Đeo kính áp tròng khi đi tắm, chàng trai Anh bị nhiễm ký sinh trùng dẫn đến mù mắt phải
Không thể phủ nhận sự tiện lợi của kính áp tròng, tuy nhiên, chúng tiềm tàng nhiều rủi ro sức khỏe nếu không được sử dụng đúng cách.
Nick Humphreys, 29 tuổi, là một nhà báo địa phương ở Shrewsbury, Shropshire, Anh.
Anh đã mắc Acanthamoeba keratitis (AK) – chứng viêm nhiễm giác mạc liên quan đến ký sinh trùng hiếm gặp trên mắt phải.
Hiện tại, Nick đã phải phẫu thuật mắt 2 lần.
“Nếu tôi biết mối nguy hiểm của việc đeo kính áp tròng khi đi tắm, tôi sẽ không bao giờ đụng đến chúng. Trước khi bị nhiễm trùng, tôi đi tập gym mỗi ngày, đá bóng 3 lần một tuần – còn giờ đây, tôi đã phải ở trong nhà 6 tháng và mất hết ý chí…” Nick nói với tờ Metro UK.
Nick bị cận thị bẩm sinh và phải đeo kính từ năm 4 tuổi. Tuy nhiên, đeo kính cận ảnh hưởng rất nhiều đến việc chơi thể thao của Nick. Do đó, anh chọn đeo kính áp tròng với chi phí khoảng 25 bảng Anh/tháng (khoảng 725.000 đồng).
Dĩ nhiên việc đeo kính áp tròng giúp thị lực của Nick tăng lên rất nhiều khi chơi thể thao. Anh đeo nó tới 5 lần/tuần, còn những ngày khác thì đeo kính.
“Một ngày bình thường của tôi bắt đầu với việc thức dạy, đeo kính áp tròng, đi tập gym rồi mới đến chỗ làm. Sau khi tập tôi thường tắm rửa rồi mới tới văn phòng,” Nick kể.
“Khoảng thời gian đó tôi chẳng nghĩ ngợi gì, cũng chưa bao giờ được dặn dò không nên đeo nó khi đi tắm. Trên bao bì sản phẩm cũng không có cảnh báo.”
Nick phát hiện ra điều tồi tệ với “cửa sổ tâm hồn” của anh vào tháng 1/2018: Một vết xước nhỏ trong tròng mắt phải.
Sáng hôm đó, Nick không thể nhìn mọi thứ một cách rõ ràng. Anh chàng cho rằng mình đã làm xước tròng mắt vì đeo kính áp tròng không cẩn thận. Tuy nhiên, chỉ khoảng 1 tuần sau, mọi thứ đã nghiêm trọng hơn nhiều khi Nick tìm gặp bác sĩ nhãn khoa.
Video đang HOT
“Họ nói rằng mắt của tôi đã bị loét, cần phải tới bệnh viện Hoàng gia Shrewsbury ngay lập tức!”
Tại bệnh viện, Nick đã được xét nghiệm để chẩn đoán viêm giác mạc Acanthamoeba keratitis (AK), gây nên bởi ký sinh trùng cực nhỏ Acanthamoeba, thường được tìm thấy trong nguồn nước ở nơi công cộng.
Một tuần sau, bác sĩ nói với Nick rằng anh dương tính với AK – khiến chàng trai trẻ sợ hãi vì những ngày tháng thoải mái trên sân cỏ sẽ không còn nữa.
“Tôi bảo bác sĩ rằng đã đọc vài mẩu chuyện kinh dị, nói về tình trạng tương tự và liệu tôi có bị móc mắt ra không…” Nick kể lại. “Bác sĩ nhìn tôi và nói việc đó có thể xảy ra.”
Nick được các bác sĩ kê chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt chống nhiễm trùng trong 3 tuần. Thị lực của anh chàng tiến triển khá tốt, cho đến tháng 3/2018 – mắt phải của Nick đột ngột không nhìn thấy gì nữa, gần như mù toàn phần.
“Tôi đang lái xe và đột nhiên mắt phải không nhìn thấy gì nữa, tôi biết mình cần trở lại bệnh viện.”
Nick được giới thiệu đến Trung tâm Mắt Birmingham và Midland, nơi các bác sĩ kê đơn thuốc nhỏ mắt chống nhiễm trùng nặng hơn. Nick phải nhỏ mắt hàng giờ, thậm chí là cả ban đêm.
Sau nhiều tuần thức trắng và không thể làm việc, Nick suy sụp và chán nản trong khi chờ đợi các bác sĩ đưa ra phương án tối ưu nhất.
Mắt phải của Nick sau khi bị nhiễm ký sinh trùng do đeo lens khi đi tắm
Ngỡ tưởng điều kỳ diệu đã xảy ra vào tháng 7 năm ngoái, việc ghép giác mạc đã không thể cứu con mắt phải của Nick.
“Rõ ràng, tôi không muốn bị mù một mắt nhưng ít nhất, sự nhiễm trùng đã biến mất và tôi có thể đưa cuộc sống của mình trở lại đúng hướng.”
Theo một khảo sát ở Anh của tổ chức từ thiện Fight for Sight, có tới 56% người đeo kính áp tròng ở Anh đeo chúng quá 12 tiếng/ngày; 54% thừa nhận đã đi bơi/tắm trong khi đeo kính áp tròng và 47% cho biết đã nhiều lần đi ngủ mà chưa tháo kính áp tròng.
Kinh dị hơn, 15% thừa nhận đã cho kính áp tròng vào miệng để bôi trơn; 2% thậm chí còn cho bạn mượn để đeo chung.
Theo M.U/Helino
Vợ ngủ với giai lạ, mang về "vật ngoại lai" khiến chồng nhập viện và nhận ra mình bị cắm sừng
Người đàn ông cho biết bản thân chưa bao giờ đi đến những khu vực này. Nhưng vợ của người đàn ông từng đi du lịch tới Nam Mỹ, Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam và cả Lào.
Cuối cùng, người vợ thú nhận bản thân đã từng quan hệ với một người đàn ông lạ khác trong khi đi du lịch.
Nhiễm ký sinh trùng là điều mà chẳng một ai mong muốn. Thông thường việc nhiễm ký sinh trùng lây qua con đường ăn uống. Tuy nhiên, một trường hợp y khoa đặc biệt mới đây được đăng tải trên BMJ Case Report: một người đàn ông 67 tuổi bị nhiễm Entamoeba histolytica (trùng kiết lị) sau khi quan hệ tình dục với vợ.
Người đàn ông này đã được đưa vào bệnh viện ở thành phố Dijon của Pháp trong tình trạng sốt và đau vùng gan. Nam bệnh nhân cũng cho biết 6 tháng trước đã bắt đầu gặp vấn đề ở dạ dày, dù đã dùng thuốc nhưng không hiệu quả. Kết quả kiểm tra sau đó phát hiện người đàn ông dương tính với E. histolytica và bị cùng lúc bệnh lị amip ở cả ruột và gan.
Người đàn ông bị lị amip ở ruột và gan.
E. histolytica sống trong phân của người và các loài linh trưởng khác. Nó thường xâm nhập vào đường ruột, nó cũng có thể xâm nhập vào máu và tìm đường đến gan, não cũng như các cơ quan khác. Hầu hết mọi người nhiễm ký sinh trùng do uống nước bẩn hoặc ăn thực phẩm tiếp xúc với phân nhiễm ký sinh trùng.
Ngoài ra, E. histolytica thường được tìm thấy ở các nước nhiệt đới có điều kiện vệ sinh kém, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên người đàn ông cho biết bản thân chưa bao giờ đi đến những khu vực này.
Nhưng vợ của người đàn ông từng đi du lịch tới Nam Mỹ, Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam và cả Lào. Cuối cùng, người vợ thú nhận bản thân đã từng quan hệ với một người đàn ông lạ khác trong khi đi du lịch. Và người vợ cho biết người đàn ông đó cũng được chẩn đoán mắc bệnh amip đường ruột nhưng người vợ lại không gặp bất cứ triệu chứng nào.
Dựa trên những trường hợp này, các bác sĩ kết luận rằng ký sinh trùng được truyền qua đường tình dục cho người đàn ông từ vợ.
Người chồng nhiễm ký sinh trùng do quan hệ tình dục với vợ. (Ảnh minh họa)
Đây là một trường hợp lây truyền ký sinh trùng hết sức kỳ lạ bởi quan hệ tình dục giữa hai nam giới thường được biết đến là yếu tố nguy cơ gây truyền nhiễm ký sinh trùng do các hành vi tình dục qua đường hậu môn. Vì vậy, đây là trường hợp hiếm, lây ký sinh trùng thông qua quan hệ tình dục khác giới.
Các bác sĩ nghi ngờ có thể ký sinh trùng đã ngấm vào máu của người phụ nữ và được truyền trong khi quan hệ tình dục hoặc nó đã được truyền từ hậu môn qua đường miệng.
Cặp vợ chồng sau đó đều được điều trị bằng thuốc metronidazole và tiliquinol-tilbroquinol. Hai tháng sau, cả hai đều cho kết quả âm tính với E. histolytica và hồi phục hoàn toàn.
Trùng kiết lị (Entamoeba histolytica) giống trùng biến hình, chỉ khác là chân giả rất ngắn và sinh sản nhanh hơn. Ở môi trường tự nhiên, bào xác có thể tồn tại được 9 tháng, nó cũng có thể bám vào cơ thể ruồi hoặc nhặng để truyền qua thức ăn gây bệnh cho nhiều người.
Đến đường ruột, trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác, gây ra các vết loét ở niêm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu ở đó để tiêu hóa chúng và sinh sản rất nhanh. Bệnh nhân đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhày như nước mũi. Đó là triệu chứng bệnh kiết lị.
Chúng ký sinh ở thành ruột con người và hủy hoại hồng cầu gây bệnh nguy hiểm cho con người.
Triệu chứng của bệnh, đó là:
- Bệnh lị a-mip ruột thường gặp nhất, xảy ra do trùng kiết lị vào ruột vào nuốt hồng cầu ở đó. Bệnh nhân đau bụng vặt, hay đi ngoài cho phân có lẫn máu và chất nhày như nước mũi. Nếu điều trị không đúng, bệnh dễ tái phát và gây apxe gan.
- Bệnh lị a-mip gan biểu hiện ở dạng viêm gan, dẫn đến gan hóa mủ. Dấu hiệu của bệnh là gan to, sốt cao, nhiệt độ chênh lệch nhau nhiều. Gan hóa mủ có thể gây tràn mủ màng phổi và gây áp-xe phổi.
Minh Dương (Dịch từ Sciencealert)
(*) Tít bài đã được Dân Việt đặt lại
Theo Dân Việt
Tác dụng phụ nguy hiểm của kính áp tròng Bên cạnh ưu điểm giúp hạn chế việc đeo kính hay điều chỉnh thị lực, việc đeo kính áp tròng thường xuyên có thể đem lại những tác hại nguy hiểm. Khô mắt Hầu hết những người đeo kính áp tròng đều gặp phải vấn đề khô mắt. Đeo kính áp tròng làm giảm lượng nước mắt và giảm lượng oxy đến giác...