Đến với người dân vùng tâm bão Quảng Nam
Ngày 16.10, thông qua Báo Thanh Niên, đoàn cứu trợ Công ty CP đầu tư Tân An Thành (TP.HCM) đã cử đại diện ra Quảng Nam, phối hợp với Báo Thanh Niên và Tỉnh Đoàn Quảng Nam, lập tức có mặt tại vùng tâm bão là hai huyện Điện Bàn và Duy Xuyên, nơi bị bão tàn phá nặng nề, để hỗ trợ kịp thời cho người dân khắc phục hậu quả.
Ngôi nhà hoang tàn của chị Trương Thị Thắm (xã Điện Thắng, H.Điện Bàn) – Ảnh: Hoàng Sơn
Quảng Nam – Đà Nẵng: Địa phương thuộc tâm bão số 11, chịu thiệt hại nặng nề nhất
Điểm dừng chân đầu tiên là Điện Dương, một xã vùng biển nghèo bị thiệt hại nặng của huyện Điện Bàn. Toàn xã có 6 nhà sập hoàn toàn, 65 nhà bị tốc mái hoàn toàn, trên 90 % nhà bị tốc mái.
Hiện tại, nhiều người vẫn phải đi ở nhờ hoặc che mưa nắng trong túp lều xiêu vẹo vì chưa thể lợp lại nhà.
Ông Đình Hùng Liên, Phó chủ tịch UBND xã Điện Dương, chia sẻ: “Đoàn cứu trợ của Báo Thanh Niên nhanh quá làm chúng tôi cũng vất vả trong công tác chuẩn bị. Nhưng vất vả gì cũng được, tiền cứu trợ đến với bà con ngay lúc này thiệt quý vô cùng!”.
Ông Lê Văn Cường, trú thôn Hà My Đông B, ngậm ngùi: “Mấy ngày nay phải ở nhờ hàng xóm vì nhà bị đổ nát cả. Dành dụm bao năm mới cất được cái nhà che mưa nắng. Nhìn căn nhà đổ nát phải đi ở nhờ mà không cầm được nước mắt”.
Đại diện đoàn cứu trợ trao quà cho người dân bị thiệt hại nặng tại tỉnh Quảng Nam – Ảnh: Tuyết Khoa
Tại đây, đoàn đã hỗ trợ 100 suất tiền mặt (1 triệu đồng/ suất) cho 100 hộ gia đình.
Đến với 2 xã vùng biển của “Đất lành Duy Xuyên”
Đoàn cứu trợ tiếp tục đến xã Duy Hải và xã Duy Nghĩa của huyện Duy Xuyên. Tại đây, đoàn đã trao mỗi xã 50 suất quà tiền mặt (1 triệu đồng/ suất) cho người dân bị thiệt hại nặng.
Video đang HOT
Đây là hai xã vùng biển chịu thiệt hại nặng của huyện. Trong đợt bão vừa qua, xã Duy Hải có hai người bị thương, 7 nhà bị sụp, 39 nhà tốc mái gần 1.000 nhà tốc mái, nông lâm nghiệp cũng bị tổn thất nặng.
Vượt qua một đoạn đường gập gềnh, nhiều đoạn vẫn ngập trong nước, chúng tôi mới có thể đến xã Duy Hải và Duy Nghĩa, tận tay trao quà cho người dân mặc dù trời vẫn mưa không ngớt.
Chia sẻ với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Lầu, trú thôn Thuận An (xã Duy Nghĩa), nói trong nước mắt: “Nhà chỉ còn đống đổ nát. Con cái không có chỗ ngủ, chỗ học hành. Gia đình phải cất cái chòi nhỏ xúi chui vào chui ra”.
Đợt cứu trợ khẩn cấp trong ngày đầu tiên sau bão của Công ty CP đầu tư Tân An Thành và Báo Thanh Niên có tổng giá trị 200 triệu đồng.
Theo TNO
Vùng tâm bão số 11 sẽ đổ bộ vào Đà Nẵng
Chiều nay 14/10, Ban chỉ huy PCLB TƯ đã có cuộc họp khẩn tại Đà Nẵng để rà soát lại công tác ứng phó với cơn bão số 11. Theo dự báo, gần như chắc chắc bão số 11 sẽ đổ bộ vào Đà Nẵng vào tối 14 và sáng ngày 15/10.
Theo ông Lê Thanh Hải - Phó Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, vùng tâm bão chắc chắn sẽ đi vào trung tâm TP Đà Nẵng. Từ tối nay 14/10, gió sẽ mạnh dần lên, đến sáng ngày 15/10 gió sẽ mạnh lên cấp 13, giật cấp 15, 16. Vùng ảnh hưởng mạnh sẽ từ tỉnh TT-Huế đến Quảng Nam.
Ban chỉ huy PCLB Trung ương họp khẩn tại Đà Nẵng để ứng phó với bão số 11
Do ảnh hưởng của bão, các tỉnh từ Nghê An đến Quảng Ngãi và Bắc Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to từ 200-400mm. Do bão mạnh kết hợp với mưa to nước từ thượng nguồn đổ về nên các địa phương từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam đề phòng nước biển cộng với thủy triều dâng cao từ 3-4m.
Lãnh đạo TP Đà Nẵng kiểm tra tàu thuyền tại âu thuyền Thọ Quang
Ông Nguyễn Xuân Diệu - Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục thủy lợi (Bộ NN-PTNT) đã có báo cáo về tình hình các hồ chứa nước trên địa bàn. Theo đó, các gồ chứa vừa và lớn các tỉnh ven biển từ Quảng Bình đến Ninh Thuận đang vận hành bình thường; các hồ từ Quảng Bình đến Đà Nẵng phổ biến ở mức 60-80% dung tích thiết kế.
Lực lượng quân đội kiểm tra việc neo đậu tại âu thuyền Thọ Quang
Theo ông Nguyễn Xuân Diệu, trên địa bàn hiện có 14/20 hồ thủy điện lớn gần đầy và xả tràn. Đến 14h ngày 14/10, một số hồ thủy điện có mức xả tràn cao hơn ngày 13/10 như thủy điện A Lưới (TT-Huế) Qxả tràn=188m3/s, thủy điện Bình Điền Q xả tràn = 260m3/s; thủy điện Đăk Mi 4 (Quảng Nam), Q xả tràn = 520m3/s, A Vương Q xả tràn = 299m3/s. Dự kiến thủy điện Đăk Mi 4 xả từ 500-1.000m3/s từ chiều ngày 14/10; thủy điện Sông Bung 4 dự kiến xả tràn từ 200-500m3/s.
Tàu cá ngư dân đã vào hết âu thuyền Thọ Quang trú bão
Theo báo cáo nhanh của lãnh đạo TP Đà Nẵng, đến chiều nay 14/10 đã sơ tán 8.000 hộ với 42.000 dân, phương châm sơ tán tại chỗ là chính. Đối tượng sơ tán là người dân, sinh viên, công nhân sống trong các nhà không kiên cố, nhà tạm.
Bên cạnh đó, Bộ chỉ huy quân sự, Bộ đội Biên phòng và Công an TP Đà Nẵng đã triển khai lực lượng và phương tiện sơ tán dân.
Nước trên sông Hàn đã bắt đầu dâng cao
Đặc biệt, Bộ chỉ huy quân sự TP Đà Nẵng đã chuẩn bị 4 xe thiết giáp và 83 các loại xe khác để sơ tán dân.
Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - ông Phùng Tấn Viết cho biết đã chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm, gạo, nước uống, xăng dầu... để phục vụ nhân dân sau khi bão xảy ra, không để người dân phải thiếu hụt.
Mưa to mù mịt trên sông Hàn
Đối với lực lượng QK5, theo Thiếu tướng Nguyễn Quy Nhơn - Phó Tư lệnh QK5, đơn vị đã chỉ đạo triển khai toàn bộ lực lượng trên địa bàn để ứng phó với bão số 11. Ngoài ra, đơn vị đã chỉ đạo các lực lượng khác như Sư đoàn 315, tăng thiết giáp 270 cùng tham gia ứng phó, giúp dân phòng tránh bão số 11. Bên cạnh đó, đơn vị cũng chuẩn bị đầy đủ quân y để giúp dân sau khi bão đổ bộ vào.
Có mặt tại buổi họp khẩn ứng phó với bão số 11, Trung tướng Trần Quang Khuê - Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy Ban Quốc gia tìm kiếm và cứu nạn cho biết đã chuẩn bị sẵn các phương tiện để tham gia ứng phó với bão số 11 như tại Đà Nẵng bố trí 2 tàu trực chiến, tại Dung Quất (Quang Ngãi) 3 chiếc và tại cảng Sa Kỳ (Quảng Ngãi) có một chiếc vừa đưa vào sử dụng. Ngoài ra còn chuẩn bị trực thăng trực chiến tại sân bay Đà Nẵng và Cam Ranh sẵn sàng tham gia cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
Trung tướng Trần Quang Khuê yêu cầu cần làm ngay công tác sơ tán người dân ở các vùng nguy hiểm, không để ngư dân ở lại trên tàu thuyền rất nguy hiểm. Ngoài ra tổ chức lực lượng cơ động để sau khi bão tan phát quang cây cối, giúp đỡ người bị nạn...
Kết luận buổi họp khẩn, Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát yêu cầu chính quyền các địa phương phải cảnh giác cao trong công tác ứng phó với cơn bão số 11 vì đây là cơn bão rất mạnh.
Đường phố Đà Nẵng chiều 14/10 đã có gió to
Ông đề nghị các địa phương chỉ đạo chằng chống các cột ăng-ten, gia cố vững chắc không để mất an toàn cho người dân và mất tín hiệu liên lạc; các địa phương dứt khoát không được để ngư dân ở lại trên tàu. Ông cũng lưu ý các hồ chứa nước điều tiết hợp lý để khi mưa lớn không gây ngập lụt ở vùng hạ du; các lực lượng CSGT phải điều tiết giao thông từ xa ngay trong tối 14/10 khi bão đổ bộ vào, không để xe khách xe tải phải dừng đỗ ở những điểm mất an toàn không có lương thực, nước uống. Ngay sau bão tan phải thông ngay đường bộ...
Tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết đến 16h chiều nay (14/10), vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,9 độ vĩ Bắc; 110,3 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Quảng Trị - Quảng Ngãi khoảng 200km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, giật cấp 15, cấp 16. Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15km. Đến 4h ngày mai (15/9), vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc; 107,8 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Quảng Trị - Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12, giật cấp 13, cấp 14.
Tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết đến 16h chiều nay (14/10), vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,9 độ vĩ Bắc; 110,3 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Quảng Trị - Quảng Ngãi khoảng 200km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, giật cấp 15, cấp 16. Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15km. Đến 4h ngày mai (15/9), vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc; 107,8 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Quảng Trị - Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12, giật cấp 13, cấp 14. Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15 km và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 16h ngày 15/10 vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc; 106,0 độ Kinh Đông, trên khu vực Nam Lào. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp. Cũng theo cơ quan khí tượng, do ảnh hưởng của bão, vùng biển quần đảo Hoàng Sa ngày hôm nay còn có gió mạnh cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12, cấp 13, giật cấp 15, cấp 16. Khu vực Nam Vịnh Bắc Bộ, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định (bao gồm cả các đảo Lý Sơn và Cồn Cỏ) có gió mạnh cấp 7, cấp 8, sau tăng lên cấp 10, cấp 11, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 12, cấp 13, giật cấp 15, cấp 16. Biển động dữ dội. Ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 10 - 12, giật cấp 13, cấp 14. Ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Bắc Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to đến rất to. Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao 3 - 4 mét, sóng biển cao từ 6 - 10 mét. Theo thông báo từ trạm đảo Lý Sơn, chiều nay do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 11, đã có gió mạnh cấp 8, giật 28m/s; đảo Bạch Long Vĩ gió mạnh 12m/s, giật 17m/s; đảo Cồn Cỏ gió mạnh 11m/s, giật 18m/s. Ở các tỉnh Trung Trung Bộ đã có mưa vừa, mưa to, một số nơi có lượng mưa lớn như Lý Sơn (Quảng Ngãi) 126mm, Nam Đông (Huế) 48mm. Phạm Thanh
Công Bính
Theo Dantri
12 giờ tàn phá miền Trung của bão Nari Sau 12 giờ càn quét, bão Nari khiến nhiều vùng miền Trung tan hoang, nhất là ở Đà Nẵng, Quảng Nam. Ít nhất 4 người thiệt mạng, gần 50 người bị thương. Nari là cơn bão số 11 đi vào biển Đông. Đài khí tượng nhận định, cơn bão phức tạp này có cường độ mạnh tương đương với cơn bão Wutip vừa...