Đền Voi Phục nét chấm phá cổ kính, trầm mặc giữa chốn Hà Thành hoa lệ
Đền Voi Phục là một ngôi đền cổ nằm ở số 362 đường Kim Mã, thuộc phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, Hà Nội, đồng thời nằm gần công viên Thủ Lệ và đối diện với trường Đại học Giao thông Vẫn tải.
Hà Nội nổi tiếng là mảnh đất nghìn năm văn vật với vô vàn những di tích vô giá mà ông cha xưa để lại như: Quốc Tử Giám thiêng liêng, Hoàng Thành Thăng Long sừng sững và đền Voi Phục – một trong “tứ trấn Thăng Long” cổ kính mang đầy sắc màu hoài niệm, khiến du khách say mê.
Nét hoài cổ vẫn trường tồn với thời gian
Theo sử sách ghi lại thì ngôi đền được xây dựng vào năm 1065 tức năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 7 để thờ Linh Lang đại vương – con của vua Lý Hoằng Chân – người đã đã đánh tan quân Tống xâm lược và rồi cũng đã hy sinh trong trận chiến ấy, nên đền còn có tên gọi khác là đền Linh Lang . Và cái tên Voi Phục của ngôi đền cũng xuất phát từ hình ảnh 2 chú voi đá nằm phủ phục trước cửa đền tượng trưng cho hình ảnh những chú voi đã từng quỳ xuống trước mặt Hoàng Tử Linh Lang để đưa người cùng các tướng sĩ ra trận.
Đặc biệt, ngôi đền này cũng cũng nằm trong hệ “Tứ Trấn” trấn giữ phía Tây của thành Thăng Long xưa cùng với đền Bạch Mã trấn ở phía Đông, đền Quán Thánh trấn ở phía Bắc, đền Kim Liên trấn ở phía Nam, nên còn được gọi với cái tên hoa mỹ khác là Tây Trấn Thăng Long .
Do được xây dựng từ rất lâu, trải qua sự tàn phá của thời gian, sự khắc nghiệt của thời tiết và qua những trận chiến tranh ác liệt, nhất là từng bị Thực dân Pháp phá hủy vào năm 1947, ngôi đền đã được phục dựng lại không còn dáng vẻ như ban đầu nhưng sự uy nghi, cổ kính và linh thiêng của nó vẫn luồn còn mãi với thời gian.
Ngôi đền cổ kính yên bình giữa lòng thành phố
Chính vì vậy đền Voi Phục đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích văn hóa năm 1962 và trở thành chốn hành hương cũng như điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội mà những ai mê nét hoài cổ không thể bỏ qua.
Kiến trúc cổ kính và không gian trầm mặc nơi đền Voi Phục
Đền Voi Phục nằm trên một mảnh đất rộng rãi hướng về phía Đông Nam, ngay từ xa ta đã bị ấn tượng với con đường dẫn vào đền được lát gạch to nằm bên hồ nước xanh biếc và được che phủ với nhiều cây cổ thụ xum xuê đã hàng trăm, hàng ngìn năm tuổi với những chiếc rễ dài thả xuống từ trên cao tạo thành một tấm rèm độc đáo điểm sắc cho khung cảnh nơi chùa.
Không gian trong lành, mát mẻ trước đền
Đường vào sân chùa có ba lối, lối giữa có 12 bậc đá rộng chỉ sử dụng khi rước kiệu trong những ngày lễ còn 2 lối 2 bên là để đi lại. Ở giữa sân ngay trước lối chính thì được xây dựng một giếng nước hình bán nguyệt được chạm khắc đôi rồng mây bằng đá mang ý nghĩa “tụ thủy tụ phúc” tức “cầu nước cầu no đủ”.
Giếng nước cổ kính trong sân chùa
Kiến trúc của các công trình thờ phụng trong đền Tây Trấn Thăng Long được xây theo hình chữ Công khá hoành tráng. Mái đền thì được thiết kế theo phong cách truyền thống của đình chùa thời xưa với phần đuôi cong vút lên trời như các đầu đao, phía trên thì được trạm trổ rộng, phượng, lân, hổ và long châu uốn lượn mềm mại, tinh xảo.
Video đang HOT
Mang đậm phong cách chùa chiền xưa
Chính điện thì được sắp xếp theo kiểu “nội công ngoại quốc” với chính điện có 5 gian này lỗ bộ, bên trái đặt trống, bên phải đặt chuông đồng, chính giữa đặt bài vị, ngai vàng chạm khắc hình rồng, hoa lá tỉ mỉ của nghệ thuật thế kỷ 19 và bức tượng của thần Linh Lang ở vị trí sâu và cao nhất mang nét mặt cao sang, chính trực. Đây là nơi cúng bái chính của đền nên lúc nào cũng khói hương nghi ngút tựa chốn bồng lai.
Bên trong điện đặt ngai vàng của thần
Hậu đường thì có 5 gian được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim chắc chắn, bóng loáng, trước hiên đặt một đôi linh vật bằng đá để bảo vệ sự bình yên của tòa nhà, còn bên trong thì thờ mẹ của thần Linh Lang và ba vị Thánh Mẫu. Bất kỳ chỗ nào cũng đều toát lên sự linh thiêng và trầm mặc.
Ngoài ra, đền Voi Phục Hà Nội còn có các bức tượng các tướng sĩ, các bức hoành phi, câu đối bằng chữ Hán ca ngợi công đức và sự thiêng liêng của các thánh thần, cùng long ngai, cửa võng bát bửu được sơn son thếp vàng lộng lẫy và chiếc chuông đồng khổng lồ cao 93m, đường kính 70cm, chia thành 4 múi, mỗi múi có một dòng chữ Hán đúc nổi “Tây trấn thượng đẳng”, dù đã nhuốm hơi thở cổ xưa nhưng vẫn đầy ắp giá trị đem đến một ấn tượng không thể nào phai nhòa cho du khách.
Những trải nghiệm nhất định phải thử tại đền Voi Phục
Mang một không gian đượm đầy nét hoài cổ nên đền Linh Lang Thủ Lệ chính là một địa điểm lý tưởng để chụp những bộ ảnh mang hơi hướng cổ đại. Và hơn hết, bất kỳ một góc nào ở đây cũng đều có thể lên hình đẹp như phim nên bạn không cần phải tạo dáng quá nhiều nhưng đổi lại phải chọn trang phục cẩn thận sao cho vừa phù hợp với chốn tâm linh lại vừa có một bức hình ấn tượng.
Không gian cổ kính nơi chùa rất thích hợp để sống ảo
Theo đó, dù là nam hay nữ thì nhưng bộ áo dài truyền thống cũng được xem là trang phục tuyệt vời nhất, nếu thích sự khác biệt thì bạn có thể mặc những bộ áo dài cách tân, còn nếu muốn thể hiện được nét đẹp của người phụ nữ Việt xưa thì bộ trang phục Nhật Bình chính là lựa chọn cực kỳ lý tưởng. Bật mí, đây cũng là xu hướng cổ trang mà rất nhiều các bạn trẻ đang sử dụng hiện nay đấy nhé.
Áo dài truyền thống là trang phục chụp ảnh phổ biến ở đền
Ngoài ra, đền Voi Phục – Tây Trấn Thăng Long còn thu hút du khách với không khí lễ hội sôi động và vui tươi trong ngày mồng 9, 10 và 11 của tháng 2 âm lịch hàng năm. Đây cũng là lễ hội lớn nhất trong năm của đền, với hoạt động nổi bật là rước kiệu mang theo cờ quạt, chiêng trống, long, tán nối nhau thành hàng dài cùng phường bát âm và đội sênh tiền đi lại cực kỳ nhộn nhịp trên đường.
Ngày lễ của đến rất sôi động, nhộn nhịp
Hơn nữa, vào các dịp lễ, Tết, ngày rằm hay mồng 1 hàng tháng bạn cũng có thể đến đây dâng hương để cầu bình an, sức khỏe và tài lộc, vì theo quan niệm người dân thần Linh Lang ở trong miếu cực kỳ thiêng liêng, đã bảo vệ sự bình yên cho nơi này suốt mấy nghìn năm.
Bật mí, ngay bên sân chùa có một cây cầu dài và cong cong bằng đá bắc sang công viên Thủ Lệ, nên nếu có con nhỏ đi cùng thì bạn có thể dẫn bé sang thăm quan thế giới động vật thú vị và chơi nhiều trò chơi hấp dẫn trong công viên nữa đấy.
Công viên Thủ Lệ có rất nhiều trò giải trí
Có thể nói, đền Voi Phục không chỉ là chốn thiêng nơi Hà Thành mà còn là điểm sáng trong tinh thần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, là sự trường tồn của tín ngưỡng dân gian mà tất cả chúng ta hôm nay và mai sau luôn phải giữ gìn và bảo vệ.
Đến Ninh Bình chiêm ngưỡng ngôi chùa Vàng độc đáo nằm giữa hồ
Không nổi tiếng như chùa Bái Đính nhưng chùa Vàng Ninh Bình lại có một vị trí đặc biệt giữa sóng nước mênh mông, toát lên một vẻ đẹp hữu tình, thơ mộng làm "say" lòng người.
Chùa Vàng Ninh Bình ở đâu?
Chùa Vàng nằm trên kiến trúc cũ của chùa Bát Long - ngôi chùa cổ được vua Lê Đại Hành xây dựng cách đây hơn 1000 năm của một hòn đảo nhỏ có diện tích 28ha ở giữa hồ Cá Voi, thuộc xã Ninh Nhất, tỉnh Ninh Bình và cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 1km về phía Đông.
Quần thể chùa nổi bật giữa hồ (Ảnh @laz2173)
Dù chỉ mới được khai thác vào tháng 3/2018 nhưng ngôi chùa càng ngày càng chiếm được nhiều sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước, hữa hẹn sẽ là một trong những chốn tâm linh nổi tiếng của Ninh Bình mà du khách không thể bỏ lỡ.
Khung cảnh hữu tình nơi chùa Vàng Ninh Bình
Ngôi chùa Vàng được xây dựng theo kiến trúc hình bát giác 8 cạnh đều nhau quay ra 8 hướng tượng trưng cho việc thờ phụng 8 vị Vua thời 12 xứ quân xưa của chùa Bát Long là: Ngô Xương Xí, Nguyên Siêu, Phạm Bạch Hổ, Kiều Công Hãn, Đõ Cảnh Thạc, Nguyễn Khoan, Kiều Thuận và Nguyễn Thủ Tiệp.
Chùa được xây theo hình bát giác (Ảnh FB Hương Đinh)
Toàn bộ các công trình trong chùa đều được sử dụng chất liệu chính là gỗ lim màu đen tuyền, kết hợp với phần mái ngói được thiết kế theo phong cách truyền thống của các đền chùa thời xưa là hình mái đao có phần đuôi cong vút lên trời, cùng các họa tiết long phượng chầu ngọc được đặt khéo léo trên đỉnh mái, khiến cho ngôi chùa toát lên một vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc như đã có từ lâu đời vậy.
Kiến trúc chùa toát lên vẻ cổ kính trầm mặc (Ảnh FB Hung Viet)
Ngoài ra, các chi tiết kiến trúc trong chùa Vàng Ninh Bình cũng được sử dụng kỹ thuật mộc truyền thống theo không gian 3 chiều, có sự liên kết hài hòa với nhau tạo cho tổng thể kiến trúc vừa có sự thanh thoát, mềm mại, lại vừa vững chãi và uy nghi hiếm nơi nào có được.
Bên cạnh đó, xung quanh và phần bệ đỡ của các công trình đều được sử dụng đá xanh kiên cố để bảo vệ cũng như giữ gìn cho kiến trúc nơi đây được nguyên vẹn lâu dài. Đặc biệt, sắp tới chùa cũng sẽ được dát vàng toàn bộ để mang đến một cảnh quan lộng lẫy, cao quý như đúng cái tên của nó mang lại.
Tường bao bằng đá vững chãi (Ảnh @dealejandro711)
Trong khắp khuôn viên chùa Vàng ở Ninh Bình được trồng rất nhiều cây xanh, từ cây cỏ thụ cho đến những chậu bonsai được cắt tỉa khéo léo, vừa làm đẹp cho khung cảnh nơi đây vừa kết hợp với sóng nước mênh mông xung quanh khiến cho ngôi chùa quanh năm đều mắt mẻ và trong lành.
Xung quanh chùa chính còn được xây dựng 3 ngôi chùa nhỏ với các kiến trúc khác nhau, điển hình là có tòa được xây bằng đá có 3 tầng, thon nhỏ dần lên trên, nằm trên một mảnh đất nhỏ hình tròn nổi lên giữa hồ khiến cho ta có cảm giác như đang được chứng kiến tháp Rùa - một công trình thiêng liêng bậc nhất ở thủ đô vậy.
Công trình gần giống như tháp Rùa Hồ Gươm (Ảnh FB Hương Lê)
Mỗi một thời điểm, chùa Vàng Ninh Bình tại chinh phục du khách theo một cách khác nhau: vào sáng sớm thì thấp thoáng ẩn hiện trong màn sương sớm chưa tan hết nơi mặt hồ trông như chốn bồng lai tiên cảnh, khi mặt trời đã đứng bóng thì hỉnh ảnh ngọn tháp hình bát giác sừng sững vươn lên giữa mặt hồ, xung quanh là vườn "thượng uyển" xanh mướt tựa như một bức tranh thủy mặc hữu tình.
Ban ngày hữu tình thơ mộng (Ảnh FB Bùi Trường Chung)
Đặc biệt, khi màn đêm buông xuống, ngôi chùa không chỉ trở lên thanh tịnh giữa không gian Phật giáo linh thiêng mà còn được thắp lên những ánh đèn vàng rực như đúng cái tên của nó, lấp lánh trong không gian, tỏa sáng cả một vùng trời và điệu đà soi bóng xuống mặt hồ, khiến ta như đang được chiêm ngưỡng một lễ hội ánh sáng lộng lẫy, huyền ảo.
Khung cảnh huyền ảo vào ban đêm (Ảnh @one_wander_at_a_time)
Cách di chuyển đến chùa Vàng Ninh Bình
Để đến hồ bạn di chuyển theo trục đường Tràng An dẫn vào danh thắng Tràng An, nếu đi từ cổng chào Tràng An có 2 con voi thì bạn sẽ thấy chùa nằm bên tay phải, còn nếu xuất phát từ các địa danh có chiều ngược lại thì chùa sẽ nằm bên tay trái. Sau đó, bạn thuê thuyền ở bờ hồ cá Voi rồi đi ra tham quan đảo chùa Vàng.
Thuyền là phương tiện duy nhất để đến chùa (Ảnh @cisnerosviaja)
Một số lưu ý khi ghé thăm chùa Vàng Ninh Bình
- Cũng như bao chốn tâm linh khác, khi đến chùa bạn phải ăn mặc kín đáo, lịch sự, không nô đùa, cười nói to và không xả rác bừa bãi.
- Nên đến thăm viếng chùa ban ngày, còn muốn ngắm vẻ đẹp ban đêm thì chỉ cần đứng từ bờ nhìn vào là đã đủ tuyệt vời rồi đấy.
- Sau khi tham quan chùa bạn có thể ghé thăm các điểm du lịch ngay gần đó như Tràng An hay Hang Múa để chuyến đi thêm phần trọn vẹn và ý nghĩa.
Ăn mặc kín đáo khi đến chùa (Ảnh @krthaohien_)
Nếu bạn không hợp với chuyến vận động "nặng nhọc" như leo núi ở chùa Bãi Đính thì có thể "đổi gió" đến với chùa Vàng, chắc chắn sẽ không khiến chuyến du lịch Ninh Bình của bạn phải thất vọng đâu nhé.
Những quán cà phê đẹp ở Vũng Tàu cứ lên hình là hút like 'rần rần' Bên cạnh các bãi biển xanh, cát trắng, nắng vàng đầy thơ mộng thì những quán cà phê đẹp ở Vũng Tàu cũng là điểm đến mà team mê sống ảo không thể bỏ qua. Top 5 quán cà phê đẹp ở Vũng Tàu làm 'chao đảo' cộng đồng sống ảo 1. Bohemiens Cafe Ấn tượng đầu tiên mà Bohémiens Café mang đến...