Đến với Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, huyện Gia Viễn cách trung tâm thành phố Ninh Bình gần 20km.
Đây là khu RAMSA thứ 9 ở Việt Nam được công nhận từ năm 2018. Từ nơi đây, các địa phương có thể tham khảo một số kinh nghiệm trong khai thác bền vững khu bảo tồn thiên nhiên nói chung, khu đất ngập nước nói riêng.
Đại diện lãnh đạo Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long chia sẻ kinh nghiệm về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.
Trong khuôn khổ Chương trình tham quan trải nghiệm và chia sẻ thông tin về hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại tỉnh Ninh Bình do Trung tâm con người và thiên nhiên (PanNaturre) tổ chức, các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học và nhà báo đến từ các tỉnh, thành phố có các khu bảo tồn đã chia sẻ kinh nghiệm truyền thông về hoạt động, giải pháp bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Theo đại diện lãnh đạo Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long chia sẻ: Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long nằm trên địa phận 7 xã là Gia Hưng, Liên Sơn, Gia Hòa, Gia Vân, Gia Lập, Gia Tân, Gia Thanh thuộc huyện Gia Viễn (Ninh Bình). Nơi đây hiện có trên 450 loài thực vật bậc cao, trong đó có 8 loài được ghi trong sách Đỏ Việt Nam. Về động vật có 39 loài, trong đó có 12 loài động vật quý hiếm như Voọc quần đùi, voọc mông trắng, gấu ngựa, sơn dương, cu li lớn, khỉ mặt đỏ, cầy vằn…
Để khai thác tiềm năng về du lịch tự nhiên, kết hợp nghiên cứu khoa học, bảo tồn nhiều loại động, thực vật quý hiếm, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, Ban quản lý Khu bảo tồn đã triển khai các hoạt động có hiệu quả như: Tuyên truyền đến người dân chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học; khai thác tài nguyên đất, nước hợp lý để phát triển bền vững: phát huy nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước để tạo sinh kế cho người dân thông qua các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, tạo việc làm thông qua các các hoạt động du lịch…
Hiện nay Khu bảo tồn cũng đang đối mặt với những thách thức về biến đổi khí hậu tự nhiên, ô nhiễm môi trường, áp lực tăng dân số tự nhiên khu dân cư sinh sống trong khu bảo tồn quản lý. Do vậy, cần thực hiện tốt các biện pháp, giải pháp bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, triển khai có hiệu quả chính sách của Nhà nước đối với khu bảo tồn, tạo sinh kế và phát triển bền vững cho người dân sinh sống trong khu vực bảo tồn.
Dưới đây là một số hình ảnh tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long.
Video đang HOT
Bến thuyền, nơi đón du khách đi tham quan trải nghiệm Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long.
Buổi sáng là thời điểm được cho là đẹp nhất để thưởng thức cảnh quan thiên nhiên tại đây.
Tiến về phía những ngọn núi nơi có nhiều loài động, thực vật quý hiếm đang được bảo tồn và phát triển.
Cảnh sắc thiên nhiên nơi đây gắn với những hệ sinh thái rừng ngập nước tạo sự tò mò khi du khách đến tham quan.
Người dân được tạo sinh kế bằng những hoạt động đưa, đón và hướng dẫn khách du lịch tham quan trải nghiệm.
Những dãy núi đá vôi đa dạng hình thù tô thêm vẻ đẹp cho Khu bảo tồn.
Những hang động thu hút khách du lịch. Du khách nước ngoài khi đến Ninh Bình đều muốn được trải nghiệm nơi này.
Lực lượng chức năng của Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long thực hiện nhiệm vụ trong khu bảo tồn.
Thời tiết thuận lợi sẽ cho du khách những bức ảnh lưu niệm ấn tượng tại Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long.
Cuối đầm Vân Long là những dãy núi thế tựa chân mây nơi có những loài voọc, cầy vòi, cu li, khỉ mặt đỏ… cùng nhiều loài động vật quý hiếm đang được bảo tồn và phát triển tại đây.
Cao nguyên Kon Hà Nừng (Gia Lai) được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới
Cao nguyên Kon Hà Nừng, tỉnh Gia Lai vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Khu Dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng trải rộng trên diện tích gần 413.512 ha, bao gồm toàn bộ diện tích Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng và một phần diện tích của 5 huyện (Đak Đoa, Mang Yang, Kbang, Chư Păh, Đak Pơ), thị xã An Khê.
Khu dự trữ được khoanh vùng thành ba khu chức năng gồm hai vùng lõi là Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng; vùng đệm và vùng chuyển tiếp.
Khu Dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng trải rộng trên diện tích gần 413.512 ha. |
Tầm quan trọng của Khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng thể hiện ở mức độ đa dạng sinh học, trong đó nhiều loại quý hiếm. Đây cũng là nơi có diện tích rừng nhiệt đới trên núi cao tương đối lớn ở Tây Nguyên.
Nằm trong Khu Dự trữ sinh quyển Cao Nguyên Kon Hà Nừng có Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Nơi đây có khoảng 1.754 loài thực vật bậc cao, 91 loài thực vật bậc thấp; 87 loài thú, 326 loài chim, 77 loài bò sát cùng nhiều loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Đặc biệt ở đây còn có một số loài đặc hữu mới phát hiện như chim khướu Kon Ka Kinh, voọc chà vá chân xám...
Thác K50 nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng được ví như nàng công chúa nằm ẩn mình giữa núi rừng Tây Nguyên bởi vẻ đẹp hoang sơ, thuần khiết. |
Ngoài ra, tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, xác định có 863 loài thực vật, trong đó có 22 loài trong Sách đỏ Việt Nam và 7 loài trong Sách đỏ thế giới.
Về động vật hoang dã có xương sống, nơi đây ghi nhận được 380 loài; trong đó, 80 loài thú, 228 loài chim, 38 loài bò sát, 34 loài lưỡng cư. Hiện có 64 loài động vật hoang dã có xương sống nằm trong danh mục các loài cần được ưu tiên bảo tồn cấp quốc gia và quốc tế.
|
Hệ động thực vật ở Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng rất phong phú. |
Không chỉ đa dạng các hệ động, thực vật, sinh thái, Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng còn chứa đựng kho tàng di sản văn hóa phong phú và đặc sắc với nhiều đặc trưng nổi bật về các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của cộng đồng các dân tộc thiểu số đang sinh sống.
Voọc chà vá chân xám là một trong những loài động vật quý hiếm ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Ảnh: Báo Gia Lai |
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, việc hai khu dự trữ sinh quyển thế giới được công nhận thể hiện rõ nét những nỗ lực của Việt Nam trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học, môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu, cũng như thể hiện cam kết của Việt Nam trong thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Gà lôi văn ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. |
|
Những cây cổ thụ hàng trăm năm trong rừng Quốc Gia Kon Ka Kinh. |
Việc Kon Hà Nừng được ghi danh là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới cũng cho thấy, đây là giải pháp đột phá để đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; thể hiện rõ nét sự hợp tác giữa Bộ Ngoại giao với Gia Lai. Chính vì vậy, Thứ trưởng mong muốn, hợp tác giữa Bộ Ngoại giao với hai tỉnh tiếp tục duy trì và phát triển trong thời gian tới nhằm triển khai hiệu quả chủ trương hội nhập quốc tế ngày càng toàn diện, sâu rộng mà Đảng, Nhà nước ta đã xách định trong thời gian qua.
Chiêm ngưỡng khu bảo tồn đất ngập nước Đầm Vân Long Đầm Vân Long là Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất đồng bằng Bắc Bộ với diện tích trên 3.000 ha. Không chỉ sở hữu cảnh sắc thiên nhiên độc đáo, nơi đây còn quy tụ nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm nằm trong sách Đỏ Việt Nam. Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long...