Denis Villeneuve: ‘Tay chơi’ không màu mè
Trong các đạo diễn của Hollywood hiện giờ, Denis Villeneuve giống như một “tay chơi” thuộc hàng chất như nước cất, bởi cứ nhắc tới phim của Denis, khán giả đều hình dung tới kịch bản chắc chắn, dàn diễn viên thực lực, cảnh quay đẹp như tranh, âm thanh đỉnh cao.
Tuy vậy, Denis Villeneuve không phải là kẻ ưa thích màu mè, phim ông làm ra “trầm ổn” nhưng vẫn đầy phong cách và dĩ nhiên là, không cần phải “gồng mình” để hoàn hảo.
Giao thoa nhiều phong cách
Denis Villeneuve sinh năm 1967, cái thời mà lúc đó dòng phim viễn tưởng Hollywood phát triển cực thịnh, có thể kể tới những bộ phim xuất sắc được ra đời, như A Space Odyssey, Planet of the Apes hay Star Wars.
Tuy nhiên khi mới bước chân vào mảnh đất điện ảnh, Villeneuve lại thừa nhận, những tên tuổi như Alfred Hitchcock hay Steven Spielberg cũng ảnh hưởng phần lớn tới phong cách của ông, khiến Villeneuve có lẽ luôn trăn trở với một câu hỏi, về sự phát triển của loài người trong tương lai và rằng thế nào là một con người là chủ đề xuyên suốt những thước phim của mình.
Chân dung đạo diễn Denis Villeneuve
Bộ phim đầu tiên của ông, August 32nd on Earth (1998), nói về sau một vụ tai nạn trên đường cao tốc, một người phụ nữ quyết định rằng việc thụ thai một đứa con với người bạn thân nhất của cô là cách duy nhất để mang lại ý nghĩa cho cuộc sống trống rỗng của cô, đã được giới thiệu tại Liên hoan phim Cannes 1998 và còn được Canadian chọn để đi dự thi giải Oscar. The Guardian đã gọi phong cách của Denis Villeneuve khi đó là đầy sức ám ảnh với một cách thể hiện vừa phải. Và sang tới bộ phim tiếp theo, Maelstrm (2000) thì Denis Villeneuve đã phần nào lên tay, với một chiều hướng chính kịch tâm lý vững chắc. Denis không thích giới hạn bản thân, ông chủ động tìm đến bối cảnh hiện thực, thậm chí là siêu thực, giả tưởng nhưng tựu trung lại, đều muốn người xem nhìn thấu bản thân trong đó.
Incendies (2010) là một bộ phim định hình Denis Villeneuve một cách chính chắn và thông minh hơn, người xem được dõi theo bước chân của hai chị em trên đường trở về quê nhà của người mẹ quá cố, để tìm bố và anh trai thất lạc theo di nguyện của bà. Đồng thời, bộ phim cũng lần giở lại quá khứ của người mẹ năm xưa.
Incendies (2010)
Mọi thứ diễn ra cứ bình bình, ngang một đường mà không hề có cao trào, điểm nhấn gì để kéo bạn ra khỏi sự nhàm chán hết cả. Bên cạnh đó, phim còn có nhiều điều khó hiểu và mãi đến khúc cuối khi mọi chuyện dần sáng tỏ, bạn mới bắt đầu xâu chuỗi và lý giải được những điều còn lấn cấn. Tuy nhiên, điểm hay nhất của bộ phim chính là bí mật sâu thẳm của nhân vật người mẹ, với cú twist khiến tất cả phải ngỡ ngàng và như đối diện với chính bản thân mình.
Video đang HOT
Khiến Hollywood phải ngước nhìn
Denis Villeneuve tôn thờ điện ảnh thuần khiết, như đã nói, ông ghét sự màu mè, ông không thích dùng những hiệu ứng hình ảnh một cách vô nghĩa, ông cũng ghét phim nào có nhiều hội thoại, tất cả những gì ông muốn mang đến cho bộ phim của mình chính là hình ảnh âm thanh và diễn xuất một cách thuần khiết, đó chính là sức mạnh của điện ảnh, nhưng đó là điều không mấy rõ ràng khi bạn xem phim ngày nay. Ông còn cho rằng điện ảnh đã bị truyền hình phá hoại.
Denis Villeneuve tôn thờ điện ảnh thuần khiết
Thế mà khi xem phim của Villeneuve, chúng ta có thể đi tới tận cùng mọi thứ xúc cảm. Giả dụ như trong Prisioners (2013) – một trong những phim được đánh giá hay nhất sự nghiệp của ông, chúng ta không khỏi rùng mình khi ông thể hiện sự tuyệt vọng của những người mẹ mất con, sự điên cuồng của người cha khi đi tìm kẻ bắt cóc, không những vậy ông còn rất biết cách để nỗi đau đè nỗi đau, tội ác chồng tội ác, làm nhân vật cũng như người xem ngộp thở trong một bầu không khí tàn ác nhưng vẫn rất đậm chất nghệ thuật vì nhân sinh.
Hay với Sicario (2015) – tác phẩm hình sự xuất sắc, Denis Villeneuve đã khiến Hollywood phải ngước nhìn khi ông không sa đà vào những trận đấu súng vô tri, mà xây dựng một câu chuyện nhiều lớp lang, cùng với người xem vén màn từng khoảng tối, để rốt cuộc đến cuối họ đi từ xúc cảm ngỡ ngàng, đến chấp nhận thực tế rằng, con người hóa ra lại dễ bị nhúng chàm đến vậy, hay cái giá của hòa bình và êm ấm thực sự rất đắt.
Sicario (2015) – tác phẩm hình sự xuất sắc,
Nhưng có lẽ Blade Runner 2049 mới là tác phẩm khiến Denis Villeneuve chạm tới đỉnh cao của sự nghiệp, thậm chí nhiều nhà phê bình còn cho rằng, bộ phim “ăn đứt” phiên bản gốc huyền thoại của Ripley Scott.
Nhân vật chính của phim, đó là K do nam tài tử Ryans Gosling đảm nhận, khi biết được sự thật rằng gã chẳng là ai cả, không có quá khứ và không có tương lai nào chờ đợi gã. Denis Villeneuve đẩy nhân vật vào sâu hơn nữa thứ khủng hoảng vốn đang tàn phá họ. Quá khứ, tương lai, tôn giáo, chính trị, dục vọng trong thời đại mà ta đang sống, nơi những con sóng không ngừng xô đẩy vào cuộc đời vốn đã phù du.
Không những vậy, Blade Runner 2049 còn là một cuộc chơi vĩ mô về mặt hình ảnh và âm thanh, Denis Villeneuve vẽ ra một tương lai tăm tối từ tầm nhìn của ông với những màu sắc vô cùng giản đơn. Một trong những cảnh quay ấn tượng nhất, có lẽ là khi thế giới trong đêm lặng, mọi thứ chỉ toàn là xanh dương và xám, còn những màu khác chả có ý nghĩa gì, ngoại trừ hỗn loạn. Người dân hoàn toàn sống trong bóng tối và đợi chờ đến ngày mai, sự vui vẻ là một điều đắt đỏ trong cái thế giới đó.
Denis Villeneuve chỉ đạo trên trường quay Blade Runner 2049
Cũng từ Blade Runner 2049, mà người ta cho rằng Denis Villeneuve không khác nào một tay chơi trên màn ảnh, một tay chơi không cần “lòe loẹt” nhưng chỉ cần đã đụng tay vào thì gạo khác nấu thành cám.
Mơ đến Oscar với Dune
Denis Villeneuve chưa từng nói mình muốn Oscar, nhưng các fan của ông thì luôn mơ đến, nhất là sau khi Villeneuve thực hiện hai bộ phim Dune Part 1 & Part 2, dựa trên tiểu thuyết vĩ đại của Frank Herbert mà ông đã hâm mộ từ bé. Denis Villeneuve tiếp tục có một sự cân bằng hoàn hảo để mang tới siêu phẩm trên màn ảnh đúng nghĩa. Nó không còn dừng lại ở một bộ phim chiếu rạp, nó tô điểm thêm cho một câu chuyện vĩ đại, cùng những khung hình tráng lệ và kiều diễm, hòa quyện cùng âm nhạc đê mê.
Denis Villeneuve đã nâng tầm với Dune
Cùng với nhà quay phim đại tài Greig Fraser, Denis Villeneuve vẫn trình diễn ra những đại cảnh đầy trang nhã, những cồn cát hùng vĩ của hành tinh Arrakis, những đội quân hùng hậu tựa như Chúa Nhẫn phiên không gian, nhưng đi cùng với đó vẫn không quên bản sắc riêng của mình, tô điểm gáng nặng tâm lý cho nhân vật chính. Nhân vật Paul Atreides của nam tài tử Timotheé Chalamet bị đặt trong tình huống phải lên đường tìm kiếm sứ mệnh của bản thân và giành lấy những gì đã mất, mặt khác trở nên khủng hoảng trong mớ phức cảm cứu rỗi. Khi Paul chạm tới quyền lực hay sự thật, hóa ra đó lại là một lời nói dối, một sự thật giày xéo tâm hồn những với hi vọng tìm thấy ánh sáng cuối hành trình của mình.
Những người đồng nghiệp của Villeneuve là Greig Fraser hay nhà soạn nhạc Hans Zimmer vẫn làm tốt vai trò của họ. Với Dune Part 2, Denis Villeneuve để cho Grieg quyết định chuyện đánh sáng/chiếu sáng và không ngần ngại gọi anh là “nhà khoa học”. Còn Hans Zimmer, một bom tấn hoành tráng như vậy mà thiếu đi âm nhạc của ông, quả là thiếu sót lớn.
'Dune 2' chiếu riêng cho bệnh nhân hấp hối trước khi 'oanh tạc' phòng vé
Dune 2 vượt qua phần 1, thổi bùng sức nóng phòng vé, tiếp tục thống trị toàn cầu với doanh thu đạt hơn 367 triệu USD sau gần 2 tuần ra rạp. Tuy nhiên, ở lần 2 này, nó còn tạo nên một kỳ tích tuyệt vời khác.
Theo số liệu của Box Office Mojo doanh số của Dune: Part Two ( Dune 2) hiện đã đạt hơn 367 triệu USD, đồng thời "đè bẹp" Oppenheimer - ngôi sao của Oscar 2024 khi ra mắt phòng vé toàn cầu, dẫn đầu với tỷ suất lợi nhuận lớn. Trước đó, tác phẩm điện ảnh sử thi khoa học viễn tưởng này đã tạo nên một kỳ tích ấm áp khác đó là "chạy đua với thời gian" để mang bộ phim trên chiếc máy tính xách tay của chính vị đạo diễn Denis Villeneuve tới chiếu cho một bệnh nhân đang hấp hối được xem, thỏa mãn ước nguyện cuối cùng trong cuộc đời của bệnh nhân này.
Dune 2 ra rạp vào đầu tháng 3 nhưng trước đó hơn 6 tuần nó đã được chiếu "kín" cho một bệnh nhân đang hấp hối vốn rất hâm mộ bộ phim được xem trước khi qua đời. ABC NEWS
Dune 2 với sự tham gia của Timothée Chalamet và Zendaya cùng dàn diễn viên xuất sắc đã tạo nên nhiều kỳ tích. PEOPLE
Theo Washington Post, câu chuyện bắt đầu từ một trung tâm chăm sóc giảm nhẹ ở Québec (Canada). Josée Gagnon, người sáng lập tổ chức chăm sóc giảm nhẹ L'Avant cho biết một bệnh nhân thuộc trung tâm vốn là fan của Dune: Part 1. Người này đang hấp hối, điều nuối tiếc cuối cùng của anh ta chỉ là không thể sống tới tháng 3 để xem được phần 2 của bộ phim. Josée Gagnon muốn giúp bệnh nhân của mình đạt được ước nguyện cuối đời. Vậy nên cô đã mang câu chuyện chia sẻ lên mạng xã hội, nhờ giúp đỡ kết nối với đạo diễn Dune 2 là Denis Villeneuve. Ban đầu cô nghĩ dù có may mắn liên lạc được với nhà làm phim người Canada thì cũng không có cơ sở để tưởng tượng rằng ông sẽ cho phép trình chiếu bộ phim mới nhất của mình trước khi phát hành chính thức. Cô nghĩ Denis Villeneuve gửi cho người bệnh một đoạn video cá nhân, cảm ơn anh ta vì đã là một người hâm mộ trung thành đã là điều tốt nhất rồi.
Đạo diễn Denis Villeneuve (phải) và nhà sản xuất Tanya Lapointe dự buổi ra mắt phim Dune 2 ở Montréal (Canada). CBC CANADA
Josée Gagnon đã đăng tải mong muốn kết nối với đạo diễn Denis Villeneuve để thực hiện ước nguyện cuối đời của người bệnh hấp hối trên trang Facebook cá nhân của cô. FACEBOOK JOSEÉ GAGNON
Tuy nhiên, ngoài mong đợi, vị đạo diễn Denis Villeneuve và vợ ông - Tanya Lapointe đã vô cùng xúc động trước câu chuyện của nam bệnh nhân ở Québec, Josée Gagnon giải thích khi kể lại trong một bài đăng khác trên Facebook sau đó.
Trên trang cá nhân của mình, Josée Gagnon chia sẻ rằng lúc đó công tác hậu cần là một thách thức. Cô cũng kể trong một cuộc phỏng vấn trên Radio Canada đã cố gắng tìm cách đưa nam bệnh nhân từ nhà chăm sóc giảm nhẹ ở Saguenay (Québec) đến Montréal (Canada) hoặc Los Angeles (Mỹ) để xem phim. Nhưng bệnh nhân này quá yếu, không thể di chuyển như vậy.
Josée Gagnon vẫn chưa xem Dune 2. Côdự kiến sẽ đi xem Dune 2 tại rạp IMAX ở Québec như là cách cô nhớ về người bệnh xấu số và trái tim ấm áp của vị đạo diễn. CBC CANADA
Mọi việc tưởng chừng phải dừng lại thì bất ngờ vào giữa tháng 1 (khoảng một tháng rưỡi trước khi Dune 2 ra mắt), trợ lý của Denis Villeneuve đến Saguenay cùng với máy tính xách tay của vị đạo diễn và bộ phim trong đó. Josée Gagnon nói: "Chúng tôi bàn giao điện thoại di động của mình, ký cam kết bảo mật, đóng rèm lại và sau đó người bệnh đang hấp hối bắt đầu xem Dune 2. Tuy nhiên, bệnh nhân quá yếu, đã không thể xem hết bộ phim, kéo dài 2 giờ 46 phút này. Anh ấy đã qua đời. Josée Gagnon nói với Radio Canada rằng một số người có thể xem đó là một thất bại, nhưng với Josée Gagnon lại là một thành công...
Đạo diễn Denis Villeneuve 'bật mí' về các cảnh quay bị cắt trong 'Dune: Part II' Bom tấn 'Dune: Part Two' có thời lượng gần 3 giờ đồng hồ, nhưng theo những tiết lộ mới của đạo diễn Denis Villeneuve, nó có thể còn dài hơn nữa, bởi ông đã mạnh tay cắt rất nhiều cảnh. Tuy vậy, theo những chia sẻ của Villeneuve trong cuộc phỏng vấn gần đây, các cảnh này sẽ không xuất hiện ở bất...