Đeo kính có thể làm giảm nguy cơ nhiễm Covid-19?
Một nghiên cứu mới cho thấy những người đeo kính có tỷ lệ nhiễm Covid-19 thấp hơn so với những người khác.
Theo trang tin Live Science, các nhà nghiên cứu đã phân tích thông tin từ 276 bệnh nhân Covid-19 tại một bệnh viện ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Họ phát hiện, chỉ khoảng 6% bệnh nhân đeo kính hơn 8 tiếng mỗi ngày và tất cả đều bị cận thị.
Đeo kính có thể làm giảm nguy cơ nhiễm Covid-19. Ảnh minh họa
Các tác giả nghiên cứu tới từ Bệnh viện Tùy Châu Tăng Đô, Trung Quốc, đã quyết định xem xét mối liên hệ giữa việc đeo kính mắt và khả năng phòng ngừa Covid-19, sau khi họ nhận thấy một số bệnh nhân mắc Covid-19 tại Hồ Bắc thường xuyên đeo kính trong bệnh viện.
Tổng cộng 276 bệnh nhân đã tham gia nghiên cứu từ ngày 27/1 đến ngày 13/3. Tất cả đều phải trả lời các câu hỏi như họ có đeo kính hay không, trong bao lâu và tại sao phải đeo kính.
Khoảng 30 người, chiếm 11% tổng số bệnh nhân được nghiên cứu, cho biết họ thường xuyên phải đeo kính. Tuy nhiên, chỉ 16 trong số này, tương đương 5,8%, đeo kính hơn 8 giờ một ngày và đó là do chứng cận thị. Những người khác chỉ đeo kính lúc đọc sách.
Để đối chiếu với dân số chung của tỉnh Hồ Bắc, các nhà nghiên cứu đã dựa trên một khảo sát thị lực được thực hiện với toàn bộ học sinh của tỉnh này vào năm 1985. Khảo sát cho thấy, khoảng 1/3 học sinh bị cận thị và gần như tất cả đều đeo kính.
Tiến sĩ Lisa Maragakis, Phó giáo sư y khoa và dịch tễ học tại trường Y thuộc Đại học Johns Hopkins (Mỹ), viết trong một bài xã luận rằng nghiên cứu này mang tính khích lệ và làm tăng niềm tin rằng sử dụng kính mắt có thể tạo một số mức độ bảo vệ nhất định khỏi Covid-19.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bà Maragakis cảnh báo còn quá sớm để khuyến cáo mọi người nên đeo kính râm, kính bảo hộ hoặc tấm che mặt ở nơi công cộng, cùng với đeo khẩu trang.
Bà chỉ ra hạn chế trong phạm vi và đối tượng nghiên cứu khi chỉ thực hiện với vài trăm bệnh nhân tại một bệnh viện đơn lẻ. Quan trọng hơn, nghiên cứu mới tìm ra mối liên hệ chứ chưa thể chứng minh quan hệ “nhân – quả” giữa việc đeo kính và khả năng được bảo vệ khỏi virus.
Theo Live Science, dù các nhân viên y tế đều được khuyến cáo đeo tấm che mặt hoặc kính bảo hộ, cùng với khẩu trang, để giảm nguy cơ nhiễm Covid-19. Nhưng nhìn chung, các hướng dẫn y tế cộng đồng đều không khuyến khích việc sử dụng đồ bảo vệ mắt đối với mọi người.
Thay vào đó, những hướng dẫn trên vẫn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đeo khẩu trang, giữ gìn sức khỏe và rửa tay thường xuyên.
Các nhà nghiên cứu dù chưa thể lý giải tại sao đeo kính lại có thể làm giảm nguy cơ mắc Covid-19, nhưng vẫn đưa ra giả thuyết rằng thói quen này sẽ hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với mắt, nên sẽ làm giảm khả năng truyền virus SARS-CoV-2 từ tay vào mắt.
Tiến sĩ Maragakis cho rằng, kính mắt cũng có thể đóng vai trò như một rào cản góp phần làm giảm nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Dù vậy, bà khuyến cáo các nhà nghiên cứu cần tìm hiểu thêm những hậu quả không mong muốn có thể xảy ra.
Những lầm tưởng về giải độc gan
Nhiều người cho rằng sử dụng thực phẩm chức năng giúp giải độc và chữa lành tổn thương gan. Quan điểm này có chính xác?
Gan là hệ thống chính của cơ thể giúp đào thải độc tố, làm sạch máu và chuyển hóa chất dinh dưỡng. Giải độc, nâng cao chức năng gan là thói quen cần được duy trì để cơ thể khỏe mạnh.
Tuy nhiên, theo TS Tinsay Woreta của Đại học Johns Hopkins (Mỹ), những lầm tưởng dưới đây khiến việc giải độc gan không mang lại hiệu quả.
Dùng thực phẩm chức năng sẽ bảo vệ gan?
Nhiều sản phẩm giải độc gan được bày bán quảng cáo trên thị trường. Tuy nhiên, TS Tinsay Woreta cảnh báo nhiều loại không do FDA quản lý và cấp phép. Bà Woreta lo ngại chất lượng của chúng vì chưa được thử nghiệm lâm sàng đầy đủ.
Ngoài ra, sử dụng thực phẩm chức năng sai cách cũng là con dao hai lưỡi gây ảnh hưởng tới gan. Do đó, TS Tinsay Woreta khuyến cáo chúng ta nên cẩn trọng và tìm hiểu đầy đủ về các thực phẩm chức năng, tránh "tiền mất tật mang".
Để gan hoạt động tốt, chúng ta có thể giải độc qua chế độ ăn uống lành mạnh. Ảnh: Healthline.
Giải độc giúp điều chỉnh những tổn thương gan?
Theo TS Woreta, một số người bị tổn thương gan (viêm, xơ...) cho rằng giải độc sẽ giúp lấy lại chức năng cho gan. Nhưng quan niệm này không chính xác. Với những người đã mắc bệnh, làm sạch gan chỉ giúp hạn chế diễn biến nặng, chúng ta cần điều trị bằng các phương pháp được y học khuyến cáo.
Ngoài ra, bạn nên tiêm chủng viêm gan A, B, ngừng uống rượu để gan có cơ hội phục hồi. Đây là cơ quan có khả năng tái tạo và tự chữa lành sau tổn thương. Với bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, cách tốt nhất là giảm cân, loại bỏ mỡ thừa trong cơ thể.
Béo phì không làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan?
TS Woreta khẳng định béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ, nhiều bệnh lý nền nguy hiểm khác cũng xuất phát từ nguyên nhân này. Chất béo, mỡ thừa trong gan có thể gây viêm, hình thành các khối xơ hóa. Xơ gan nếu không điều trị có nguy cơ hình thành khối u ác tính gây ung thư.
Bên cạnh những lầm tưởng trên, chúng ta nên lắng nghe cơ thể. Khi gan có vấn đề, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, ăn không tiêu, vàng da, mụn nhọt, mẩn ngứa...
Ngoài ra, từ 23h đến 5h là thời gian các túi mật, gan, phổi tích cực hoạt động. Độc tố được loại bỏ hiệu quả nhất cho cả 3 bộ phận này khi con người đang chìm vào giấc ngủ sâu. Do đó, nhiều chuyên gia khuyên bạn nên đi ngủ trước 23h.
Bệnh về gan không thể phòng ngừa?
Hiện nay, số ca mắc bệnh về gan tăng nhanh và có xu hướng trẻ hóa. Điều này khiến một số người lầm tưởng xơ gan, viêm gan không thể phòng ngừa. Trái lại, TS Tinsay Woreta cho hay nếu duy trì lối sống lành mạnh, bạn sẽ có lá gan khỏe, cơ thể dẻo dai. Dưới đây là những lời khuyên nhằm tránh các bệnh về gan của TS Tinsay Woreta.
Không sử dụng rượu, bia, chất kích thích: Theo định lượng, nam giới không nên uống nhiều hơn 3 ly rượu/ngày, nữ giới không vượt quá 2 ly/ngày. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ mắc xơ gan, viêm gan, ung thư gan do rượu bia.
Duy trì cân nặng: Chỉ số BMI của người khỏe mạnh ở mức 18-25. Để duy trì con số này, bạn nên ăn uống lành mạnh, hạn chế chất béo, tập thể dục thường xuyên. Lối sống lành mạnh còn giúp hạn chế phát triển bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Ngoài ra, bệnh viêm gan do virus có thể lây nhiễm qua các hành vi như sử dụng ma túy, quan hệ tình dục không an toàn. Viêm gan thường phát triển âm thầm trong nhiều năm, nên bạn cần kiểm tra chức năng gan và khám tổng quát thường xuyên.
ẢNH: 2 chị em Trúc Nhi - Diệu Nhi đã tháo nẹp bột, sẵn sàng cho những bước đi đầu tiên trong cuộc đời Một tuần sau khi chị Trúc Nhi tháo nẹp bột, em út Diệu Nhi cũng đã trút bỏ được khung nẹp trên đôi chân của mình. Nhìn song Nhi vui vẻ cười đùa, ai cũng mong ngày gần nhất được nhìn thấy 2 con tập đi những bước đầu tiên trong cuộc đời. Hơn một tháng sau cuộc phẫu thuật tách rời kéo...