Đến với Cù Lao Thu
Đang trở thành cái tên quen thuộc trong danh sách điểm cần phải khám phá của những người “mê xê dịch”, Phú Quý (hay còn gọi là Cù Lao Thu) thực sự có sức hút bởi vẻ đẹp hoang sơ, chưa bị tác động bởi du lịch chuyên nghiệp và xứng đáng là điểm “sống ảo” rất lý tưởng của nhiều bạn trẻ.
Bãi biển Hòn Tranh, một điểm đến không thể thiếu khi tới Phú Quý.
Là huyện đảo của tình Bình Thuận, nằm trong hệ thống đảo phía Nam Trung Bộ, đảo Phú Quý cách TP Phan Thiết 56 hải lý về phía Đông với diện tích khoảng 17,82km2. Năm 2020, Phú Quý được công nhận là khu du lịch cấp tỉnh.
Cột cờ Phú Quý là một trong bảy cột cờ thuộc dự án Xây dựng cột cờ chủ quyền Tổ quốc tại các đảo tiền tiêu trải dọc đất nước. Sáu đảo còn lại của dự án gồm đảo Trần (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Hòn La (Quảng Bình), Cù Lao Xanh (Nhơn Châu, Bình Định), Côn Sơn (Bà Rịa – Vũng Tàu) và Thổ Chu (Kiên Giang). Cột cờ được khởi công xây dựng vào ngày 17-6-2015 trên diện tích khoảng 200 m2 tại mỏm Đông đồi Chuối, nhìn xuống bãi biển Gành Hang. Đây cũng là nơi lý tưởng để ngắm bình minh trên đảo.
Bình minh nhìn từ đồi Chuối.
Bình minh ở bến cảng.
Tương truyền rằng hình dáng hòn đảo như một con cá thu, nên người ta gọi đây là Cù Lao Thu. Tên chính thức của hòn đảo này thời Pháp thuộc là là Poulo-Cécir-de-Mer (Cù lao của biển), cùng với Poulo – Cecir-de-Terre (Cù lao của đất) để chỉ Cù Lao Câu (đảo Hòn Câu, Bình Thuận).
Cái tên Phú Quý xuất hiện từ thời vua Thiệu Trị, khi đổi tên quần đảo này thành tổng Phú Quý, thuộc huyện Tuy Phong, phủ Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận.
Hồ bơi vô cực tự nhiên giữa biển hiếm có.
Video đang HOT
Trước kia để ra đảo, người dân phải đi tàu mất sáu tiếng. Nhưng kể từ khi Bình Thuận triển khai tàu cao tốc có giường nằm, thời gian rút ngắn lại chỉ còn 2,5 tiếng, khiến hòn đảo vốn vắng vẻ được biết tới nhiều hơn, đặc biệt là các bạn trẻ ưa khám phá, nhất là vào mỗi dịp cuối tuần.
Nước trong lòng hồ không quá sâu, khá an toàn để bơi lội.
Du lịch Phú Quý mới phát triển chưa lâu, đa phần điểm đến còn hoang sơ, giữ nguyên vẻ đẹp tự nhiên vốn có. Trên đảo cũng chỉ có bốn khách sạn tầm trung, còn lại là hệ thống homestay, nhà nghỉ nhỏ. Nhiều dịch vụ còn hạn chế nhưng lại là điểm hấp dẫn với những ai yêu thích trải nghiệm du lịch xanh, về với tự nhiên.
Lạch nước ở Gành Hang, cũng là điểm bơi lội của nhiều bạn trẻ. Đây cũng là đường đi xuống hồ bơi vô cực.
Thời điểm tháng 3, tháng 4 biển êm ả, thời tiết rất thuận lợi để khám phá Cù Lao Thu và “sắm” cho mình những bộ ảnh “sống ảo” để đời.
Mốc tọa độ ở phía Mộ Thầy, phía tây đảo
Đường ra mốc tọa độ được gọi là sống lưng rồng vì hình dáng đặc biệt
Một lô cốt còn sót lại trên đảo, vô tình trở thành điểm tham quan lạ mắt.“>
Khu vực này cũng là điểm “check-in” hấp dẫn với nhiều du khách.
Núi Cao Cát, đỉnh núi cao nhất phía Tây Phú Quý. Gió bào mòn qua vách đá khiến những tảng đá ở đây có nhiều hình dáng đa dạng, cho bạn những góc chụp hình độc đáo.
Phú Quý cũng là một ngư trường lớn với nhiều hải sản phong phú như nhum, cua huỳnh đế, tôm hùm, các loại ốc biển…
Du khách có thể tắm biển, lặn ngắm san hô trong làn nước biển trong vắt.
Hoàng hôn trên cảng biển Phú Quý
Bản Cu Vai - Điểm du lịch ưa thích của các "tín đồ" mê xê dịch
Nằm tách biệt trên một đỉnh núi cao, bản Cu Vai, thôn Háng Xê, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái được ví như "chốn bồng lai tiên cảnh" giữa núi rừng Tây Bắc, bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, quanh năm mây mù bao phủ.
Ngắm ruộng bậc thang từ trên đỉnh Cu Vai, thôn Háng Xê, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu.
Bản Cu Vai có hơn 30 hộ dân sinh sống, trong đó chủ yếu là đồng bào Mông. Trước đây, bản Cu Vai nằm ở một triền đồi cách nơi định cư hiện nay chừng 2 km. Tuy nhiên, nơi ở cũ tiềm ẩn nhiều nguy cơ sạt lở nên tỉnh đã đưa bà con đến nơi ở mới an toàn hơn.
Năm 2017, Chương trình "Cõng điện lên bản" của Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh được thực hiện với tổng vốn đầu tư gần 1 tỷ đồng đã giúp cho tất cả các hộ dân nơi đây đều có điện và bản còn có cả điện cao áp. Từ khi về định cư ở Cu Vai, bà con sống gần gũi, thân thiết, không còn cảnh mỗi nhà ở một bìa rừng như trước.
Theo các cụ già ở bản, từ ngày về bản mới sinh sống, cuộc sống ấm no, hạnh phúc và vui hơn rất nhiều. Bà con biết tăng gia sản xuất, biết trồng ngô thay lúa nương kém hiệu quả; biết gieo cấy lúa nước; biết trồng cây ăn quả; biết chăn nuôi đại gia súc, gia cầm và luôn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Bản Cu Vai cách trung tâm huyện Trạm Tấu không xa, chừng 20 km, song đoạn đường lên bản lại rất hiểm trở, hầu hết là dốc ngược và sỏi đá gập ghềnh. Vì thế, theo kinh nghiệm của những người đã từng khám phá bản Cu Vai thì muốn lên thăm bản, mọi người nên đi vào ngày nắng, không đi vào ngày có mưa, bởi không chỉ khó di chuyển mà còn không thể "săn mây", ngắm cảnh, check-in.
Bản Cu Vai nhìn từ trên cao. Ảnh: Thanh Miền
Cu Vai theo tiếng Thái có nghĩa là "dây mây vắt ngang trời". Chỉ nghe vậy thôi cũng đủ sức hấp dẫn với những ai mê cảnh đẹp. Lên đến Cu Vai, mọi người có thể thỏa thích ngắm núi rừng trùng điệp bốn phía với biển mây trắng bồng bềnh, sống động.
Nhiều du khách đến Cu Vai đã từng nhận định, đây là điểm "săn mây" thú vị không kém bất kỳ một điểm "săn mây" nổi tiếng nào ở Việt Nam. Nếu có cơ hội được ngắm nhìn bản Cu Vai từ flycam, mọi người sẽ được mãn nhãn chiêm ngưỡng được khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp nơi đây.
Nhiều người ví Cu Vai giống như một cây đàn với những mái nhà san sát bên nhau như đăng đối những phím đàn. Có người lại liên tưởng Cu Vai giống như một sân bay dã chiến với đường băng là trục đường chính duy nhất ở bản, còn những ngôi nhà xen kẽ hai bên là những hoa tiêu định hướng.
Điểm thú vị nhất khi đến Cu Vai không chỉ là "săn mây" mà còn là bởi ở đây mùa nào cũng đẹp.
Nếu đến Cu Vai vào mùa xuân, mọi người sẽ được ngắm hoa đào, hoa mận nở rực rỡ khắp bản; mùa thu là những "sóng lúa" chín vàng trên những thửa ruộng bậc thang; mùa đông có thể đón tuyết. Đặc biệt, khi đến đây, bạn còn có cơ hội được gặp gỡ những người dân bản rất thân thiện, mến khách, vui đùa cùng đám trẻ con một cách thoải mái, vô tư.
Chỉ với đơn giản vậy thôi cũng đủ để chuyến đi của bạn thật đáng nhớ! Cuộc sống hiện tại ở Cu Vai vẫn rất thanh bình, tách biệt hoàn toàn với nhịp sống ồn ào bên ngoài. Bà con sống gần gũi, thân thiện với thiên nhiên.
Ở Cu Vai chưa có bất kỳ nhà nghỉ hay homestay nào nên lựa chọn tốt nhất của những ai muốn tới đây là nên ghé thăm vào sáng sớm để giao lưu, tìm hiểu về đời sống của đồng bào dân tộc Mông và xuống núi sớm vì đường núi khá nguy hiểm.
Còn nếu muốn ở lại thì chỉ có thể xin nghỉ nhờ nhà dân hoặc cắm trại qua đêm. Thời tiết ở vùng núi cao khá đỏng đảnh nên tới thăm bản, mọi người nên mang theo áo khoác, áo mưa, bật lửa, đèn pin, nước, đồ ăn nguội...
Tuy bản Cu Vai còn khá mới lạ nhưng chính nét bình dị, hoang sơ và khung cảnh tựa chốn bồng lai ở nơi này chắc chắn sẽ là điểm du lịch ưa thích của các tín đồ mê xê dịch.
Ngỡ ngàng thác nước Chín Tầng đẹp như tranh vẽ ở Gia Lai Về Gia Lai mà không ghé thăm thát nuối tiếc ln vi dân thích xê dịch. Bởi dây là trong những con thác như tranh vẽ giữa núng Tân. Tháng tọa lc trên địa bàn xã La Sao, huyện La Grai, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 20 km. Từ thành phố Pleiku, đi thêm khoảng chừng 20km ti xã Ia Sao,...