Đeo corset để giảm cân, giảm mỡ bụng sau sinh, một người bị bong tróc tử cung, nội tạng chảy xệ
Vì muốn nhanh chóng lấy lại vóc dáng, một người mẹ trẻ đã sử dụng corset ngay sau sinh. Một tuần sau, cô đến bệnh viện khám vì chứng rò rỉ nước tiểu, bác sĩ chẩn đóan thành trong âm đạo sưng lên và có sự chảy xệ nội tạng.
Vài ngày trước, một video ghi lại câu chuyện của một bà mẹ trẻ sau sinh sử dụng corset đã gây chú ý trên mạng xã hội Trung Quốc. Theo đó, ngay sau khi sinh con, cô đã đeo corset để lấy lại vóc dáng trước khi sinh càng sớm càng tốt. Một tuần sau, cô đến bệnh viện để kiểm tra vì tình trạng rò rỉ nước tiểu xuất hiện.
Người mẹ trẻ chia sẻ câu chuyện sử dụng corset của mình trên Bilibili: Cô so sánh việc mình đeo corset giống như một lọ kem bị bóp trong tình trạng dốc ngược khiến nội tạng bị chảy xệ.
Corset là một loại gen nịt bụng được thiết kế với mục tiêu làm thon gọn vòng eo tức thì và định hình lại cơ thể. Ngoài corset, còn có một loại gen nịt bụng nữa là latex. Theo HLV Hana Giang Anh, corset làm bằng chất liệu không co giãn và rất cứng, còn latex thường được làm từ cao su non nên sẽ co giãn và dễ chịu hơn.
Nhưng rò rỉ nước tiểu mới chỉ là hệ quả đầu tiên. Điều gây sốc hơn nữa là bác sĩ chẩn đoán thành trong âm đạo của cô sưng lên và có sự chảy xệ nội tạng. Đối với kết quả này, không chỉ người mẹ này cảm thấy khó tin, mà 13 triệu người xem video cũng không thể chấp nhận được.
Theo bác sĩ y khoa Xu Wu thuộc Đại học California (San Francisco, Mỹ), khi sinh con, các bà mẹ thường có triệu chứng tổn thương cơ sàn chậu sau khi sinh. Tại thời điểm này, nếu corset được sử dụng để ép bụng, tình trạng rò rỉ nước tiểu và chảy xệ nội tạng sẽ dễ dàng xảy ra.
Bác sĩ y khoa Xu Wu thuộc Đại học California (San Francisco, Mỹ), tốt nghiệp tại Bệnh viện liên kết thứ nhất của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.
Trên diễn đàn bàn luận Zhihu mới đây, bác sĩ Xu Wu đã chia sẻ quan điểm của mình xung quanh câu chuyện sử dụng corset, thậm chí ông còn so sánh việc sử dụng corset với hủ tục bó chân của Trung Hoa trước kia.
Corset có giúp giảm mỡ, giảm cân hay không? – Chưa có căn cứ.
Bản thân chất béo là một loại năng lượng. Nếu bạn muốn giảm sự tích tụ mỡ và giảm tỷ lệ mỡ trong cơ thể, bạn phải làm sao để tăng được lượng năng lượng tiêu thụ và giảm đi lượng năng lượng hấp thụ vào cơ thể.
Nhiều người sẽ thắc mắc rằng, từ khi sử dụng corset, lượng mồ hôi tiết ra tăng đáng kể. Trên thực tế, đó chỉ là tình trạng mất nước của cơ thể thôi.
Corset giúp cải thiện tư thế? – Khõng rõ ràng!
Sau khi sử dụng corset, bạn dường như có một vòng eo phẳng và bạn nghĩ rằng tư thế của bạn đã được cải thiện. Tuy nhiên, có những trường hợp sử dụng lâu dài corset làm phá hủy sự ổn định của các nhóm cơ cốt lõi. Về lâu dài, các triệu chứng như teo cơ và chấn thương cột sống có thể sẽ xuất hiện.
Video đang HOT
Những ảnh hưởng có thể xảy ra khi sử dụng corset được bác sĩ Xu Wu chỉ ra
Đầu tiên, sử dụng lâu dài có thể gây biến dạng xương, đó là mối nguy hiểm rõ ràng nhất.
Dưới tia X, chúng ta có thể thấy rõ độ tương phản ở phần eo của người dùng trước và sau khi sử dụng. Sau khi sử dụng corset, các xương sườn bình thường bị ép vào trong và xuống dưới và thậm chí cột sống cũng có thể bị cong vẹo.
Hình ảnh chụp X-quang của người trước và sau khi dùng corset.
Lúc này, một loạt vấn đề bắt đầu xuất hiện ở các cơ quan bên trong xương sườn.
Dạ dày không thể ăn bình thường vì bị thắt chặt và các triệu chứng trào ngược thực quản sẽ xuất hiện trong thời gian dài. Phổi cũng bị ép, vì bị ép, người dùng có thể bị khó thở. Khi gan bị ép, các mạch máu bên trong bị căng thẳng, máu không còn có thể chảy trơn tru và chức năng lọc máu có hại sẽ bị suy yếu đáng kể.
Rò rỉ nước tiểu cũng là một trong những mối nguy hiểm. Đường tiết niệu của phụ nữ tương đối ngắn. Nếu áp lực bên trong khoang bụng tăng đột ngột, nước tiểu sẽ tự nhiên chảy ra khỏi lỗ niệu đạo không kiểm soát được, đây được gọi là tình trạng tiểu không tự chủ!
Sử dụng gen nịt bụng thế nào cho an toàn, hiệu quả?
- Phụ nữ sau sinh nên xin ý kiến của bác sĩ về thời gian sau bao lâu khi sinh thì mới có thể sử dụng gen nịt bụng, cơ địa của bản thân có nên sử dụng hay không và những lưu ý của bác sĩ về việc sử dụng gen nịt bụng.
HLV Hana Giang Anh chia sẻ một số lời khuyên khi sử dụng gen nịt bụng nói chung và latex nói riêng (Nguồn: Youtube Hana Giang Anh).
- Theo HLV Hana Giang Anh, nếu bạn là một người đang tìm kiếm 1 điều kì diệu, không cần ăn uống, tập luyện mà vẫn giảm được mỡ bụng thì gen nịt bụng không dành cho bạn. Tuy nhiên, nếu bạn muốn có một vòng eo thon gọn hơn, tạo dáng eo và việc tập luyện vùng bụng trở nên hiệu quả hơn thì bạn có thể sử dụng gen nịt bụng. Nên chọn latex có chất lượng, uy tín, được sản xuất dành cho tạng người Châu Á, vừa vặn với dáng người sẽ dễ chịu, an toàn và hiệu quả hơn.
Thói quen xấu khiến dân văn phòng hay mắc thoái hoá đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống cổ. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Thoái hóa đốt sống cổ là một tình trạng tổn thương thoái hóa của sụn khớp, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng, đặc trưng bởi quá trình sụn khớp bị mòn và hình thành các gai xương cạnh khớp. Hệ thống cột sống cổ có 7 đốt sống, quá trình thoái hóa đốt sống cổ xảy ra ở bất kì đốt sống nào từ C1 đến C7.
Tình trạng thoái hóa thường xảy ra ở đốt sống cổ c5, c6 và c7 vì những đốt sống này thường chịu nhiều tác động từ trọng lượng của phần đầu. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhẹ thì gây đau nhức và tê mỏi, nặng thì có thể gây teo cơ, thậm chí là tê liệt suốt đời.
Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý phổ biến, nó không chỉ xuất hiện ở người già mà còn cả ở những người trẻ tuổi. Đặc biệt, thoái đốt sống cổ thường xảy ra ở những người làm việc văn phòng, ngồi máy tính nhiều, ít vận động, thường xuyên cúi đầu hoặc cử động nhiều phần đầu và cổ. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ giới là ngang nhau.
Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó không thể không kể đến những nguyên nhân phổ biến sau đây:
Lão hóa tự nhiên
Nguyên nhân chính gây thoái hóa đốt sống cổ là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Theo quy luật sinh lão bệnh tử, khi bạn càng già đi thì quá trình lão hóa xương khớp cũng sẽ diễn ra mạnh hơn. Nguyên nhân này sẽ có tỉ lệ tăng dần theo độ tuổi và thường diễn ra mạnh ở những người trên 50 tuổi.
Tư thế hoạt động và làm việc
Những tư thế hoạt động và làm việc không đúng tư thế gây thoái hóa đốt sống cổ như cúi đầu, gập hoặc xoay cổ nhiều, thường xuyên mang vác nặng trên vai và cổ. Nguyên nhân này thường tập chung ở những người làm việc chân tay, dân văn phòng.
Di truyền
Yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ. Những dị tật đốt sống cổ từ bé do quá trình di truyền từ bố mẹ hoặc ông bà sẽ khiến bạn có tỷ lệ bị thoái hóa cao.
Chấn thương, tai nạn
Những chấn thương cột sống cổ, va chạm mạnh cũng là nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ. Vì khi vùng cổ bị chấn thương sẽ khiến cấu trúc sụn khớp và đĩa đệm cột sống cổ bị phá vỡ.
Cơ chế nhiễm khuẩn dị ứng
Được Komadenko và CS, 1991 nghiên cứu và phát triển.
Nằm ngủ sai tư thế
Những thói quen gối đầu quá cao hoặc quá thấp, có thói quen ít chuyển tư thế khi ngủ.
Do thói quen ăn uống
Chế độ dinh dưỡng thiếu chất, sụt giảm hàm lượng canxi, vitamin, magie hoặc lạm dụng bia rượu, thuốc lá cũng sẽ khiến quá trình thoái hóa đốt sống cổ diễn ra nhanh hơn.
Nhóm người có nguy cơ bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ thường xảy ra phổ biến ở những nhóm người sau đây:
Người làm việc ở cường độ lao động cao, thường xuyên cúi đầu và thâm niên lao động (tuổi nghề)
Những người đi cấy, thợ cắt tóc, nha sĩ, thợ sơn nhà, diễn viên xiếc...
Nhân viên văn phòng hoặc người ngồi máy tính nhiều, ngồi một chỗ, ít vận động, ít thời gian nghỉ ngơi
Người cao tuổi (40 - 50 tuổi)
Những người có người thân từng mắc bệnh thoái hóa cột sống.
Triệu chứng thoái hoá đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ ban đầu sẽ có một số dấu hiệu như đau tăng lên khi vận động, quay cổ nhiều, giảm lúc nghỉ ngơi. Nếu tình trạng này diễn ra lâu ngày thì có thể đau sẽ lan lan từ gáy tới tai, bả vai, cánh tay, gây sai lệch tư thế của cổ (vẹo cổ, sái cổ), nhức đầu, làm hạn chế vận động.
Sau nhiều lần như vậy, những dấu hiệu đau này sẽ trở thành triệu chứng xảy ra thường xuyên hơn.
Những triệu chứng phổ biến của bệnh thoái hóa đốt sống cổ như:
Hạn chế vận động: Người bệnh sẽ gặp khó khăn và bị giảm phạm vi hoạt động của vùng cổ như xoay cổ, ngửa cổ, cúi gập, ngoái đầu...
Đau mãn tính: Những cơn đau cấp tính sẽ giảm dần và chuyển thành những cơn đau kéo dài, thường xuyên hơn.
Tổn thương ngoài cổ: Bên cạnh triệu chứng đau vùng cổ, người bệnh còn có những triệu chứng kèm theo như đau đầu vùng chẩm, đau vùng trán, nhức đầu, hay nấc, xanh xao, gầy rộc, mất ngủ...
Triệu chứng Lhermitte: Đây là một triệu chứng đa xơ cứng, người bị sẽ có cảm giác khó chịu đột ngột như luồng điện đi xuống cổ xuống xương sống, thậm chí cả tay, chân, ngón tay và ngón chân.
Cứng cổ buổi sáng: Khi có không khí lạnh kèm theo tư thế ngủ không đúng vào ban đêm có thể gây cứng cổ và buổi sáng. Triệu chứng này là rất phổ biến, người bệnh sẽ không tự đi được và rất sợ những cơn ho, hắt hơi.
Nếu bỏ qua những cảnh báo này, hãy coi chừng chấn thương cột sống Bác sĩ cảnh báo bạn về những điều không thể bỏ qua, để phòng tránh chấn thương cột sống. BS lưu ý bạn về các tư thế sinh hoạt dẫn đến đau lưng. Đừng bỏ qua nếu không muốn bị chấn thương cột sống. (Ảnh: MH) Vì sao vận động sinh hoạt đơn giản cũng có thể gây đau lưng? Bạn cần nhớ...