Đến xứ sở Bạch dương, hòa mình vào lễ hội “Cánh buồm đỏ thắm”
Scarlet Sails hay lễ hội “ Cánh buồm đỏ thắm” được tổ chức vào mỗi dịp đêm trắng hằng năm. Địa điểm diễn ra lễ hội là trên bờ sông Neva ở Saint Petersburg và Scarlet Sails cũng là một phần của lễ hội đêm trắng quốc tế.
Ở Nga hiện tượng Đêm trắng thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 7, đây cũng là lúc cảnh sắc về đêm lờ mờ sáng khiến cảnh vật trở nên kỳ ảo vô cùng.
Chiếc thuyền với cánh buồm đỏ thắm đi dọc bờ sông trong lễ hội.
Saint Peterburg được mệnh danh là thành phố của những cung điện và là thành phố hoa lệ bậc nhất trên thế giới. Đây cũng là nơi tổ chức lễ hội Đêm trắng lâu đời nhất. Vào lễ hội Đêm trắng, thành phố trở nên lộng lẫy hơn bao giờ hết. Cả thành phố được bao trùm bởi thứ ánh sáng trắng ngà màu sữa tuyệt đẹp.
Ban ngày, người dân địa phương làm việc và vui chơi trong cái nắng của ngày hè, còn đến đêm họ ngập tràn trong ánh sáng của bầu trời với những lễ hội, buổi hòa nhạc và tiệc tùng. Đêm trắng ở St. Perterburg càng trở nên lung linh, kì ảo hơn là nhờ có dòng sông Neva tô điểm.
Lịch sử hình thành của lễ hội
“Cánh buồm đỏ thắm” là lễ hội được bước ra từ câu chuyện cổ tích cùng tên của đại thi hào Nga Alexander Grin. Câu chuyện này kể về một cô gái trẻ sống trong một làng chài nhỏ, nhưng mơ ước được nhìn thấy thế giới rộng lớn vào một ngày nào đó. Cô được một phù thủy nói rằng sẽ có một con tàu có cánh buồm đỏ sẽ đến và đưa cô đi một ngày nào đó – và cô tin vào điều đó. Một ngày nọ, có chàng hoàng tử trên một con tàu buôn lớn đã đi qua làng, hoàng tử nhìn thấy cô và đem lòng yêu cô ấy sau đó cả hai đã cùng lên thuyền khám phá thế giới rộng lớn.
Video đang HOT
Ý nghĩa của lễ hội
Lễ hội này được tổ chức vào ngày tốt nghiệp của các học sinh Nga. Đây được coi là món quà dành tặng cho tất cả các em vừa tốt nghiệp phổ thông trước khi bước vào cuộc đời sinh viên, dánh dấu một bước chuyển tiếp quan trọng trong cuộc đời của các em.
Ngoài việc là món quà dành cho những em học sinh, lễ hội cũng là thời điểm hàng trăm ngàn người ở mọi lứa tuổi cùng nhau đến với dọc theo bờ sông Neva để thưởng thức cảnh tượng độc đáo này.
Những hoạt động chính
Lễ hội được mở màn bằng “cuộc chiến” với cướp biển trên sông Neva, tiếp đó là màn pháo hoa rực rỡ trên nền trời của quảng trường cung điện bên bờ sông Neva, tiết mục nhạc nước sống động được tạo nên từ các đài phun nước lớn nhất thế giới. Và khi thời khắc những cây câu trên sông Neva dựng mở chính là lúc cánh buồm đỏ thắm trong câu chuyện cổ tích xuất hiện. Cảnh tượng này thường kéo dài trong 20 phút.
Lễ hội “Cánh buồm đỏ thắm” hàng năm thu hút hàng triệu du khách đổ về Saint Petersburg và thời gian tổ chức lễ hội cũng được xem là thời gian đẹp nhất trong năm của nước Nga.
Năm 2020 do Covid-19, lễ hội phải tổ chức theo hình thức online và thay đổi vị trí biểu diễn. Năm 2021, Chính phủ Nga đã quyết định lại tổ chức theo cách truyền thống vào ngày 25/6, tuy nhiên các học sinh ưu tú sẽ không được diễu hành trên thuyền để tránh sự lây lan của virus. Năm nay cũng đánh dấu sự xuất hiện của một con thuyền với những cánh buồm đỏ lớn nhất trong lịch sử sự kiện, lên đến 900 m2.
Du khách không có cơ hội đến thăm St. Petersburg có thể xem chương trình trên kênh truyền hình Piaty Kanal (Kênh 5) hoặc xem trực tiếp trên trang Youtube của kênh này.
Đón năm mới ở xứ sở Bạch Dương
Người Nga có câu "Đón năm mới như thế nào thì cả năm sẽ được như thế ấy" và có lẽ vì thế mà người Nga luôn đón mừng năm mới một cách vui vẻ, đủ đầy nhất, để cả năm được may mắn, hạnh phúc.
Nguồn gốc Lễ đón năm mới tại Nga
Năm mới ở "xứ sở Bạch Dương" luôn được coi là dịp lễ chính, trọng đại nhất trong năm.
Truyền thống đón mừng năm mới tại Nga có từ thời cổ đại. Khi đó người Nga tính năm mới trùng với thời điểm thiên nhiên bắt đầu hồi sinh sau cả một mùa đông băng giá đằng đẵng, bởi vậy dịp này thường rơi vào tháng 3, là lúc mùa đông sắp qua đi. Hồi ấy, năm mới được cho là vào khoảng ngày 22 tháng 3 hằng năm, đúng tiết xuân phân. Năm mới cũng trùng với lễ hội Maslenitsa, còn gọi là Lễ tiễn biệt mùa đông. Người dân Nga nơi nơi tổ chức tống tiễn mùa đông, nhường chỗ để mùa xuân năm mới đến.
Dạo chơi trong đêm giao thừa ở Quảng trường Đỏ, Moscow.
Có thời gian, năm mới tại Nga được tính vào ngày 1 tháng 9, trùng đúng dịp thu hoạch mùa màng và được gọi là Lễ mùa thu. Tuy nhiên, vào cuối năm 1699, với mong muốn đón năm mới như các nước láng giềng châu Âu, Sa hoàng Nga Pyotr Đại đế đã ban hành sắc lệnh chuyển lễ đón mừng năm mới sang ngày 1 tháng 1 hằng năm, tính theo lịch Julian. Điều này nhằm phần nào duy trì truyền thống cũ. Bởi thế ngày lễ Giáng sinh và năm mới được chào đón ở Nga chậm hơn các nước châu Âu 13 ngày. Chính điểm này tạo nên cho nước Nga một cái Tết thứ hai, mà người ta gọi là "Năm mới cũ" (vào đêm 13 rạng ngày 14 tháng 1). Trải qua bao thế hệ, "Năm mới cũ" vẫn được người Nga tổ chức đón chào rất long trọng. Thậm chí nhiều người Nga còn cho rằng "Năm mới cũ" mới thực là Tết. Và thay vì ăn chay sau lễ Giáng sinh như xưa kia, tiệc mừng năm mới được tổ chức linh đình kể từ đêm giao thừa năm 1699 bước sang năm 1700, khi Nga lần đầu tiên tổ chức đón năm mới bằng cuộc diễu binh và đốt pháo hoa tưng bừng tại thủ đô Moscow.
Cứ như thế, Lễ đón năm mới của người Nga kéo dài qua vài thế kỷ. Đến năm 1929, chính quyền Liên Xô ra sắc lệnh hủy bỏ trang trí cây thông giáng sinh, cho rằng đó là tập tục không phù hợp tại Nga. Tục đón năm mới cũng theo đó bị hủy bỏ. Đến năm 1935, vào dịp cuối năm, sau khi bài báo "Hãy dựng một cây thông cho trẻ con dịp Năm mới!" được đăng trên tờ "Sự thật", thì truyền thống đón năm mới lại được khôi phục. Tuy nhiên, phải đến năm 1949, ngày 1 tháng 1 mới được coi là ngày lễ chính thức và tục đón năm mới được duy trì, phát triển cho đến ngày nay. Giờ đây, năm mới ở Nga là kỳ nghỉ dài nhất trong năm, người dân được nghỉ lễ 10 ngày.
Cặp nhân vật không thể thiếu trong Tết Nga
Trải qua thời gian, phong tục đón năm mới của người Nga đã có nhiều thay đổi. Vừa lưu giữ truyền thống cũ, vừa tiếp nhận những nét mới từ châu Âu và Mỹ. Và nhân vật không thể thiếu trong lễ đón năm mới ở Nga chính là Ông già tuyết. Cũng phải nói ngay rằng ông già tuyết phiên bản Nga khác với Santa Claus của Mỹ, bởi Ông già Noel thích bí mật tặng quà, còn Ông già tuyết ở Nga bao giờ cũng trao quà tận tay và ông luôn đi cùng "trợ lý" là cô cháu gái xinh đẹp, người được các em bé yêu quý gọi là Công chúa tuyết. Và cứ mỗi dịp năm mới, không chỉ trẻ con, mà cả người lớn trên khắp nước Nga, ai ai cũng đều mong đợi "cặp nhân vật diệu kỳ" này.
Ngay từ những ngày đầu tháng 12, nơi nơi người ta dựng cây thông, trang trí thật rực rỡ, vui chơi, nhảy múa quanh cây thông, và chờ đợi những món quà tuyệt vời từ Ông già tuyết và Công chúa tuyết xinh đẹp.
Ông già tuyết sinh sống tại thành phố Veliky Ustyug - một trong những thành phố lâu đời nhất ở miền bắc nước Nga, thuộc vùng Vologda, nơi hai con sông Sukhona và Yug đổ vào Bắc Dvina. Veliky Ustyug là một thành phố bảo tồn thiên nhiên với không khí trong lành. Mùa đông tuyết trắng phủ đầy những cánh rừng taiga. Ở đó có ngôi nhà của Ông già tuyết, cửa hàng lưu niệm và bưu điện, nơi tiếp nhận hàng vạn lá thư của các em nhỏ được gửi đến từ mọi miền nước Nga. Tất cả các lá thư này đều được trả lời. Trong các bức thư bọn trẻ viết về những thứ mà chúng mong ước. Ngoài những món đồ chơi, các em nhỏ xứ sở Bạch Dương còn có những điều ước rất xúc động và dễ thương trước thềm năm mới dành cho ông bà, bố mẹ.
Hằng năm, việc chuẩn bị cho lễ đón năm mới bắt đầu vào giữa tháng 12. Ở mỗi thành phố, thị trấn hay làng mạc, dù xa xôi hẻo lánh, thì tại quảng trường trung tâm nhất định đều có những cây thông lấp lánh dịp năm mới, được thắp sáng bằng những vòng hoa điện lung linh. Người Nga đặc biệt thích đón năm mới với những cây thông thật, mua ở các khu chợ bán thông, năm chỉ họp một lần. Hoặc họ cũng có thể vào rừng, tự tìm cho mình một cây thông ưng ý. Mùi hăng hắc đầy quyến rũ của thông sẽ nhắc mỗi người rằng Tết đang đến thật gần. Theo truyền thống, cây thông được dựng trong nhà cho đến giữa tháng giêng, tức là phải đến khi đón xong "Năm mới cũ", qua ngày 14 tháng 1, thì chúng mới được dọn đi, nhường chỗ cho nhịp sống thường nhật trở lại.
Giao thừa - thời khắc linh thiêng
Người Nga quan niệm giao thừa là thời khắc cực kỳ quan trọng. Đó là lúc để bạn lựa chọn thực hiện những điều ước. Người Nga còn truyền tai nhau cách để điều ước chắc chắn thành hiện thực, đó là khi chuông đồng hồ rung lên, bạn cần nhanh tay viết điều ước lên mảnh giấy, đốt nó bằng ngọn nến trên bàn tiệc, trộn tro vào ly champagne và kịp uống cạn trước khi chuông đồng hồ điểm xong mười hai tiếng.
Bữa tiệc giao thừa thường bắt đầu vào khoảng 23 giờ đêm, khi đó mọi gia đình đều sum họp quanh bàn tiệc, bật champagne đúng lúc giao thừa, và tất cả cùng nâng cốc chúc mừng năm cũ qua đi và chào đón năm mới đến. Lúc này, người dân Nga cũng thường đón đợi lời chúc Tết của nguyên thủ quốc gia qua tất cả các kênh phát thanh và truyền hình.
Sau bữa tiệc năm mới, người Nga thường đổ ra đường, đến các địa điểm ngoài trời, chờ đón những màn pháo hoa rực rỡ lung linh nhất, mừng một năm mới và những niềm vui, niềm hy vọng mới bắt đầu. Người ta tin rằng nếu ngủ vào thời điểm giao thừa, năm mới của bạn sẽ rất chậm chạp và nhàm chán. Không một ngày lễ nào trong năm có sức lan tỏa, kết nối và trẻ hóa mọi tâm hồn như lễ mừng năm mới. Họ hồ hởi nói lời chúc mừng năm mới với tất cả những ai họ gặp trên đường, dù là quen hay lạ. Phải chăng vì thế người ta ví năm mới ở Nga như một ngày lễ của tình đoàn kết dân tộc vậy. Trong đêm giao thừa, ai ai cũng "chưng" những bộ cánh mới, đẹp nhất và sặc sỡ nhất để đón chào năm mới đến thật rực rỡ, may mắn. Người Nga quan niệm những trang phục đón năm mới chính là "màu sắc hạnh phúc" của năm sau.
Những món ăn làm nên Tết Nga
Một nét đặc biệt không thể thiếu trong dịp năm mới ở Nga, đó chính là sự hiện diện của quả quýt trên những bàn tiệc. Truyền thống ăn quýt bên bàn tiệc năm mới xuất hiện từ thời vị Sa hoàng cuối cùng của Nga, Nicholas đệ nhị. Tuy nhiên, dưới thời Liên Xô, có những giai đoạn thực phẩm khan hiếm, thật khó để mua được quýt đúng dịp này, song dù loại quả này đắt mấy và khó kiếm bao nhiêu, thì người ta vẫn săn lùng bằng được để có chúng trong đêm giao thừa. Đối với nhiều người, năm mới mãi mãi gắn với hương vị quýt.
Một món ăn nữa không thể thiếu trên bàn tiệc năm mới đó là món salad Olivier, mà các bà nội trợ Việt Nam khá quen thuộc với tên gọi salad Nga.
Thế nhưng món salad Olivie được biết đến còn nhiều hơn cả người tạo ra nó, Lucien Olivier (1837-1883), một chủ nhà hàng ở Moscow, người đã giữ bí mật công thức món ăn này đến tận khi ông qua đời vì bệnh tim. Trên thực tế, món salad này không chỉ nổi tiếng ở Nga mà còn được biết đến ở nhiều nơi trên thế giới. Thậm chí tại Mỹ la-tinh, người ta còn phát cuồng vì món "salad Nga". Bàn ăn ngày Tết ở Nga cũng không thể thiếu bánh mỳ, trứng cá đỏ muối, salad cá muối củ cải đỏ, bắp cải cuộn thịt và rượu champagne. Người Nga tin rằng, bàn ăn đầy thức ăn sẽ tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy vào năm mới.
Đối với nhiều người Nga, năm mới là ngày lễ của gia đình. Và đó là lý do vì sao người Nga chỉ đi ra khỏi nhà trong đêm giao thừa, sau khi đã gọi điện chúc mừng năm mới tới tất cả những người thân yêu, mà họ không thể sum họp được quanh bàn tiệc.
Người Nga thường đổ ra đường sau giao thừa để đón chào năm mới. Người ta tin rằng nằm ngủ sau giao thừa thì cả năm sẽ ì ạch, kém may mắn.
Những nhà thờ được xây trong một ngày ở Nga Thời trung cổ, người dân xứ sở bạch dương dựng lên các nhà thờ trong một ngày để đối phó với những thảm họa đang hoành hoành. Nhiều cộng động người Nga, đặc biệt ở vùng Novgorod và Pskov thời trung cổ, tin tưởng rằng xây dựng nhà thờ có thể đối phó với những thảm họa, thường là dịch bệnh. Công trình...