cơ học là chính. Bởi vì những dòng điện chỉ phát trên bề mặt da khi cơ quan nội tại đã thực hiện xong chương trình của nó, nên không thể có tác động ảnh hưởng gì.
Trái lại, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải còn dẫn ra một thí nghiệm cho thấy, việc đeo vòng thậm chí còn có tác dụng tích cực. Thí nghiệm được thực hiện với một số cây thuốc lá bị bệnh, được gắn các vòng dây kim loại, các vòng này được giữ bởi một thanh ebonit cách điện với mặt đất.
Thí nghiệm cho thấy, những cây không có vòng đều bị chết, còn những cây có vòng kim loại bao quanh, nhờ thu được những sóng không gian vũ trụ nên khỏi bệnh. Điều này cũng cho phép cắt nghĩa vì sao một số đồng bào dân tộc có kinh nghiệm đeo vòng ở cổ hoặc cổ tay. Tuy nhiên, để có câu trả lời thật khoa học, theo nhà nghiên cứu Giác Hải, cần phải có nhiều thí nghiệm chính xác về vấn đề này.
Trong các đồ trang sức được làm bằng kim loại như khuyên tai, dây chuyền, vòng, lắc đeo tay, nhẫn… thường có nguyên tố niken. Thậm chí ngay cả phéc-mơ tuya, cúc quần, gọng kính, dây đồng hồ, móc cài áo lót của phụ nữ cũng có nguyên tố này. Khi các đồ vật trên tiếp xúc trực tiếp với da, cọ sát liên tục gây ra dị ứng. Nhất là vào mùa hè, trời nắng nóng, mồ hôi ra nhiều thấm vào kim loại, làm kim loại bị hòa tan thấm vào da càng dễ gây dị ứng. Chỉ những vùng da nào tiếp xúc với niken mới có biểu hiện dị ứng. Bề mặt da bị ngứa, mẩn đỏ, xuất hiện mụn nước, viêm loét, sưng nề. Đối với những người có cơ địa dị ứng thì rất nhanh chóng xảy ra phản ứng ngứa ngáy, nếu không kịp thời cách ly vật gây dị ứng, bệnh sẽ tiến triển nặng. Ban đầu dị ứng cũng khiến nhiều người ngứa ngáy rất muốn gãi nhưng cần lưu ý, tuyệt đối không nên gãi những mụn nước này, vì sẽ vỡ ra và có thể gây bội nhiễm khiến việc điều trị khó khăn, kéo dài hơn. BS Vũ Mạnh Hùng, Bệnh viện Da liễu Hà Nội
Theo Bee
Cảnh giác với nhiễm độc tai không hồi phục
Nhiêm đôc tai trong la hiên tương tôn thương hàng loạt các bộ phận của tai trong như thân kinh thinh giac, ôc tai, tiên đinh, ông ban khuyên, thach nhi cua tai trong do hoa chât, thuôc, đôc tô cua vi khuân, virut. Đây là loại nhiễm độc rất nguy hiểm, có thể gây điếc không hồi phục nên biện pháp phòng tránh được đặt lên hàng đầu.
Độc tố là nguyên nhân chính gây nhiễm độc tai trong
Cac đôc tô tac đông lên tai trong, pha huy câu truc cua thân kinh va hê thông thăng băng gây ra nghe kem (thê tiêp nhân), mât thăng băng, u tai, chong măt. Cac tôn thương nay ơ mưc đô khac nhau tuy theo chât gây nhiêm đôc va mưc đô nhạy cam cua tưng ca thê. Hơn 100 loai thuôc gây ra ngô đôc tai trong, bao gôm nhom aminoglycoside và thuốc kháng sinh khác, muôi cua platin, salicylat, quinin, thuốc lợi tiểu vòng lặp hoặc do nhiễm độc rượu, thuốc lá, cholesterol máu cao, acid uric máu cao, ure máu cao, đường máu cao, do vỡ mạch, co thắt mạch máu tai trong, do dị ứng. Tổn thương thần kinh do viêm màng não, giang mai, do virut (zona), do u thần kinh... Tổn thương trung tâm thính giác ở vỏ não do u não, áp-xe não, thương tổn não ở vùng nhân tiếp nhận âm thanh, ở vỏ não. Ngoài ra, một số yếu tố có thể lam bệnh nhân có nguy cơ cao nhiễm đôc ôc tai như bệnh nhân cao tuổi, những người có suy thận, những người có vấn đề về thính giác tồn tại từ trước, những người có tiền sử gia đình co ngươi bi nhiêm đôc. Nhiễm đôc tai trong thương tôn thương ơ ca hai bên, không co kha năng hôi phuc.
Các dấu hiệu nhận biết nhiễm độc tai trong
Biêu hiên nhiễm đôc tai trong cấp tính do thuốc la dâu hiêu u tai, chong măt va nghe kem xuât hiên. Thời gian khởi phát thường không thể đoán trước, nghe kém có thể xảy ra ngay cả sau khi dùng một liều duy nhất. Ngoài ra, nghe kém có thể không biểu hiện cho đến khi một vài tuần hoặc vài tháng sau khi kêt thuc điều trị thuôc. Giai đoan đâu nghe kem ơ tân sô cao (>4.000Hz). Nghe kem tiên triên năng dân rôi xuât hiên ơ ca tần số thấp va có thể điêc hoan toan.
Điêu tri ngô đôc tai
Để điều trị bệnh, cần ngưng ngay thuôc hoăc hoa chât đang sư dung nêu phat hiên co biêu hiên cua ngô đôc cho tai. Cach khăc phuc duy nhât đôi vơi nhưng trường hơp bị nhiễm độc tai la sư dung may nghe hoăc cây điên cưc ôc tai nên viêc phòng chống là cân thiêt. Biện pháp phòng chống chính là cân nhăc các rủi ro đôi vơi ngươi sư dung aminoglycoside. Xác định ngươi có nguy cơ cao và chọn kháng sinh thay thế. Theo dõi bệnh nhân đến 6 tháng sau khi ngưng điều trị. Đanh gia nồng độ thuốc trong huyết thanh và chức năng thận trước, trong và sau khi điều trị. Đo thinh lưc trước khi điều trị.
Theo SK&ĐS
Phải ăn cá mới có omega-3? Không ai phủ nhận việc ăn cá hoặc sử dụng dầu cá sẽ mang đến cho sức khỏe một "quà tặng" vô giá. Tuy nhiên, vẫn còn một số điều cần phải nói với "lý thuyết" cho rằng "cá là số 1". Nếu chúng ta tin tưởng tuyệt đối vào những điều chúng ta được nghe thì dầu cá quả thật là "viên...