Đền thờ Maya tàn tạ sau “ngày tận thế”
Đền cổ ở Tikal là khu di chỉ khảo cổ lớn nhất và là trung tâm đô thị của nền văn minh Maya. Ảnh: Alamy
Việc du khách đổ về Guatemala mở tiệc “tận thế” đã khiến ngôi đền ở Tikal, khu di chỉ khảo cổ lớn nhất và là trung tâm đô thị của nền văn minh Maya, hư hỏng nặng.
“Đáng buồn là nhiều du khách leo trèo lên Đền II gây hư hại nặng”, ông Osvaldo Gomez, nhân viên bảo tồn tại khu di tích cách thủ đô Guatemala City 550km này cho biết.
“Chúng tôi không phản đối việc tổ chức lễ hội nhưng (các du khách) cần có ý thức hơn vì đây là một di sản văn hóa thế giới “, ông Gomez chia sẻ trên báo chí địa phương.
Ông Gomez cho biết chi tiết những hành động phá hoại di tích của du khách, mặc dù ông khẳng định đã có bảng yêu cầu cấm trèo lên những bậc thang của ngôi đền và những hư hại này là không thể khắc phục.
Trước đó, có những phản ánh cho thấy nhiều du khách tự ý viết lên thành đền vì muốn để tại dấu tích của bản thân tại di tích nổi tiếng thế giới này!
Video đang HOT
Đền II cao khoảng 38 m và đối diện với quảng trường trung tâm Tikal, là một trong những công trình có cấu trúc nổi tiếng nhất của khu di tích.
Hôm 21-12 đánh dấu ngày cuối cùng trong bộ lịch đếm (Long Count) dài 5.200 năm của người Maya cổ. Một số người tin rằng ngày này cũng đánh dấu sự tận diệt của thế giới theo sự tiên tri của người Maya.
Hơn 7.000 người đã đổ xô tới Tikal vào đúng hôm 21-12 để tận mắt chiêm ngưỡng những nghi lễ đặc sắc của người Maya và chứng kiến thời khắc mặt trời lên, mở ra một kỷ nguyên mới.
Các nhà phê bình cho rằng sự kiện này thực chất chỉ nhằm kinh doanh du lịch chứ không mấy liên quan tới người Maya. Khoảng 42% trong số 14,3 triệu dân của Guatemala là người gốc Maya, phần lớn họ có cuộc sống nghèo khó và bị phân biệt đối xử.
Nền văn minh Maya đạt đỉnh cao của sự thịnh vượng ở Trung Mỹ trong khoảng thời gian từ năm 250 đến 900 sau công nguyên. Năm 1979, UNESCO công nhận Tikal là di sản thế giới.
Theo 24h
Người dân tại thánh địa của người Maya ăn mừng thoát "tận thế"
Cuối cùng ngày 21/12/2012 mà người Maya cổ đại tiên đoán là ngày tận thế cũng qua mà không có bất kỳ biến cố nào. Tại thánh địa của người Maya xưa, hàng nghìn người dân đã tụ tập, nhảy múa ăn mừng thoát "tận thế"
Khi ngày 21/12 bắt đầu, không ít người trên thế giới tin vào lời tiên tri của người Maya cổ đại đã lo lắng về một kết cục khủng khiếp với thế giới. Tuy nhiên đến chiều cùng ngày, tất cả hiểu rằng vũ trụ chẳng kết thúc mà chỉ là sự khép lại của một câu chuyện hài hước.
Hàng nghìn người đón bình minh ngày 22/12 trên thánh địa của người Maya
Tại khu di chỉ của thành phố Chichen Itza của người Maya cổ đại, hàng nghìn người đã tụ tập hò hát, nhảy múa trong khi những người khác vây quanh đám lửa được đốt lên gần một kim tự tháp, đánh dấu sự khép lại của một chu kỳ kéo dài 5125 năm theo lịch của người Maya.
Rất nhiều người xuất hiện với chiếc áo phông mang dòng chữ: "Sự kết thúc của Thế giới: Tôi đã chứng kiến". Tranh thủ cơ hội có một không hai, nhiều người bán hàng rong trong khu vực này mời chào khách các sản phẩm làm từ gốm và gỗ với lời mời: "hãy mua thứ gì đó trước khi Thế giới kết thúc".
Với những người tụ tâp tại khu di chỉ của người Maya cổ đại, ngày 21/12 là buổi lễ ăn mừng lớn đánh dấu sự ra đời của một kỷ nguyên mới tốt đẹp hơn. Tất cả cùng đón chờ bình minh của ngày mới với niềm hân hoan. Theo con số thống kê chính thức, đến giữa ngày 21/12, có tới 20.000 người tập trung tại đây.
Trong số những người đến đây chờ "ngày tận thế" có cả các phật tử, những người theo đạo nhiều thần, tín đồ của tín ngưỡng truyền thống của người Aztec và Maya. Một số quỳ xuống để cầu khấn trong khi những người khác ngồi trầm tư và tất cả đều hướng về kim tự tháp khổng lồ El Castillo.
"Thế giới không bao giờ kết thúc và đây chỉ là chuyện đơm đặt của giới truyền thông", Yolotzin, người dẫn đầu nhóm múa tế lễ Cuautli-balam nói. "Phía trước là một kỷ nguyên tốt đẹp hơn".
Người Guatemala nhảy múa ăn mừng
Ivan Gutierrez, một nghệ sỹ 37 tuổi sống tại ngôi làng gần đó thì đứng trước kim tự tháp thổi một hồi tù và bằng ốc xà cừ trầm, vang. "Kỷ nguyên mới đã tới, chúng ta đang sống trong nó", Gutierrez nói. "Chúng ta đang sống trong tình yêu và một sự rung động mới".
Tại đất nước láng giềng của Mexico là Guatemala những nghi lễ tương tự để chào đón kỷ nguyên mới cũng được thực hiện. Các lãnh đạo của tinh thần người Maya đốt những vật tế còn các gia đình nhảy múa ăn mừng. Tổng thống Guatemala Otto Perez Molina và Tổng thống Costa Rica Laura Chinchilla cùng tham dự một buổi lễ chính thức tại khu Peten cùng với hàng nghìn người và các nghệ sỹ.
Trong khi đó ở Bolivia, người dân quốc gia này tổ chức một lễ hội tưng bừng mừng ngày Đông Chí. Tổng thống Evo Morales cũng có mặt. Thay vì đi ô tô ông đi trên một chiếc bè gỗ để chủ trì nghi lễ dâng vật tế lên Pachamama, Mẹ Trái Đất, trên một hòn đảo nhỏ tại giữa Hồ Titicaca.
Nhà lãnh đạo cánh tả cùng 3000 người khác, bao gồm các chính trị gia, nghệ sỹ, không tin vào sự kết thúc của thế giới mà chỉ tin rằng hệ thống tư bản chủ nghĩa đang chết. Ông Morales cho rằng điều đó đã bắt đầu giữa lúc "khủng hoảng tài chính toàn cầu, khủng hoảng chính trị và đạo đức".
Theo Dantri
"Ngày tận thế" trôi đi nhanh nhất trong năm 21/12, ngày mà một số người lo sợ thế giới sẽ diệt vong, có thời gian ban ngày ngắn nhất trong năm nay. Thời gian chiếu sáng của mặt trời trong ngày 21/12 ngắn nhất so với những ngày khác trong năm 2012 (Ảnh minh họa) Khoa học phương Tây cho rằng đông chí là ngày mùa đông bắt đầu ở bán cầu...