Đến vùng đất này bạn có thể đi “xuyên không” từ quá khứ tới tương lai trong giây lát, bí mật nằm ở điều đặc biệt không nơi nào trên thế giới có được
Dù thuộc 2 châu lục khác nhau nhưng thực tế, hai quốc gia này chỉ cách nhau vỏn vẹn chưa đầy 4km. Tại địa điểm kỳ lạ này, con người có thể nhìn thấy cả quá khứ và tương lai.
Bạn đã từng nghe đến tên quần đảo Diomede nằm ở trung tâm eo biển Bering giữa đất liền Alaska (Mỹ) và Siberia (Nga), gồm 2 đảo Big Diomede (đảo Lớn) và Litte Diomede (đảo Bé)?
Đảo Big Diomede (đảo Lớn – bên trái) và Litte Diomede (đảo Bé – bên phải). Đường màu vàng ở giữa là đường đổi ngày quốc tế phân chia đảo Diomede Lớn và đảo Diomede Bé.
Nơi nhìn thấy cả quá khứ và tương lai
Dù chỉ cách nhau 3,8 km và rõ ràng nằm chung trong một quần đảo, 2 hòn đảo này lại được phân cách bởi đường đổi ngày quốc tế, cũng là biên giới giữa Nga và Mỹ.
Đảo Diomede Lớn thuộc lãnh thổ của Nga và đảo Diomede Bé thuộc sở hữu của Mỹ. Điều đó đồng nghĩa với việc xứ sở bạch dương và xứ cờ hoa chỉ cách nhau vỏn vẹn chưa đầy 4 km.
Đảo Diomede Lớn (trái) và đảo Diomede Bé (phải).
Điều đặc biệt hơn cả, vì đường đổi ngày quốc tế phân tách 2 hòn đảo này nên chúng có 2 múi giờ khác nhau, đảo Diomede Lớn đi trước đảo Diomede Bé 23 tiếng.
Khi ở Nga đã sang ngày mới, ở Mỹ vẫn là ngày hôm trước. Bởi vậy, đảo Lớn và đảo Bé còn được gọi lần lượt với cái tên đảo Ngày mai (Tomorrow Island) và đảo Hôm qua (Yesterday Island). Đây cũng là lý do quần đảo Diomede được mệnh danh là nơi có thể nhìn thấy cả quá khứ và tương lai.
Nơi người ta dễ dàng đi bộ từ Mỹ sang Nga vào mùa đông
Đảo Lớn và đảo Bé đều có địa hình dốc đứng, phần đỉnh bằng phẳng, vị trí tách biệt, bao quanh là vùng biển động. Những ngày thời tiết ấm áp, 2 hòn đảo chìm trong lớp sương mù dai dẳng.
Làng Diomede (Inalik) tọa lạc tại bờ biển phía tây đảo Diomede Bé, Alaska.
“Cây cầu băng” nối liền 2 đảo vào mùa đông.
Bên trái là đảo lớn, bên phải là đảo bé.
Tuy nhiên, vào mùa đông lạnh giá, mặt biển sẽ xuất hiện những tảng băng trôi khổng lồ, vô tình tạo thành một cây cầu tự nhiên nối liền 2 đảo, cho phép người ta đi bộ từ Mỹ sang Nga và ngược lại. Tất nhiên, đây chỉ là lý thuyết bởi việc băng qua eo biển Bering là bất hợp pháp.
Cuộc sống khác biệt trên 2 đảo
Dân tộc Yupik Eskimos là những người đầu tiên cư ngụ trên 2 hòn đảo vào khoảng 3.000 năm trước.
Người châu Âu đầu tiên đặt chân đến đây là nhà thám hiểm người Nga Semyon Dezhnyov vào năm 1648. 80 năm sau, hoa tiêu người Đan Mạch Vitus Bering tiếp tục là người phát hiện sự tồn tại của quần đảo này vào ngày 16/8/1728.
Năm 1867, Mỹ mua Alaska từ Nga và sở hữu luôn đảo Diomede Bé. Ranh giới mới giữa 2 đảo chính thức được xác lập và đảo Diomede Lớn được để lại cho Nga.
Cộng đồng người bản xứ sinh sống trên đảo Diomede Bé.
Đảo Bé là nơi sinh sống của cộng đồng nhỏ gồm khoảng 75 cư dân với một nhà thờ và trường học. Trong khi đó, đảo Lớn được Nga lấy làm căn cứ quân sự. Thời kỳ chiến tranh lạnh, Nga di dời toàn bộ cư dân trên đảo Lớn vào đất liền vì lý do an ninh.
Ngày nay, đảo Lớn không có người dân sinh sống, trên đảo chỉ đặt một trạm thời tiết và căn cứ của lực lượng Biên phòng Nga. Trong khi đó, người Eskimos sống trên đảo Bé vẫn duy trì lối sinh hoạt truyền thống, thu hoạch cua và cá, săn cá voi trắng, hải mã, hải cẩu và gấu Bắc cực. Hầu hết các mặt hàng thiết yếu đều được sà lan chở từ đất liền vào đảo đều đặn hàng năm.
Trực thăng hạ cánh trên đảo Diomede Bé.
Ngoài ra, chính quyền liên bang Mỹ cũng chi tiền thuê một chiếc trực thăng chuyên vận chuyển thực phẩm, nhu yếu phẩm và thư từ cho cư dân trên đảo.
Trực thăng và thuyền là 2 loại phương tiện phổ biến chở du khách đến thăm thú đảo Diomede Bé. Vào mùa đông, du khách cũng có thể lựa chọn chuyến bay của hãng Bering Air (trụ sở ở Nome, Alaska), máy bay sẽ hạ cánh trên băng.
(Nguồn: Amusing planet)
Theo Helino
Nguyên nhân học trò không thích môn lịch sử
Trong buổi học đầu tiên, giáo viên nói với cả lớp:
- Lịch sử là một môn học thú vị và bổ ích. Nó sẽ cho các em biết những gì đã từng xảy ra trong quá khứ.
Jimmy nghe vậy liền nói:
- Thưa cô, em nghĩ mình không nên học môn lịch sử.
- Tại sao? - giáo viên kinh ngạc.
Jimmy nhún vai:
- Vì môn này không có tương lai ạ!
- !?!
Lan Quyên (st)
Theo vnexpress.net
Chiếc bàn đặc biệt này sẽ được chứng kiến gì tại hội đàm Mỹ - Triều? Một chiếc bàn hội nghị từng được các chánh án của Tòa án Tối cao Singapore sử dụng trong quá khứ sẽ được "dự phần" trong hội đàm thượng đỉnh lịch sử Mỹ - Triều ngày 12-6. Chiếc bàn đặc biệt có từ năm 1939 này đã được Đại sứ quán Mỹ tại Singapore mượn Bảo tàng nghệ thuật quốc gia Singapore để...