Đèn thắp sáng… không tốn tiền
Phát minh giá rẻ và rất thân thiện với môi trường của Alfredo Moser, một thợ cơ khí người Brazil đã mang lại nguồn sáng cho hàng triệu người dân nghèo ở nhiều nước trên thế giới. Chỉ bằng một chiếc chai nhựa, nước và chút thuốc tẩy, ông Alfredo Moser đã tạo ra những chiếc bóng đèn sáng tới 40-60 watt.
Alfredo Moser tự hào với phát minh dành cho người nghèo của mình
Ý tưởng đến từ… bóng tối
Alfredo Moser sống tại Uberaba, Brazil. Nơi ông sống thường xuyên bị mất điện, và trong một lần đang làm việc trong xưởng, điện bị mất đột ngột, ông đã nảy ra ý tưởng về chiếc bóng đèn thắp sáng mà không cần phụ thuộc vào nguồn điện.
Từ ý tưởng đó, sau hơn một năm nghiên cứu, tìm tòi, ông Alfredo Moser đã sáng chế ra “đèn Moser”. Cách làm của Moser cực kỳ đơn giản, ông tận dụng năng lượng mặt trời theo nguyên lý khúc xạ ánh sáng thông qua một chiếc chai nhựa đựng nước. Alfredo Moser lấy một cái nhựa chưa đầy nước, đổ thêm hai nắp thuốc tẩy vào trong chai để bảo vệ không cho nước bị tảo làm cho biến thành màu xanh. Chai nước càng trong, hiệu quả càng cao. Chiếc chai được đậy chặt bằng nắp màu đen, sau đó, ông đặt chiếc chai vào một cái lỗ nhỏ được khoan vừa bằng đường kính của chai trên mái nhà rồi chít bằng nhựa polyester xung quanh. “Dù khi trời mưa, cũng không có giọt nước nào bị dột xuống nhà” – ông Moser nói.
Hàng ngày, ông Alfredo Moser vẫn lái chiếc xe đời 1974 đi lắp bóng đèn cho những người dân quanh vùng và hai vợ chồng ông sống trong căn nhà đơn sơ. Phát minh tuyệt vời đó không giúp ông trở nên giàu có nhưng điều khiến ông tự hào là nó đã đem lại cho những người xung quanh niềm hy vọng. “Đó là ánh sáng kỳ diệu, từ thiên nhiên, vừa an toàn, tiết kiệm lại vừa không lo lắng bị điện giật” – ông Alfredo nói.
Video đang HOT
Đèn Moser đã mang lại nguồn sáng cho hàng triệu người
Mang hy vọng cho hàng triệu người
Ở nhiều nước trên thế giới, điện vẫn không được cung cấp đầy đủ liên tục hay chi phí còn quá sức đối với những người nghèo. Những vùng nông thôn hay khu ổ chuột ở thành phố, hàng triệu gia đình vẫn phải trổ cửa sổ để có chút ánh sáng rọi vào trong nhà.
Trong năm tới, “đèn Moser” dự kiến sẽ đem lại nguồn sáng cho ít nhất một triệu dân, chúng được lắp đặt tại nhà, trường học, cửa hàng. Loại đèn này hiện đã được lắp đặt tại hơn 16 nước, trong đó có Philippines, Ấn Độ, Bangladesh, Tanzania, Argentina, Fiji…
Tại Philippines, phát minh của Moser đã “lọt vào mắt xanh” của ông Illac Angelo Diaz, Giám đốc điều hành Myshelter – quỹ tài trợ giúp xây dựng những ngôi nhà sử dụng sản phẩm bền vững. Ông đã bắt đầu dự án “Một lít ánh sáng”, giúp lắp đặt hơn 140.000 chiếc đèn chai cho người dân nghèo ở Philippines. Nhiều người đã sử dụng ánh sáng trong nhà để trồng rau theo phương pháp thủy canh. Quỹ Myshelter cũng hướng dẫn, đào tạo cho thợ lắp đặt loại đèn này để giúp họ có thu nhập.
Loại bóng đèn này không hoạt động vào ban đêm, cũng không thể lưu trữ năng lượng, tuy nhiên, ông Diaz nói rằng nó có nhiều tiềm năng. “Alfredo Moser đã giúp thay đổi cuộc sống của rất nhiều người, tôi nghĩ là mãi mãi” – ông Diaz nói.
Theo ANTD
Dân buôn Trung Quốc "truy lùng" món cao lương mỹ vị nhà Bạc Hy Lai
Trong ngày xét xử thứ ba vụ án Bạc Hy Lai vừa qua, lối sống xa hoa của Bạc Qua Qua, con trai Bạc Hy Lai được hé lộ. Trong đó dân kinh doanh trực tuyến Trung Quốc rất tò mò về món thịt lạ, mang về từ châu Phi của nhà ông Bạc.
Một dạng thịt khô của châu Phi
Một trong những câu hỏi được nhiều cư dân mạng Trung Quốc theo dõi vụ xét xử Bạc Hy Lai đang đặt ra cuối tuần qua đó là: Thứ thịt châu Phi Bạc Qua Qua đã mang về là thịt gì?
Câu hỏi trên xuất hiện sau khi lời khai của mẹ Bạc Qua Qua, bà Cốc Khai Lai được đưa ra trước tòa án cấp trung thành phố Tế Nam hôm thứ Sáu vừa qua. Trong bản lời khai, được ghi hồi tháng 11 năm ngoái, một doanh nhân tên Từ Minh đã thanh toán cho một chuyến đi chơi của Bạc Qua Qua tới châu Phi cùng 5 thành viên và bạn bè của gia đình, hồi tháng 8/2011.
Theo trí nhớ của bà Cốc, Bạc Qua Qua đã mang về một món quà từ châu Phi. "Tôi nhớ rõ ràng rằng nó đã mua món quà cho Hy Lai - một miếng thịt lớn của một loài động vật rất hiếm", bà Cốc nói. "tôi không thể nhớ nó là con gì nhưng Qua Qua nói thịt này nên ăn sống.
Hy Lai thì khẳng định phải đem đi nấu trước khi ăn nên Qua Qua rất tức giận và nói "bố sẽ làm hỏng nó thôi, miếng thịt đó đắt lắm đây", nhưng cuối cùng nó vẫn được đem nấu", bà Cốc khai tiếp. "Chúng tôi đã ăn món thịt đó suốt hơn một tháng".
Lời khai này đã khiến cư dân mạng Trung Quốc bị hấp dẫn. Một số người thì đồn rằng đó là món thịt lợn muối Iberia. Đây là loại thịt rất đắt, chỉ có tại Tây Ban Nha với giá khoảng 650 USD/kg. Một tảng nặng từ 6 - 8 kg có giá từ 4900 - 6500 USD. Một số tờ báo Trung Quốc đã nhanh nhẹn đăng tải cách làm món thịt này cũng như nên uống loại rượu nào khi ăn món đó. Những người khác thì đồn rằng thứ thịt đó có thể là từ thịt linh dương, tê giác hoặc hà mã.
Một cư dân mạng chia sẻ trên tiểu blog Sina Weibo: "Công chúng nên được chia sẻ về món thịt đó. Không thể chỉ để các quan chức tham nhũng ăn nó". Một cư dân mạng khác thì sốt sắng: "Có ai biết đó là loại thịt gì? ở đâu ở châu Phi không? Tôi sẽ mua vài miếng khi tới châu Phi lần tới".
Trong khi đó, trên trang thương mại điện tử Taobao của Trung Quốc, khi tìm kiếm với từ khóa "thịt châu Phi của Qua Qua", một gian hàng bán lẻ đã xuất hiện. Nhưng chủ gian hàng có vẻ không thực sự bán thịt, mà chỉ tìm cách cho thấy Taobao thực sự bán tất cả mọi thứ - hay như theo lời của người bán, "đơn giản để chứng mình Taobao nhanh nhạy cỡ nào". Trên thực tế gian hàng này chỉ bán lạc.
Cho đến ngày thứ Bảy, vẫn chưa rõ loại thịt Bạc Qua Qua đem về Trùng Khánh từ Tanzania là gì. Tuy nhiên các đồn đoán tập trung vào khả năng đó là "biltong", một dạng tương tự như thịt bò khô.
Có cái tên xuất phát từ tiếng Hà Lan, những người từng tới sinh sống tại đây, biltong lần đầu xuất hiện từ thời những người săn bắn xưa muốn tìm cách bảo quản thịt, Lawrence Emmett, quản lý giết mổ của công ty Butcher Shop & Grill, chuyên kinh doanh các loại biltong làm từ thịt bò, linh dương và các loài động vật không hiếm khác tại Sandton, gần Johannesburg, Nam Phi cho biết.
Theo ông Emmett, loại thịt này được ướp với giấm, gia vị và chất bảo quản và treo lên cho khô. Thời gian qua, món thịt này luôn được các du khách Trung Quốc ưa chuộng, và "họ thích loại biltong cay".
Thứ thịt Bạc Qua Qua mua về có thể là linh dương, hoặc "cũng có thể là tê giác, hà mã, hoặc thứ gì đó giống thế", ông Emmett nói tiếp và lưu ý rằng, dù đó là thịt các loài động vật nguy hại, nhưng điều đó không có nghĩa là nó phi pháp. Một số công viên tự nhiên thỉnh thoảng cũng có những đợt phân loại để kiểm soát số lượng đàn, trong khi các khu bảo tồn tư nhân tự kiểm soát thú nuôi.
Thanh Tùng
Theo WSJ
Cháy dữ dội tại sân bay quốc tế ở thủ đô của Kenya Một vụ hỏa hoạn dữ dội đã bùng phát tại sân bay quốc chính ở thủ đô Nairobi của Kenya vào sáng sớm nay. Đám cháy đã khiến sân bay này, vốn là một điểm vận chuyển quan trọng và cửa ngõ tới Đông Phi, đã bị đóng cửa. Khói và lửa bốc lên ngùn ngụt từ sân bay quốc tế ở thủ...