Dẻo, ngon mỳ gạo Châu Sơn
Chế biến từ 100% gạo ngon nguyên chất, nguồn nước tự nhiên tinh khiết, không chất bảo quản, không chất tẩy trắng, mỳ gạo Châu Sơn dẻo ngon nổi tiếng.
Manh nha từ những năm 80 của thế kỷ trước, nghề làm mỳ gạo ở Châu Sơn (thôn Châu Sơn, xã Ngọc Châu, Tân Yên, Bắc Giang) phát triển mạnh từ những năm 1990. Hiện, Châu Sơn có gần 60 hộ (trên tổng số gần 100 hộ) chuyên nghề chế biến mỳ gạo. Trung bình mỗi ngày toàn thôn sản xuất 10 tấn mỳ gạo, cung cấp ra thị trường.
Mỳ được phơi khắp các khoảng sân rộng ở làng Châu Sơn. Hong khô tự nhiên là một phần bí quyết tạo sợi mỳ dẻo dai, ngon hơn của người làm mỳ Châu Sơn.
Một ngày lao động ở làng mỳ bắt đầu rất sớm từ 5h sáng và kết thúc vào 19h. Người làng đã sử dụng máy móc hiện đại phục vụ sản xuất. Từ mờ sáng, đồng loạt các lò làm mỳ trong làng đều sáng điện. Tiếng máy quấy bột, máy tráng mỳ bắt đầu chạy ro ro, xình xịch tạo nên âm thanh sôi động.
Anh Nguyễn Văn Quế, chủ cơ sở sản xuất mỳ gạo Quế Hằng (thôn Châu Sơn) cho biết, trung bình mỗi ngày, gia đình anh Quế sản xuất 1,8 tạ mỳ thành phẩm (từ 2 tạ gạo). “Mỳ Châu Sơn được chế biến qua nhiều công đoạn công phu. Nguyên liệu phải là gạo ngon nguyên chất, thường là gạo Khang dân, nguồn nước tinh khiết”.
Gạo để làm mỳ phải được lựa chọn cẩn thận, phải là gạo Khang dân 18 trắng, sạch, mẩy.
Từ những hạt gạo ngon, trắng, căng mẩy người làng ngâm 2-3h, trong nguồn nước tinh khiết lấy trên núi. Sau đó, gạo ngâm được đưa vào máy nghiền tạo bột nước. Kế đến tiến hành lọc, ép khô. Tiếp theo, sử dụng máy bón bột đưa vào máy tráng, đùn mỳ. Cuối cùng, cắt mỳ đem phơi khô và đóng gói thành phẩm. Công đoạn nào cũng được chú trọng sạch sẽ.
Video đang HOT
Vợ chồng anh Quế sản xuất mỳ gạo Vợ chồng anh Quế sản xuất mỳ gạo
Anh Quế tâm sự, cùng mỳ Chũ, mỳ gạo Châu Sơn ngon có tiếng. Nếu dùng nấu phở, ngon, hấp dẫn chẳng kém phở ngon các nơi. Với giá bán lẻ 25-30 nghìn đồng/ kg, nghề làm miến đem lại cho những hộ dân như gia đình anh 200-300 triệu đồng/ năm. Vào mỗi dịp cận Tết, lượng mỳ tiêu thụ tăng gấp đôi, vợ chồng anh Quế phải dậy từ 3h sáng làm việc cật lực tới tối mịt.
Chị Hằng (vợ anh Quế) đang phơi mỳ – thứ đặc sản dùng nấu phở ngon chẳng kém phở ngon Hà Nội, Nam Định…
Công nhân xưởng sản xuất mỳ Quế Hằng đóng bao sản phẩm. Cùng với mỳ Chũ, mỳ sạch Châu Sơn nức danh đất Bắc Giang. Thương buôn nhiều tỉnh thành miền Bắc ưa chuộng phân phối…
Không những giúp đời sống người dân khấm khá, nghề làm mỳ ở Châu Sơn còn tạo việc làm cho hàng trăm lao động vùng lân cận. Mỗi lò sản xuất thuê từ 3-5 lao động, trả công 4-5 triệu đồng/ người/ tháng.
Tháng 6.2016, mỳ gạo Châu Sơn được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học & Công nghệ) công nhận nhãn hiệu. Cùng việc mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống, các hộ dân nơi đây đều xây hầm Biogas xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.Tháng 6.2016, mỳ gạo Châu Sơn được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học & Công nghệ) công nhận nhãn hiệu. Cùng việc mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống, các hộ dân nơi đây đều xây hầm Biogas xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.Tháng 6.2016, mỳ gạo Châu Sơn được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học & Công nghệ) công nhận nhãn hiệu. Cùng việc mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống, các hộ dân nơi đây đều xây hầm Biogas xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.
Theo Danviet
Giáo sư gốc Việt: 'Trong tôi 100% nước mắm'
Mang trong mình dòng máu Việt, Anh, Pháp và Tây Ban Nha, nhưng nữ giáo sư Kiều Linh Caroline bảo bên trong cô có 100% nước mắm.
Với những người lần đầu gặp mặt, chưa nghe giáo sư Caroline Kiều Linh nói chuyện, khó ai đoán ra những nét gốc Việt của cô.
Trong nhà tôi có nước mắm và mắm tôm
Với giáo sư Caroline, tinh thần Việt của cô đọng trong hai từ "nước mắm". Mùi vị của nước mắm chính là mùi gợi nhớ đến quê hương, đến ông bà nội, đến 5 năm đầu đời đầy kỷ niệm ở Việt Nam.
Caroline mang trong mình dòng máu Việt, Anh, Pháp và Tây Ban Nha. Năm 1975, khi chiến tranh kết thúc, Caroline khi đó mới 5 tuổi. Cả gia đình sau đó chuyển sang Mỹ sinh sống.
Ở nơi được mệnh danh là đất nước của người di cư, nhiều người nói rằng mọi người có thể đến từ nhiều nước khác nhau, mang màu da khác nhau nhưng bình đẳng. Với Caroline, mọi chuyện không đơn giản như vậy.
Với giáo sư Kiều Linh Caroline, nói tiếng Việt là một cách để kết nối với quê hương. Ảnh: Hải An.
Nỗi sợ kỳ thị ám ảnh cuộc sống từ khi còn là đứa trẻ đến lúc trưởng thành. "Ở nhà, bố mẹ bắt tôi nói tiếng Anh. Vậy là sau hàng chục năm, tôi quên cả tiếng Việt lẫn phong tục của mình".
Nhưng dẫu có bỏ tiếng nói, quên phong tục thì sự kỳ thị vẫn còn ở đó. "Nếu mình nói mình là người Mỹ thì người Mỹ cũng không bằng lòng với điều đó. Vậy mình là người gì nếu không phải là người Mỹ?", giáo sư Caroline nhớ lại.
Rất nhiều câu hỏi ám ảnh khi giáo sư Caroline còn là cô sinh viên đại học. "Nếu là người Việt thì điều gì khiến mình nhận ra nguồn gốc của mình", Caroline tự hỏi. Và cô sinh viên ấy bắt đầu kết nối với quê hương của mình bằng cách học tiếng Việt.
"Có người hỏi tôi bạn là người Việt ở Mỹ hả, hay 70% Pháp, 30% Việt. Tôi trả lời: Không, tôi 100% Mỹ nhưng trong tôi 100% nước mắm", giáo sư Caroline cười.
Nhớ món ăn Việt Nam
Hơn 40 năm sau khi rời Việt Nam, trả lời câu hỏi về điều gì khiến chị nhớ quê hương của mình, giáo sư Caroline chia sẻ: "Ngày còn là một đứa trẻ, tôi chỉ thích đồ ăn ông bà nội nấu cho. Phở, bún bò Huế, bánh cuốn, xôi, đặc biệt là trái cây. Hồi đó, trái cây Việt Nam chưa được xuất khẩu sang Mỹ. Tôi nhớ vô cùng".
Nỗi nhớ và nỗi ám ảnh về nguồn gốc dẫn Caroline đến với hành trình khám phá, nghiên cứu đời sống của người Việt tại Mỹ và Việt Nam. Càng tìm hiểu, càng đọc, chị bảo càng thấy sự hiểu biết của mình là không đủ.
"Tôi tự nhủ, mình cần biết nhiều hơn về Việt Nam. Hơn nửa triệu người Việt đến Mỹ nhưng sách vở về họ rất ít. Muốn tìm hiểu về phong tục thì đi đâu. Câu trả lời là về Việt Nam", giáo sư Caroline nói.
Trở về Việt Nam, Caroline nghiên cứu về lịch sử, về mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước. Đặc biệt, cô bảo mình tập trung vào mối quan hệ của Việt kiều với đất nước. Đó là đề tài nữ giáo sư chia sẻ đã theo đuổi suốt cả cuộc đời. "Trái ngọt" của hành trình trở về cội nguồn ấy là cuốn sách "Transnationalizing Vietnam" - viết về cộng đồng người Việt tại Mỹ.
Caroline bảo cô trở về Việt Nam với mong muốn nối lại sợi dây tưởng đã đứt với nguồn cội của mình. "Nghĩ về gia đình, về người Việt, về Việt Nam, tôi cảm nhận được sự kết nối", giáo sư gốc Việt bày tỏ.
Giảng dạy về văn hóa Việt Nam
Giáo sư, tiến sĩ Kiều Linh Caroline Valverde hiện giảng dạy tại Đại học UC Davis về văn hoá Việt Nam và Châu Á. Cô tham gia tích cực vào các hoạt động quảng bá văn hoá Việt Nam và đang có kế hoạch thành lập Trung tâm nghiên cứu Việt Nam tại Đại học UC Davis.
(Theo Zing News)
EURO 2016: Thưởng thức phở Việt giữa lòng Paris Địa điểm trú ngụ của chúng tôi trong những ngày tác nghiệp EURO 2016 nằm ở quận 13, nơi có những góc phố mang đậm nét văn hóa và ẩm thực Việt. Dạo quanh khu phố Rue de Tolbiac, có khoảng 5-7 tiệm ăn đề chữ Việt Nam cạnh tiếng Pháp. Tuy nhiên, tìm được quán đúng hương vị phở Việt không phải...