Đeo khăn tang, mang di ảnh đến Tỉnh ủy, UBND tỉnh khiếu nại
Theo thông tin ban đầu, lúc 6h30 phút ngày 31/10, người nhà chị Kê (khoảng 20 người) kéo đến trụ sở Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau khiếu nại về cái chết của con.
Người dân hiếu kỳ tụ tập trước cổng trụ sở Tỉnh ủy tỉnh Cà Mau theo dõi vụ việc
Cho rằng cái chết của con em mình có nhiều oan khuất, sáng 31/10, người nhà của nạn nhân Đoàn Thị Kê (37 tuổi, ngụ xã Hồ Thị Kỷ, H.Thới Bình, Cà Mau) đeo khăn tang, mang lư hương, cầm di ảnh đến trụ sở Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau khiếu nại.
Bất chấp sự can ngăn và giải thích của lực lượng công an, những người quá khích đạp ngã xe của lực lượng giao thông, đánh các chiến sĩ cảnh sát 113 đang làm nhiệm vụ, lớn tiếng thóa mạ công an.
Video đang HOT
Trước các hành động quá khích, lực lượng công an đã tạm giữ 9 người (6 nữ, 3 nam) để làm rõ về hành vi “chống người thi hành công vụ” và “gây rối trật tự công cộng”.
Theo thông tin từ Công an Cà Mau, khoảng 1h sáng 21/9 anh Trương Văn My (38 tuổi, chồng của chị Đoàn Thị Kê) phát hiện vợ mình treo cổ tự tử. Gia đình đã tổ chức an táng cho chị Kê. Nhưng sau đó gia đình chị Kê có đơn yêu cầu làm rõ cái chết của chị, vì nghi vấn chị Kê bị giết chứ không phải là tự tử.
Sau khi nhận đơn của người nhà chị Kê, Công an tỉnh Cà Mau phối hợp với Công an H.Thới Bình đã tiến hành khai quật mộ chị Kê để khám nghiệm tử thi (vào ngày 3/10).
Cơ quan điều tra Công an tỉnh Cà Mau kết luận là chị Kê chết do tự tử nên không khởi tố vụ án. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau cũng có văn bản đồng ý với kết luận trên. Nhưng phía gia đình chị Kê không đồng tình với kết luận của cơ quan công an nên nhiều lần có ý định khai quật quan tài, mang bàn thờ đi khiếu nại.
Sáng 31/10, sau khi các cơ quan chức năng mời đại diện gia đình chị Kê vào làm việc, gia đình chị Kê vẫn không cung cấp được thêm tình tiết nào mới.
Vụ việc hiện được cơ quan công an tiếp tục làm rõ.
Theo Xahoi
Dân bắt giữ 3 công nhân, gây tắc nghẽn QL1A
Người dân xã Nghĩa An, H.Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) đã bắt giữ 3 công nhân của một công ty nạo vét rồi kéo lên QL1A tụ tập, phản đối, gây tắc nghẽn giao thông trên QL1A suốt nhiều giờ liền.
Người dân Nghĩa An kéo lên QL1A khiến giao thông ách tắc nhiều giờ liền - Ảnh: Hiển cừ
Bắt 3 công nhân làm "con tin"
Vào chiều 26.10, khi 3 công nhân của Công ty CP Trường Phát Lộc, gồm Nguyễn Đình Nhân (24 tuổi), Trần Hùng Hoàng Hải (34 tuổi) và Nguyễn Minh Hoàng (37 tuổi) đến trạm biên phòng đóng ở xã Nghĩa An lấy giấy tờ thì bị một số người dân quá khích ở địa phương bắt giữ suốt đêm. Đến sáng 27.10, người dân Nghĩa An lại dẫn giải 3 công nhân trên lên QL1A làm "con tin" để gây sức ép với chính quyền, phản đối các doanh nghiệp triển khai dự án nạo vét, thông luồng khu vực cửa Đại kết hợp tận thu cát nhiễm mặn để xuất khẩu, gây sạt cửa biển, đòi bồi thường thiệt hại gây sạt lở các hồ nuôi tôm... Theo ghi nhận của Thanh Niên, sáng 27.10, QL1A đoạn từ cầu Bàu Giang (TP.Quảng Ngãi) đến trụ sở UBND H.Tư Nghĩa dài khoảng 3 km bị người dân Nghĩa An "phong tỏa", căng dây chặn không cho phương tiện qua lại khiến giao thông bị ách tắc hoàn toàn. Công an Quảng Ngãi đã điều động cán bộ, chiến sĩ tập trung phân luồng, hướng dẫn người điều khiển phương tiện đi theo đường vòng để lưu thông.
Người dân hiểu nhầm
Chiều cùng ngày, tại cuộc họp báo do UBND tỉnh tổ chức, đại tá Đinh Hoài Bắc, Phó giám đốc Công an Quảng Ngãi, cho rằng bức xúc của người dân Nghĩa An về việc sạt lở cửa Đại và dòng sông Phú Thọ đã âm ỉ từ lâu. Tuy nhiên, sau khi UBND tỉnh ra quyết định tạm dừng triển việc nạo vét cát nhiễm mặn tại cửa Đại, sông Trà Khúc thuộc xã Nghĩa An, Nghĩa Phú (H.Tư Nghĩa) và Tịnh Khê (H.Sơn Tịnh) để xác định nguyên nhân, triển khai thực hiện ngay các biện pháp khắc phục khẩn cấp sự cố sạt lở bờ biển; đồng thời giao cho UBND H.Tư Nghĩa và Sơn Tịnh chủ trì thực hiện việc nạo vét thông luồng sông Phú Thọ và sông Kinh để tàu cá ra vào cửa Đại dễ dàng hơn thì lòng dân tạm yên. Thế nhưng vào ngày 26.10 lại xảy ra một vụ hiểu nhầm đáng tiếc. "Người dân Nghĩa An khi thấy xuất hiện 6 chiếc tàu sắt, trong đó có 1 tàu lớn neo đậu ngoài biển, cùng lúc với 3 công nhân Công ty CP Trường Phát Lộc đến trạm biên phòng lấy giấy tờ nên hiểu nhầm rằng chính quyền cho phép doanh nghiệp nạo vét cát trở lại. Vì thế dẫn đến việc người dân kéo lên QL1A gây ách tắc giao thông", đại tá Bắc nhận định. Cũng theo đại tá Bắc, việc người dân Nghĩa An bắt giữ người như vậy là trái pháp luật. Nói rõ hơn việc hiểu nhầm này, ông Phạm Vinh, Chủ tịch UBND H.Sơn Tịnh cho biết Công ty CP Trường Phát Lộc (đơn vị có 3 công nhân bị người dân bắt) chỉ thực hiện phần nạo vét cát thuộc khu vực địa bàn xã Tịnh Khê (H.Sơn Tịnh) được người dân địa phương đồng tình, ủng hộ, nhất là việc nạo vét, thông luồng dòng sông Kinh đang bị bồi lấp làm tàu cá có công suất lớn không ra vào được. Việc thông luồng dòng sông Kinh được UBND tỉnh chỉ đạo, H.Sơn Tịnh tổ chức họp dân đồng thời đưa phương tiện vào nạo vét. "Những phương tiện trên là của H.Sơn Tịnh điều động chuẩn bị vào sông Kinh để nạo vét, thông luồng cho tàu cá ra vào chứ không phải nạo vét ở khu vực đã tạm dừng. 3 công nhân Công ty CP Trường Phát Lộc bị dân bắt chỉ đơn thuần đến trạm biên phòng đóng ở Nghĩa An lấy giấy tờ. Tuy nhiên, người dân Nghĩa An lại tưởng đưa tàu vào tiếp tục nạo vét, tận thu cát trên địa bàn của mình nên hiểu nhầm và xảy ra sự việc đáng tiếc", ông Vinh nói.
Tại cuộc họp báo, ông Phạm Trường Thọ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết UBND tỉnh giao cho các cơ quan chức năng vận động, giải thích người dân nên bình tĩnh; đồng thời tập trung phương tiện, nhân lực khắc phục sạt lở cũng như khơi thông luồng lạch sông Phú Thọ và sông Kinh để tàu cá ra vào thuận lợi.
Theo TNO
Kỷ luật Phó Giám đốc Sở Tư pháp nhận tiền "chạy" việc Ngày 25/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên công bố quyết định thi hành kỷ luật khai trừ Đảng, đề nghị buộc thôi việc đối với ông Nguyễn Ngọc Bảo - Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên. Theo đó, toàn bộ hồ sơ sẽ được chuyển sang cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên để...