Đền thờ dòng họ hơn 100 tỷ đồng
Đền thờ Trần Triều Điện được xây dựng trên diện tích 5.000 m2 tại xã Xuân Phổ ( Nghi Xuân, Hà Tĩnh) từ tiền tài trợ của một doanh nhân.
Đền thờ Trần Triều Điện được khởi công xây dựng từ tháng 4/2014 tại làng Kiều Lĩnh (xã Xuân Phổ) trên diện tích 5.000 m2. Kinh phí theo báo cáo của chủ đầu tư với huyện là hơn 100 tỷ đồng.
Toàn bộ chi phí xây dựng đền thờ được vợ chồng một doanh nhân là người ở xã, nay sống ở TP Vinh (Nghệ An) tài trợ, ông Nguyễn Ngọc Anh, Chủ tịch UBND xã Xuân Phổ cho biết. Mục đích xây đền để thờ cha ông tổ tiên, những người họ Trần thành đạt, có công với nước.
Khánh thành đầu năm 2016, đền được bàn giao cho Ban chấp hành họ Trần Hà Tĩnh quản lý. Khuôn viên của Trần Triều Điền gồm hơn 15 hạng mục, trong đó có 3 tòa nhà lớn là Đệ Nhất Điện, Đệ Nhị Điện và Đệ Tam Điện. Các tòa được phân cấp hai tầng, thiết kế theo kiến trúc “tân cổ giao duyên”.
Phía trong các điện được bài trí thể hiện sự nguy nga, tráng lệ.
22 pho tượng uy linh được đúc bằng đồng nguyên chất, dát vàng bốn số 9999.
Video đang HOT
Các tòa điện lớn được thiết kế bằng gỗ quý, không gian bên ngoài cũng được chăm chút bởi cây cỏ, hoa lá.
Khuôn viên đền còn có một số kiến trúc khác như cổng Tam Quan, tượng Quan Âm, lầu chuông, quả cầu phong thủy…
“Nói về hệ thống đền thờ trong tỉnh Hà Tĩnh thì Trần Triều Điện có thể được xem là lớn nhất. Về tầm quy mô cả nước thì chưa có cơ sở để khẳng định”, Chủ tịch UBND xã Xuân Phổ nói thêm. “Xét tổng thể dòng họ Trần thì từ xưa đến nay có nhiều người học giỏi, đỗ đạt thành tài, góp công cho đất nước. Riêng dòng họ Trần Triều có rất ít người học cao, nổi bật vẫn là doanh nhân tài trợ cho công trình này”.
Họa tiết hoa văn, con giáp được thiết kế trên mái các tòa điện thể hiện sự cầu kỳ.
Phía sau khuôn viên có một dãy núi đá nguyên khối, đây được xem là điểm tựa của những cung điện thờ, biểu đạt thế vững chắc vĩnh cửu của Trần Triều Điện.
Phía tây đền có một tòa tháp 9 tầng, cao 16 m. Theo các phật tử thì “mỗi công trình là một hình mẫu kỳ mĩ, hội tụ và tỏa sáng cốt cách tâm hồn Việt, hiển hiện rõ thực mà như trong mơ và những nghệ nhân có bàn tay khéo léo có dịp phô diễn tài năng, thể hiện tâm đức”.
Hàng ngày, có rất nhiều người ghé thăm và thắp hương tại đền. Xã Xuân Phổ có diện tích 585,66 ha với 4.200 nhân khẩu. Xã vừa hoàn thành xong các tiêu chí nông thôn mới, thu nhập bình quân đầu người hàng năm là 30.600.000 đồng/người.
Đức Hùng
Theo VNE
Làng nghề hàng mã tất bật ngày giáp Tết
Vào những ngày giáp tết Nguyên đán, mặc cho mưa phùn giá rét, các làng nghề làm hàng mã ở Nghi Xuân, (Hà Tĩnh) lại tất bật, hối hả với việc xếp đôla, tiền âm phủ, cắt giấy may áo người âm để kịp giao cho khách đặt hàng.
GD&TĐ - Vào những ngày giáp tết Nguyên đán, mặc cho mưa phùn giá rét, các làng nghề làm hàng mã ở Nghi Xuân, (Hà Tĩnh) lại tất bật, hối hả với việc xếp đôla, tiền âm phủ, cắt giấy may áo người âm để kịp giao cho khách đặt hàng.
Hàng mã, nghề gia truyền
Nằm ở phía Bắc thành phố Hà Tĩnh, Nghi Xuân được biết đến với những làng nghề truyền thống chuyên sản xuất hàng mã như Xuân Hải, Xuân Phổ, Tiên Điền, Xuân Mỹ, Xuân Hồng, mỗi làng nghề nơi đây có hàng chục hộ gia đình theo nghề.
Anh Đậu Văn Quang (xã Xuân Hải) - một trong những hộ làm nghề hàng mã - cho biết: Người dân làng nghề nơi đây chủ yếu làm quần, áo giấy của người cõi âm, đồ cúng táo quân, thổ công, thổ địa, thần thánh. Còn những mặt hàng cao cấp như nhà lầu, xe hơi, ngựa quan,... thường được làm theo nhu cầu từ đơn đặt hàng của khách.
Nguyên liệu sản xuất hàng mã thường được làm xương bằng gỗ, nứa dán giấy thô, giấy màu rất bắt mắt. Tất cả các công đoạn sản xuất đều được làm hoàn toàn bằng thủ công, từ đan khung đến dán giấy thô, giấy màu và hoàn thiện các chi tiết đều do đôi bàn tay khéo léo, sự tỉ mẩn của người thợ.
Sản phẩm được làm quanh năm nhưng chạy nhất vẫn là vào dịp tết và rằm tháng bảy. Giá cả hàng mã vào dịp tết thường cao hơn so với ngày thường, giá một con ngựa có kích cỡ lớn được bán từ 300 đến 500 nghìn đồng, một bộ nhà đời mới kèm theo đồ chia của là 3,5 triệu đồng, nhà đời cũ 4 triệu đồng. Vậy mà khách vẫn sẵn sàng đặt hàng mà không tiếc tiền.
Đang đan nứa, tạo khuôn ngựa, chị Hoàng Thị Huyền, (thôn Hải Hồng, xã Xuân Hải) cho hay: Gia đình chị làm nghề hàng mã đã hơn 40 năm nay, từ đời ông đến bố mẹ giờ rồi truyền sang đời chị. Lúc trước đời ông bà chỉ làm các mặt hàng vàng vụn, vàng lá, hia, mũ quan, lãi không cao. Nhưng đến đời chị ngoài những mặt hàng trên thì chị còn chuyên sản xuất các mặt hàng cao cấp như nhà lầu, ngựa, hổ, tòa sơn trang, kiệu, tàu thuyền,... những mặt hàng này tuy dày công nhưng tính ra cũng lãi hơn nhiều.
Hàng mã không lo ế
Đặc biệt, tại khu vực dưới chân đền Chợ Củi, phát triển thành làng nghề thủ công chuyên sản xuất hàng mã quanh năm, nhưng nóng nhất vào dịp tết nguyên đán. Dân làng nghề đã quen mẫu mã, đầu vào, đầu ra của sản phẩm, họ không những sản xuất hàng bình dân, mà còn làm hàng cao cấp như ngựa, hổ, tòa sơn trang, kiệu, tàu thuyền.
Anh Đậu Văn Tiến (thôn 8, xã Xuân Phổ) - một trong những hộ chuyên sản xuất hàng mã cao cấp - cho biết: Nghề này do anh đi bộ đội học nghề ở Huế rồi đưa về quê để giúp vợ con, người già, thanh niên trong làng có việc làm thêm. Nghề hàng mã do anh Tiến đưa từ Huế về, đã tạo việc làm cho một số thanh niên, người già, những người khuyết tật,...
Việc đốt hàng mã trong dịp tết, rằm, lễ hội là một phong tục cổ truyền, từ bao đời nay nhân dân hương khói phụng thờ, tưởng nhớ người đã khuất. Nghề làm hàng mã đã giải quyết việc làm cho nhiều người dân . Cũng nhờ nghề này mà nhiều hộ dân khá giả, giàu có. Đầu vào, đầu ra rất ổn định đảm bảo có lãi, thu nhập cao.
Tuy nhiên, hiện nay trào lưu đốt vàng mã cũng gây ra những câu chuyện buồn, phiền toái, người ta đốt tràn lan vàng mã, gây lãng phí tiền của và nhiều hệ lụy khác như cháy nổ, ô nhiễm môi trường...
Ông Nguyễn Ban, nguyên trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Nghi Xuân, cho biết: "Đốt vàng mã là một vấn đề tâm linh có từ lâu đời của người dân Việt Nam. Nghề vàng mã giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân. Tuy nhiên, người dân nên cần hạn chế việc đốt vàng mã tràn lan, đốt đúng chỗ và không tuyên truyền, quảng bá mê tín dị đoan trong việc đốt vàng mã"
Huy Hiếu
Theo_Giáo dục thời đại
Một công nhân tử vong vì bị cuốn vào máy xay phế liệu Khoảng 15h30, ngày 17/12, khi đang làm việc, anh Nguyễn Xuân Trường (SN 1962, trú tại Trường Thủy, Xuân Trường Nghi Xuân, Hà Tĩnh) không may bị cuốn vào máy xay phế liệu, cơ thể bị cán nát, tử vong tại chỗ. Nhiều người vây quanh hiện trường nơi xảy ra vụ án Sự việc xảy ra tại nhà máy chế biến phế...