Denis Đặng tung phim ngắn dự LHP Cannes x TikTok: Ám ảnh nhưng nhân văn
Chỉ sau 1 ngày ra mắt, phim ngắn đã thu hút hơn 1 triệu lượt xem.
Sau khi khiến khán giả không khỏi tò mò với poster và tạo hình cho dự án phim ngắn, tối 07/04 Denis Đặng đã chính thức cho ra mắt phim ngắn “Con Cưng” ( The Golden Child) và ngay lập tức thu hút sự chú ý của cộng đồng. Dự án cũng đánh dấu lần đầu tiên Denis Đặng đảm nhiệm gần như mọi vai trò chủ chốt: Đạo diễn, Giám đốc Sáng tạo, Biên kịch, Dựng phim kiêm nam diễn viên chính – chứng tỏ sự đa năng của chàng Giám đốc Sáng tạo sinh năm 1993.
Chỉ sau 1 ngày ra mắt, phim ngắn đã thu hút hơn 1 triệu lượt xem với vô số bình luận, bàn tán về nội dung “Con Cưng” (The Golden Child) đến từ khán giả trong nước lẫn không ít khán giả nước ngoài. Nội dung của phim kể về một đào nương đã lớn tuổi (do NS Thanh Hiền thủ vai) sống một mình, lầm lũi trong căn nhà cổ và luôn ao ước có được một đứa con trai để nối dõi tông đường.
Người phụ nữ sống trong căn nhà rộng rãi không một bóng người, chẳng có con cháu mà trên bàn thờ dày đặc di ảnh người quá cố, chứng tỏ gia tộc này gần như tuyệt tự, không có con trai để nối dõi tông đường. Mọi áp lực từ đó đè nặng lên vai người phụ nữ già nua suốt nhiều năm về việc phải có một đứa con trai.
Bà thường đi cầu tự (xin con) ở một gốc cây thị thần bí nhưng những quả thị trên cây chỉ luôn nở ra cho bà những đứa con gái. Mỗi lần như vậy, bà luôn tự tay tước đi sinh mệnh của những đứa con gái bất hạnh bằng chính cây lược bằng bạc khiến họ trở lại nguyên hình là trái thị và chôn vùi chúng trong một hũ mắm đặt ở gian bếp. Cho tới một ngày, quả thị nở ra một đứa con trai tuấn tú như bà hằng ao ước, vai diễn do Denis Đặng thủ vai.
Bà bao bọc, che chở và đặt trọn kì vọng vào đứa con trai sẽ sớm thực hiện trách nhiệm nối dõi tông đường, luôn ép con vào khuôn khổ của sự nam tính mà xã hội kì vọng. Khi thấy con xem phim hoạt hình Thủy Thủ Mặt Trăng, bà ngay lập tức chuyển kênh sang một cảnh tình yêu nam nữ, đồng thời liên tục thúc ép con trai phải vào những khuôn khổ của người nam như “khỏe mạnh”, “lấy vợ”.
Nào ngờ, đứa con cưng của bà lại mong ước mình sẽ trở thành một thiếu nữ như những đứa con gái trước đây. Người phụ nữ chết lặng khi thấy đứa con trai mình đặt quá nhiều kì vọng lại khoác lên trang phục phụ nữ, chải chuốt làm dáng trước gương,… Đến hôm sau, trong lúc chải tóc cho con trai, bà lạnh lùng kết liễu người con đã “dám” đi ngược với sự kì vọng của bà – chiếc lược cắm phập xuống và một trái thị vàng ươm xuất hiện.
Vòng lặp cầu tự cứ thế mà quay: một lần nữa bà thất bại, một lần nữa bà xuống tay, một lần nữa bà chôn vùi đứa con vào hũ mắm và thêm một lần nữa bà tiếp tục nuôi hy vọng ra gốc thị để cầu tự. Oan hồn của những người con gái bị bà xuống tay hạ sát đêm đêm cũng chỉ có thể trở về gian bếp để ăn cơm thừa canh cặn rơi vãi. Người phụ nữ chìm đắm trong chính những tội lỗi ngày càng chất chồng, trói chặt trong những gông cùm xiềng xích của chính tư duy “trọng nam khinh nữ”.
Câu chuyện trong “Con Cưng” (The Golden Child) nhấn mạnh sự xung đột giữa kì vọng, áp đặt của cha mẹ và ước mơ thật sự của con cái. Denis Đặng xuyên suốt không có bất kì lời thoại nào trong khi người mẹ liên tục nói chuyện thể hiện việc không tìm được tiếng nói chung giữa các thế hệ.
Bên cạnh đó, Denis Đặng thông qua sản phẩm này cũng muốn ngầm ý phản ánh hiện thực về hành động thụ tinh nhân tạo và chọn phôi, trong đó quả thị chính là phôi tuyển chọn. Loạt hình ảnh trong phim ngắn cũng mang tính biểu tượng cao: hình ảnh ổ khóa xiềng xích tượng trưng cho sự kiểm soát quá mức của người mẹ, chiếc lược bạc phản ánh việc sự yêu thương quá mức của cha mẹ lại có thể vô tình làm tổn thương con. Đây cũng là câu chuyện mang tính thời sự gây xôn xao xã hội thời gian vừa qua.
Trong phim ngắn “Con Cưng”, nam ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân cũng khiến người hâm mộ thích thú khi góp giọng trong phần soundtrack ở ngay đoạn người con trai tìm ra bản ngã thật của chính mình. Chỉ với 2 câu hát, Nguyễn Trần Trung Quân đủ khiến cảm xúc của người xem lên cao trào.
Phần phục trang cũng là một điểm sáng của phim ngắn khi Denis Đặng kết hợp với thương hiệu Việt phục Hoa Niên – Năm Tháng Tươi Đẹp cho tạo hình ca nương của người mẹ già gồm chiếc áo dài năm thân may theo lối cổ, các loại phục sức, khăn vấn đều được phỏng dựng tương đối chuẩn xác với giai đoạn cuối TK 19 – đầu TK 20. Chiếc áo của người phụ nữ không cài nút phần cổ để thể hiện thân phận quá khứ của người phụ nữ thực chất là một “đào rượu” chứ không giống các đào nương cài áo nghiêm cẩn “bán nghệ không bán thân”.
Phim ngắn “Con Cưng” (The Golden Child) là tác phẩm mà Denis Đặng và ekip gửi gắm nhiều tâm huyết để gửi đến cuộc thi #TikTokShortFilm do LHP Cannes kết hợp với TikTok tổ chức. Nếu giành chiến thắng tại cuộc thi này, Denis Đặng và phim ngắn sẽ là một trong những đại diện chính thức của Việt Nam đến tham dự LHP Cannes x TikTok tổ chức vào tháng 5/2022, thi đấu với sản phẩm của nước bạn.
Mặc dù chỉ là một phim ngắn với thời lượng 3 phút nhưng Denis Đặng và ekip vẫn đầu tư chuyên nghiệp và chỉn chu trong từng khung hình với chất lượng tiệm cận điện ảnh.
"Người bệnh bên cửa sổ": Sự dũng cảm và lạc quan cả khi con đường phía trước u tối
"Khi thiếu đi ánh sáng mặt trời, những ô kính màu luôn chỉ toả sáng nếu có nội lực bên trong". Không ít người già mất đi nghị lực cuộc sống sau khi cơn bạo bệnh ập đến. Đối với họ, họ đã đi đến bên bờ vực thẳm, thậm chí nhiều người "chỉ muốn chết" để không làm phiền con cháu. Phim ngắn "Người bệnh bên cửa sổ" mang đến một bài học về sự lạc quan nghị lực cuộc sống.
"Khi ta ra đời thượng đế đặt vào tay mỗi người ngọn lửa của sự sống. Khi ta già đi và dần trở nên yếu ớt ta tin rằng ngọn lửa kia rồi sẽ tắt". Đó cũng là suy nghĩ của ông Hải. Ông Hải vốn là một võ sư, khi về già ông đột ngột bị tai biến dẫn đến bị liệt nửa người, không thể tự sinh hoạt. Đang là một người khoẻ mạnh bỗng nhiên phải phụ thuộc người khác từ ăn uống, vệ sinh cơ thể, khiến ông Hải cảm thấy tủi thân, tìm cách xa lánh con cái vì sợ làm phiền họ.
Thậm chí, ông Hải cũng không chịu ăn uống, chỉ muốn chết cho xong vì không muốn sống trong cảnh bị liệt, chỉ có thể nằm một chỗ. Căn bệnh ập đến không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ, thân thể của ông mà cả tinh thần, niềm tin của ông cũng yếu đi.
Trong thời gian dài điều trị ở bệnh viện, ông Hải mong muốn được nằm chiếc giường cạnh cửa sổ, nhưng đó lại là nơi ông Trung đang nằm. Có lẽ chính ông Hải cũng không ngờ rằng người bạn già cùng phòng này lại mang đến cho ông niềm vui trong những tháng ngày nằm viện.
Ông Trung kể cho ông Hải về những sắc màu tươi đẹp bên ngoài khung cửa sổ, là cành phương vĩ đỏ thắm, là cô bán xôi ngũ sắc toả hương thơm lừng, là những ông bạn già khoẻ mạnh chơi đá banh. Tất cả vẽ nên một cuộc sống đầy niềm tin và sự lạc quan, giúp cho ông Hải lấy lại tinh thần, bệnh tình cũng tiến triển tốt hơn.
Bỗng một ngày ông Trung "biến mất" không một lời từ giã. Ông Hải cũng có chút giận nhưng vẫn vui vì được dời sang chiếc giường bên cạnh cửa sổ để có thể tận mắt nhìn thấy những điều ông Trung kể. Nhưng bất ngờ, phía bên ngoài cửa sổ là một vách tường cao, không thể nhìn thấy điều gì.
Bác sĩ cũng nói sự thật với ông Hải rằng, thật ra ông Trung bị mù và ông đã mất tối qua khi bệnh bất ngờ chuyển nặng. Ấy vậy mà trong thời gian qua, ông Trung luôn là người động viên ông Hải vượt qua bi quan, vượt qua bệnh tật, mang đến cho ông Hải niềm tin về một cuộc sống khoẻ mạnh, vui tươi.
"Đời người có thể dài, có thể ngắn. Nhưng để tồn tại trong hạnh phúc là một hành trình không đơn giản. Hành trình này phải được dẫn dắt bởi sự dũng cảm và lạc quan cả khi con đường phía trước u tối. Người lạc quan không chỉ là người tìm ra ánh sáng cho riêng mình mà còn mang ánh sáng tới cho người khác".
Phim ngắn cuối tuần sẽ tiếp tục lên sóng các tập tiếp theo, chuyển tải những câu chuyện, thông điệp ý nghĩa vào 19h50 Chủ nhật hàng tuần trên THVL1.
"Người thợ xây": Công trình vững chắc nhất nên là cái tâm với nghề "Người thợ xây" là một câu chuyện nhân văn về sự đam mê, nhiệt huyết và chân thành đối với nghề nghiệp của bản thân, cho ta hiểu được điều cốt lõi của bất cứ công việc gì chính là chữ "Tâm". Phim ngắn cuối tuần phát trên THVL1 không chỉ mang đến cho người xem những giây phút đầy cảm xúc mà...