Đến Yên Bái mua đá quý, uống chè Tuyết Shan, ngắm “Hạ Long trên núi”
Đến Yên Bái du khách không chỉ để ngắm nhìn những thắng cảnh được thiên nhiên ưu ái ban tặng mà còn được hòa mình trong các lễ hội văn hoá đặc sắc, du khách sẽ có những khám phá về con người cũng như truyền thống văn hoá lâu đời của vùng đất này.
Ở Yên Bái, tiềm năng du lịch hấp dẫn với các di tích lịch sử cách mạng, hệ thống các đình, đền, chùa gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Đền Đông Cuông
Đền Đông Cuông.
Đền Đông Cuông – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng thuộc địa phận huyện Văn Yên, cách trung tâm thành phố Yên Bái khoảng 50km về phía Tây Bắc. Đền được xây dựng ở nơi có phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, núi sông hòa hợp, đền còn có tên gọi là đền thờ thần Vệ quốc vì ngoài thờ Mẫu Thượng Ngàn, đền còn thờ một số tướng người dân tộc ở địa phương.
Ngoài ra còn có những đình, đền, chùa nổi tiếng khác như: Chùa Ngọc Am thờ tam phủ và thờ đức thánh Trần, đền Tuần Quán thờ mẫu Liễu Hạnh và thờ Lẫm Sơn công chúa, đền Bà chúa Đắng vẫn thường được giới kinh doanh truyền tai nhau rằng rất thiêng hay hệ thống đình, đền, chùa Nam Cường…
Hồ Thác Bà
Hồ Thác Bà là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất và được biết đến là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, du khách sẽ được chìm đắm với vẻ đẹp bồng lai tiên cảnh ở hồ Thác Bà. Người ta ví hồ Thác Bà như một “Hạ Long trên núi” cũng không quá thậm xưng. Đỉnh núi đủ cao vừa sức người lên, người ta có thể thỏa tầm mắt chiêm ngưỡng cảnh quan.
Đi thuyền qua các đảo, du khách có cơ hội tận hưởng không khí mát lành của thiên nhiên, ngắm những vạt rừng xanh thăm thẳm, xen kẽ là những hòn đảo thơ mộng tạo nên bức tranh lung linh huyền ảo của một vùng non nước hữu tình. Cuộc hành trình còn đưa du khách tham quan nhiều hang động đẹp như động , động Xuân Long, động thác Bà, thác Ông…
Đặc biệt là động Thuỷ Tiên, nơi gắn với những huyền thoại bí ẩn về mối tình đẹp của hoàng tử Trọng Hải và công chúa Thủy Tiên hay những di tích lịch sử xung quanh hồ như đền Thác Bà, chùa São, dãy núi Cao Biền Linh Sơn… Không chỉ có cảnh đẹp sơn thủy hữu tình, hồ Thác Bà còn là nơi sinh sống của 12 dân tộc anh em với sắc màu văn hoá đa dạng cùng những lễ hội truyền thống độc đáo khác.
Thung Lũng Mường Lò
Từ trên cao nhìn xuống, cánh đồng Mường Lò như một cái chảo lớn, xung quanh là những triền núi quanh năm mây phủ. Đến Mường Lò, không chỉ để được ngắm sắc vàng của lúa, sắc nắng chiều thu, ngắm những ngôi nhà sàn huyền ảo trong sương sớm, để hoà mình vào với thiên nhiên thơ mộng.
Video đang HOT
Điệu múa xòe Thái uyển chuyển.
Du khách còn được hòa mình vào những bản làng rộn rã tiếng khèn, với các điệu xòe Thái uyển chuyển nổi tiếng cổ xưa, những câu khắp Thái, rộn rã vui hội Cầu Mùa, Múa Chôm Chiêng và nồng nàn trong men rượu cần và ấm áp tình người.
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải
Những thửa ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp như leo lên tận đỉnh núi, cảm giác như những bậc thang đang bắc tới tận trời xanh vậy. Bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên vì giữa các vùng núi cao hiểm trở lại có những thửa ruộng kì vĩ đến mê hồn, mà người tạo ra điều đó không phải ai khác mà chính là bà con nông dân người Mông nơi đây chăm chỉ, cần cù và sáng tạo. Những thửa ruộng trải dài như những cung đàn, nốt nhạc khắp các sườn núi.
Chợ đá quý Lục Yên
Chợ đá quý Lục Yên được hình thành từ những năm 89-90, vào lúc mà đất nước bước vào quá trình đổi mới. Chợ họp ở bên một hồ nước nằm ở trung tâm thị trấn – một địa điểm khá đẹp và dễ tìm. Chợ đá quý họp cả tuần, tuy nhiên thì chỉ có vài ba tiếng vào sáng sớm. Chợ đông nhất vào chủ nhật. Tùy theo thời tiết và theo mùa, mà chợ bắt đầu vào những thời gian khác nhau, thường thì tầm 7 giờ sáng là người buôn đá bắt đầu dọn hàng ra bán, và đến 8 giờ là chợ đã đông.
Các sản phẩm đá quý ở chợ khá đa dạng, về giá cả cũng như mẫu mã. Có cả những viên đã được chế tác với hình khối tuyệt đẹp để làm mặt nhẫn, mặt dây chuyền, làm tranh, có viên lại vẫn còn nguyên bản chưa qua mài dũa, vừa được đãi từ những mỏ đá quý. Các “thương nhân đá quý” thường là những người phụ nữ, và họ gần như gắn bó với khu chợ từ lúc mới hình thành.
Suối Giàng
Suối Giàng là một xã vùng cao của huyện Văn Chấn, nằm ở độ cao 1.371m so với mực nước biển. Suối Giàng có khí hậu thường thấp hơn so với các vùng trong khu vực từ 8-9 độ, quanh năm mát mẻ trong lành. Một ngày ở Suối Giàng ta cảm nhận rõ được bốn mùa trong năm.
Đến đây, du khách không chỉ được ngắm những cây chè có tuổi đời hàng trăm tuổi mà còn được thưởng thức hương vị thơm nồng từ chén chè Tuyết Shan ấm nóng do chính bàn tay của những người phụ nữ Mông cần mẫn làm ra và tìm hiểu cuộc sống sinh hoạt giản dị, mộc mạc của người Mông dưới chân núi.
Suối Giàng – vẻ đẹp tiềm ẩn, phù hợp cho du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tìm hiểu văn hoá bản địa. Khu du lịch Suối Giàng bốn mùa bồng bềnh mây trắng, hấp dẫn du khách bởi khí hậu, vị ngọt của chè Shan tuyết cổ thụ và tiếng khèn, tiếng sáo, tiếng đàn môi cùng tiếng hát trao duyên của các chàng trai, cô gái Mông nơi đây.
Yên Bái nơi cửa ngõ miền Tây Bắc là địa bàn sinh tụ của người Việt cổ với trên 30 dân tộc anh em cùng chung sống, nơi đây có nền văn minh sông Hồng, sông Chảy, là trung điểm giao lưu giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc của tổ quốc.
Theo thoidai.com.vn
Mê mẩn ngắm "đảo nấm" ở nơi được ví như "Hạ Long trên núi"
Được ví như "Hạ Long trên núi", hồ Thác Bà (Yên Bái) rộng hơn 20.000ha với khoảng 1.300 hòn đảo cùng các dãy núi tạo nên phong cảnh hữu tình. Đặc biệt, những "đảo nấm" lớn nhỏ, xanh màu xanh của cỏ cây "mọc" trên mặt hồ Thác Bà khiến bất cứ ai cũng phải mê mẩn ngắm nhìn.
Hồ Thác Bà nằm trên địa phận hai huyện Yên Bình và Lục Yên (Yên Bái), hình thành khi ngăn sông đắp đập chặn dòng sông Chảy để xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Bà - "đứa con đầu lòng" của ngành thủy điện Việt Nam.
Với diện tích vùng hồ hơn 20.000ha, chiều dài 80km, mực nước sâu 46-58m và khoảng 1.300 đảo lớn nhỏ, hồ Thác Bà được ví như "Hạ Long trên núi" của Yên Bái.
Du thuyền trên hồ Thác Bà, cảm nhận không khí mát lành từ làn nước xanh như ngọc bích, thả hồn vào mênh mông trời nước, ngắm nhìn những vạt rừng xanh thẳm trên "đảo nấm", mê mẩn ngắm nhìn những dãy núi trùng điệp,... chẳng còn gì thư thái hơn!
Vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, từ những ngôi nhà sàn cộng đồng, nhìn ra sóng nước mênh mông trên hồ Thác Bà thấy thật yên ả, thanh bình.
Lênh đênh trên hồ Thác Bà, ngắm nhìn những dãy núi trùng điệp, cảm nhận không khí mát lành, làn nước xanh như ngọc bích, còn gì thú vị hơn.
Điều đặc biệt ở hồ Thác Bà, giữa làn nước mênh mông, xanh như ngọc bích là những hòn "đảo nấm" chìm nổi khiến ai cũng phải mê mẩn.
Trước khi ngăn sông đắp đập, những hòn đảo "mọc" lúp xúp như nấm trên mặt hồ Thác Bà vốn là những quả đồi.
Những hòn đảo nhấp nhô được trồng kín cây keo, tràm, bạch đàn xanh mướt, soi bóng dịu mát xuống mặt hồ.
Những dãy núi trùng điệp ôm trọn hồ Thác Bà vào lòng.
Cây cối nơi đây được người dân bản địa chăm sóc.
Trên các dãy núi, hòn đảo trong khu vực hồ Thác Bà có nhiều hang động đẹp cùng các chùa, đền gắn liền với nhiều sự tích và truyền thuyết của cư dân bản địa, điển hình nhất là động Thủy Tiên.
Theo truyền thuyết, hoàng tử Trọng Hải (con trai vua Thủy Tề) và công chúa Thủy Tiên (con gái Ngọc Hoàng) đã gặp nhau nơi cảnh sắc hữu tình vùng Thác Bà sông Chảy. Cả hai đã nảy nở tình yêu và không thể rời xa nhau, bởi vậy vua Thủy Tề và Ngọc Hoàng đã tạo ra hang động tại nơi đây để hai người chung sống. Vì vậy, nơi đây có tên là Thủy Tiên Sơn Động.
Lênh đênh trên hồ Thác Bà khoảng 1 giờ đồng hồ là tới động Thủy Tiên - một trong những động đẹp trong vùng hồ.
Cửa động Thủy Tiên nhìn ra lòng hồ Thác Bà.
Tại đây lưu lại truyền thuyết về tình yêu của hoàng tử Trọng Hải và công chúa Thủy Tiên.
Sâu trong động Thủy Tiên là những nhũ đá lấp lánh không kém những nhũ đá, măng đá đã qua ngàn năm kiến tạo trong hang động trên vịnh Hạ Long.
Rời động Thủy Tiên, còn rất nhiều địa danh nổi tiếng xung quanh hồ Thác Bà như đền Thác Bà, chùa São, động Xuân Long, núi Cao Bền... mà du khách có thể ghé thăm. Tuy nhiên, trong hành trình trải nghiệm hồ Thác Bà, du khách không thể không ghé thăm nơi ghi dấu ấn lịch sử đầy ý nghĩa của ngành thủy điện Việt Nam - nhà máy Thủy điện Thác Bà. Từ trên cao phóng tầm mắt xuống dưới, thủy điện Thác Bà càng đẹp hơn, hùng vĩ hơn trong khung cảnh non nước.
Không đi thăm hồ Thác Bà và nhà máy thủy điện Thác Bà thì chưa phải đã đến Yên Bái.
Nhà máy thủy điện Thác Bà là "đứa con đầu lòng" của ngành thủy điện Việt Nam.
Đứng trên thân đập cao đến vài trăm mét nhìn về 4 hướng, ai cũng cảm thấy mình thật nhỏ bé trước sự hùng vĩ của thiên nhiên.
Đến nhà máy thủy điện Thác Bà, ai cũng kính cẩn cầu nguyện trước khu tượng đài khắc tên những người đã từng đóng góp công xây dựng, chiến đấu, hy sinh cho dòng điện Thác Bà.
Theo danviet.vn
Nữ MC xinh đẹp gợi ý 72 giờ lạc trôi giữa 'mùa vàng' Yên Bái chỉ với 2 triệu đồng Chỉ với số tiền hai triệu đồng, hai mẹ con MC Hương Quỳnh đã có 72 giờ tận hưởng bầu không khí trong lành, mát rượi nơi "mùa vàng" Yên Bái. Chuyến đi đã để lại trong lòng nhân vật nhiều cảm xúc lưu luyến. Nếu có ai đó hỏi bạn, mùa thu này đi đâu trong 72h để được hưởng bầu không...