Đến xã đồng nát đếm… xe hơi
Từ nguồn “ngoại tệ” thu nhập nhờ việc buôn bán bên Lào, người dân Diễn Tháp (Diễn Châu, Nghệ An) đã biến vùng quê nghèo này thành một trong những xã giàu nhất xứ Nghệ.
Phát nhờ… đồng nát
Vài chục năm trước, Diễn Tháp vốn là một vùng đất trũng thường xuyên ngập nước, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn nên kinh tế khá nghèo so với các xã vùng ven. Ai có dịp về Diễn Tháp những năm ấy, và bây giờ về lại, sẽ không khỏi bất ngờ đến mức “choáng”, cứ ngỡ như mình đang lạc vào một khu phố nào chứ không phải cái xã nghèo ngày trước.
Những người có tuổi kể lại, buổi trước do nông nghiệp khó khăn, dân Diễn Tháp phải sống bám vào nghề đúc đồng tổ tiên để lại. Tại 2 xóm Yên Thịnh và Phú Thịnh, nghề đúc đồng phát triển khá mạnh với hàng chục lò, thu hút cả trăm lao động tham gia. Chính cái nghề này đã tạo cho người dân Diễn Tháp cái nghề khác, mà ngày nay đã gắn với “thương hiệu” của người dân nơi đây – nghề buôn đồng nát.
Trung tâm xã Diễn Tháp luôn tấp nập như ở phố
“Bọn tui thời đó nhà nhà buôn đồng nát, người người buôn đồng nát, chạy lăng xăng khắp xã trên làng dưới cũng cốt để kiếm cái ăn. Nhiều nhà họ bỏ cả ruộng đồng để đi buôn. Đi hết huyện này đến huyện khác, thậm chí chạy cả ra ngoài bắc để mua đồng nát và tất cả các loại phế liệu” – ông Nguyễn Văn Long (62 tuổi, Diễn Tháp) kể lại buổi đầu “lập nghiệp”.
Trải qua nhiều năm, những áp lực kinh tế cộng với sự cần cù, tháo vát vốn có đã giúp cho người dân Diễn Tháp, không những “sống khỏe” với nghề đồng nát, mà còn có thể làm giàu, thậm chí rất giàu. Ấy là khi người dân nơi đây biết khai thác tuyến QL 7A, ồ ạt sang Lào để buôn sắt vụn.
Tuyến đường 7 dài gần 300 km với cửa khẩu Nậm Cắn thông sang Lào, trở thành “cung đường phế liệu” đối với người dân Diễn Tháp. Ban đầu chỉ là những chiếc xe đạp cà tàng, sau đó đến xe máy rồi ô tô khách. Hàng ngàn tấn phế liệu chuyển về mỗi năm được phân loại, tập kết tại các xưởng tái chế (chủ yếu nằm ở xã láng giềng Diễn Hồng).
Từ khi người dân biết qua Lào làm ăn, kinh tế Diễn Tháp tăng trưởng “chóng mặt”. Nhà nào cũng có của ăn của để, thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng là bình thường! Từ một xã nghèo, Diễn Tháp phút chốc “xoay ra phố”, với những dãy biệt thự cao tầng, đường làng rải nhựa láng bóng với hàng trăm ô tô các loại. Diễn Tháp “phất” lên nhanh chóng trong sự bất ngờ và “thèm thuồng” của cư dân các xã láng giềng.
Đếm xe hơi ở “Làng phế liệu”
Ông Nguyễn Văn Nhị, chủ đại lý Nhị Phượng (xóm 6 Diễn Tháp) kể: “Hồi mới qua Lào, chúng tôi chủ yếu thu gom phế liệu để về tái chế. Dần dà, mọi người thử mang các loại hàng gia dụng sang đây bán và thấy có thu nhập.
Video đang HOT
Sau đó, chẳng ai bảo ai, nhà nào cũng cố gắng gom đủ loại hàng trong nước để đưa sang Lào bán lại. Trong xã lần lượt xuất hiện các đại lý, kho chứa hàng hóa từ khắp nơi trong cả nước tập kết về”.
Nhà cao tầng, biệt thự mọc như nấm ở Diễn Tháp trong vài năm qua
Cũng chính từ sự năng động đó, những chuyến sang Lào của người dân càng có thu nhập cao. Hàng loạt hộ giàu đã sắm được cả ô tô tải, ô tô khách cỡ lớn chuyên “chinh chiến” liên tục 2 chiều trên tuyến QL 7A, mang hàng gia dụng sang Lào, mang những đồng Kip và vô số phế liệu theo chiều ngược lại.
Ông Đậu Xuân Mạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Diễn Tháp cho biết: “Diễn Tháp có hơn 5.000 nhân khẩu thì có đến 1.380 lao động làm ăn tại Lào, ngoài ra còn gần 100 lao động đang làm việc ở nhiều nước khác trên thế giới. Riêng trong năm 2012, tổng thu từ thương mại dịch vụ ước đạt 105 tỷ đồng, thu nhập bình quân 25 triệu đồng/1 người” – ông Mạnh cho biết.
Theo ông Mạnh, thu nhập của người dân Diễn Tháp chủ yếu đến từ sự chênh lệch giữa đồng Kip và VNĐ. Theo đó, mỗi một đơn vị hàng hóa đưa từ Việt Nam qua Lào bán, ít nhất cũng lãi 100% so với giá bán trong nước.
“Các hộ dân qua Lào chủ yếu đi bán lẻ, khi nào hết hàng mới về nước. Tuy nhiên nhiều hộ có điều kiện đã thành lập các đại lý làm đầu mối ngay trên đất Lào. Riêng tại xã Diễn Tháp hiện có 2 Công ty Xuất nhập khẩu, do các hộ dân có vốn và kinh nghiệm đứng ra thành lập để làm ăn buôn bán” – vẫn lời ông Phó Chủ tịch.
Những chuyến xe chở đầy hàng gia dụng sẽ vượt QL 7A sang Lào “nhả hàng”
Kinh tế phát triển “ nóng”, nhiều hộ giàu ở Diễn Tháp lũ lượt sắm ô tô riêng. Thống kê tại UBND xã, Diễn Tháp hiện có khoảng 80 xe ô tô con (cả biển Việt và biển Lào), hơn 100 xe khách, ô tô chở hàng, con số “khủng” đưa Diễn Tháp trở thành một trong vài làng quê giàu nhất xứ Nghệ. Đoạn đường sầm uất qua trung tâm UBND xã với hai dãy nhà cao tầng hai bên có thể so sánh với bất kỳ tuyến đường nào tại TP. Vinh!
“Không chỉ phát triển kinh tế, chúng tôi luôn cố gắng đẩy mạnh các lĩnh vực khác, trong đó có văn hóa giáo dục. Điều đáng mừng là Diễn Tháp luôn nằm trong tốp đầu về tỷ lệ học sinh đỗ ĐH, CĐ so với 10 xã trong khu vực với 30 – 35 em/1 năm. Diễn Tháp cũng đã hoàn tất việc phủ cập THCS từ năm 2011…” – ông Đậu Xuân Mạnh hồ hởi.
Theo 24h
Hà Nội: Sương mù bao trùm thành phố
Ngay từ sáng sớm, rất nhiều tuyến phố tại thủ đô Hà Nội sương mù phủ kín khiến các phương tiện tham gia giao thông gặp nhiều khó khăn.
Trong ngày hôm nay (15/1), đặc biệt là vào buổi sáng, bầu trời Hà Nội bao phủ bởi một lớp sương mù dày đặc. Đến chiều, sương mù vẫn còn và chưa có dấu hiệu suy giảm khiến các phương tiện tham gia giao thông gặp khá nhiều khó khăn.
Do ảnh hưởng của khối không khí lạnh kèm theo mưa phùn, toàn thành phố bị che phủ bởi sương mù.
Các phương tiện tham gia giao thông đều phải di chuyển chậm.
Mặc dù mới 3h chiều...
... nhưng một số phương tiện tham gia giao thông đã phải bật đèn.
Cầu vượt trên cao cũng không thoát khỏi sương mù.
Hồ Thiền Quang bị sương mù bao phủ.
Sương mù phủ kín hồ Hoàn Kiếm.
Hai cụ già bán hàng nước ngồi co ro cạnh hồ Hoàn Kiếm.
Nhiều người nước ngoài khá thích thú với thời tiết như thế này.
Tháp rùa ẩn hiện trong màn sương.
Mưa nặng hạt, nhiều người di chuyển nhanh về nhà.
Theo 24h
Ra thành phố làm thêm bị lạm dụng tình dục Người phụ nữ nông thôn chân lấm tay bùn qua một kỳ đổi mới chẳng còn ruộng đồng để gắn bó. Vậy là hàng nghìn người tuôn ra thành phố, di cư đi nơi khác để tìm kiếm miếng cơm manh áo. Công việc của họ là mua bán ve chai đồng nát, gánh hàng rong, cắt cỏ thuê, cửu vạn... Tất cả...