Đến Tháp Mười, tham quan mô hình nông nghiệp sinh thái kết hợp du lịch trải nghiệm
Dù chỉ mới chính thức khai trương sau khi cả nước được trở về trạng thái bình thường mới, song điểm du lịch nông trại Ông Bà Tư ở xã Phú Điền, huyện Tháp Mười trở thành một trong những địa điểm hấp dẫn được nhiều bạn trẻ trong và ngoài tỉnh lựa chọn check – in. Ngoài việc được thỏa sức thả dáng chụp ảnh lưu niệm bên ruộng sen rộng hơn 1ha, du khách còn được trực tiếp trải nghiệm trồng và thu hoạch măng tây xanh.
Khách du lịch tham gia trải nghiệm hái măng tây xanh tại nông trại Ông Bà Tư
Nông trại Ông Bà Tư rộng 2,6ha tọa lạc ấp Mỹ Phú, xã Phú Điền, huyện Tháp Mười do chị Nguyễn Ngọc Tài (SN 1989) đầu tư vào khoảng tháng 3/2019. Các loại cây trồng được canh tác chủ yếu là sen, măng tây xanh, mận, nhãn… Điểm đặc biệt của nông trại này là phần lớn các loại cây trồng được canh tác ở đây chủ yếu theo hướng hữu cơ.
Ngoài canh tác nông nghiệp, đầu tháng 4/2020, chị Ngọc Tài bắt đầu chuyển hướng sang phát triển mô hình du lịch trải nghiệm. Chị Tài chia sẻ: “Khoảng thời gian đầu khi gia đình đem cây măng tây xanh về Phú Điền trồng, nhiều nông dân quanh vùng tỏ ra hiếu kỳ với giống cây trồng mới lạ này. Thời gian đó, hầu như tuần nào cũng có khách đến tham quan mô hình rồi nhờ chia sẻ kinh nghiệm trồng măng tây. Sau thời gian nhận thấy nhu cầu tham quan trải nghiệm đối với mô hình này ngày một nhiều và nhận được sự động viên của các thành viên trong gia đình, tôi đã mạnh dạn bắt tay chuyển sang đầu tư du lịch nông nghiệp. Ban đầu do chưa có kinh nghiệm làm du lịch nên tôi chỉ đầu tư một số ít hạng mục như: tiểu cảnh để chụp hình, nhà chờ, xuồng bơi… Đầu tư làm du lịch, tôi không nghĩ mình sẽ thành công ngay mà tôi chỉ hi vọng sẽ có được kinh nghiệm và đo được phản ứng của khách du lịch với mô hình của mình. Sau đó sẽ có những đầu tư hợp lý hơn cho những giai đoạn tiếp theo”.
Sau gần 1 tháng đi vào hoạt động, điểm du lịch nông trại Ông Bà Tư đã đón trên 1.000 lượt khách tham quan, trải nghiệm. Chị Nguyễn Ngọc Tài phấn khởi: “Tới thời điểm này, điều mà tôi tâm đắc nhất là sự thay đổi về tư duy làm kinh tế của các thành viên trong gia đình. Mọi người bắt đầu tin rằng du lịch là mô hình kinh tế có thể đem lại thu nhập cao hơn gấp nhiều lần so với chỉ làm nông nghiệp thuần túy. Điều quan trọng từ ngày làm du lịch đến giờ, người nhà của tôi ai nấy cũng có tâm lý vui vẻ, cởi mở hơn trước rất nhiều, đây là “quả ngọt” nhất mà mô hình dịch vụ du lịch mang lại cho gia đình. Mặc dù vẫn chưa thật sự lớn mạnh nhưng với mô hình làm kinh tế mới này đã mang đến một làn gió mới cho gia đình tôi”.
Video đang HOT
Ngoài phát triển dịch vụ du lịch, nông trại của chị Ngọc Tài còn là địa chỉ cung cấp sản phẩm măng tây sản xuất theo hướng hữu cho khu vực huyện Tháp Mười và các địa bàn lân cận. Hiện sản phẩm măng tây xanh của chị Tài được bán chủ yếu với hình thức online, mỗi ký măng tây xanh có giá khoảng 80 ngàn đồng. Trung bình mỗi tháng, vườn măng tây của chị cho doanh thu khoảng 8 triệu đồng, cao hơn gấp nhiều lần so với canh tác lúa trước đây.
Chị Ngọc Tài ứng dụng tối đa mạng xã hội để quảng bá sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ của mình. Với việc thường xuyên tương tác và nhiệt tình trả lời cho du khách, nông dân khi có những thắc mắc về cách trồng măng tây xanh, cũng như tìm hiểu của du khách về nông trại… Trang Fanpage Măng Tây Tháp Mười của chị Ngọc tài được sự đánh giá cao của cộng đồng mạng… Vì vậy, nhiều hoạt đồng của trang được rất nhiều lượt thích cũng như chia sẻ của đông đảo người dùng mạng xã hội… Đây là một trong những điểm mấu chốt giúp hình ảnh nông trại Ông Bà Tư không ngừng được quảng bá.
Ngàn hoa khoe sắc đón xuân ở huyện biên giới A Lưới
Huyện biên giới A Lưới được ví như "Đà Lạt" của xứ Huế, nằm trên đỉnh Trường Sơn với những khúc cua uốn lượn của con đường Hồ Chí Minh huyền thoại.
Đến với A Lưới vào những ngày đầu năm, cái nắng chói chang và những cơn mưa đã nhường chỗ cho những bông hoa khoe sắc thắm. A Lưới như khoác lên mình vẻ đẹp tươi mới, đầy sức sống, thu hút số lượng lớn thương lái và du khách thập phương đến tham quan, chụp ảnh.
Những chậu hoa ly được người dân bán với giá khoảng 100 ngàn đồng. Ảnh: Võ Tiến
Tại vườn hoa của gia đình ông Nguyễn Ngọc Tế, khu phố 3, thị trấn A Lưới, không khí sản xuất tấp nập, rộn ràng của người trồng hoa, thương lái cùng với những gam màu xanh, đỏ, tím, hồng, vàng... của các loại hoa đan xen nhau tạo nên bức tranh nên thơ, đa sắc màu. Ông Tế chia sẻ: "Gia đình tôi có 700m2 nhà kính để trồng hoa ly, tulip phục vụ nhu cầu chơi hoa vào dịp Tết.
Ngoài ra, gia đình đã trưng dụng thêm diện tích gần 500m2 thường dùng để trồng rau và trồng thêm một vài loại hoa truyền thống như hoa cúc, vạn thọ, thược dược, với tổng mức đầu tư hơn 80 triệu đồng".
Với kinh nghiệm trồng hoa nhiều năm, ông Nguyễn Ngọc Tế chia sẻ thêm: "Nghề trồng hoa không quá vất vả, nhưng lại cần nhiều thời gian, nhất là dịp Tết. Để hoa nở đúng thời điểm, rất cần sự tỉ mỉ trong từng công đoạn, nhất là quá trình chăm sóc, không chỉ đơn thuần là giữ ẩm, bón đủ phân, trừ sâu bệnh kịp thời, mà còn phải tỉa cành, bấm nụ, làm giàn đỡ tránh hoa không đổ, gẫy, thậm chí phải hãm không cho hoa nở nếu nền nhiệt cao và kích thích, ủ ấm nếu thời tiết lạnh.
Bởi vậy, có nhiều hộ trồng hoa thời điểm này đã nở rộ thì hoa của gia đình tôi vẫn nở đúng dịp, một vài loại còn nở sau Tết phục vụ nhu cầu rằm tháng Giêng. Bằng cách làm này, sau khi trừ đi chi phí, trung bình sau mỗi vụ Tết, gia đình tôi thu về khoảng 70 triệu đồng".
Bên cạnh những giống hoa truyền thống như: Cúc, ly, đồng tiền, vạn thọ... chiếm khoảng 60% tổng diện tích, các vườn hoa tại A Lưới đã mạnh dạn đưa những giống hoa mới vào trồng phục vụ nhu cầu bà con chơi hoa dịp Tết. Bà Lê Thị Thanh Tùng, tổ 1, thị trấn A Lưới cho biết: "Năm nay, gia đình tôi đưa hơn 1.500 cây hoa tulip và 1.000 cây hoa hướng dương để trồng phục vụ nhu cầu chơi hoa trong dịp Tết. Hoa tulip trung bình mỗi chậu 5 cây, gia đình bán với giá 150 ngàn đồng. Còn hoa hướng dương thì cắt bông bán và phục vụ các bạn trẻ, khách du lịch đến tham quan, chụp ảnh".
Nhiều năm nay, trồng hoa phục vụ Tết được coi là nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình ở A Lưới. Nhà nào trồng ít thì một vài trăm gốc, nhà nhiều thì cả vài nghìn gốc. Theo những người trồng hoa ở đây chia sẻ, thời tiết năm nay khác hẳn so với mọi năm. Ít có các đợt không khí lạnh, trời nắng ấm rất thuận lợi để hoa phát triển và nở hoa đẹp đúng thời điểm Tết đến, xuân về.
Những vườn hoa tạo nên bức tranh rực rỡ thu hút du khách tham quan, chụp ảnh. Ảnh: Võ Tiến
Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu chơi hoa ngày Tết của người dân, những vườn hoa lung linh sắc màu của các hộ gia đình ở huyện biên giới A Lưới còn là điểm thu hút du khách và các bạn trẻ đến thăm, trải nghiệm và chụp ảnh.
Bà Hồ Thị Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện A Lưới cho biết: "Toàn huyện có hơn 30 hộ trồng hoa thì chủ yếu tập trung ở thị trấn A Lưới. Từ nhiều năm nay, những hộ trồng hoa ở đây ít phải đi bán lẻ, người chơi hoa và thương lái đã tìm đến tận vườn đặt mua.
Ngoài ra, hoa ở A Lưới còn cung cấp cho những người có nhu cầu ở khắp các huyện, thị trong và ngoài tỉnh bởi những giống hoa mới, lạ. Hàng năm, thu nhập từ hoa mang về từ 50 đến 300 triệu đồng cho mỗi hộ sau mỗi dịp Tết.
Bên cạnh đó, các vườn hoa đã chủ động đưa những giống hoa mới, lạ vào trồng, thiết kế vườn hoa bắt mắt để thu hút khách du lịch và các bạn trẻ đến thăm quan, chụp ảnh. Đó cũng là một trong những hình thức quảng bá hiệu quả cho thương hiệu hoa A Lưới".
Thay vì phải mang hoa đi bán như trước đây, giờ đây, khách tìm đến tận vườn đặt mua nên diện tích trồng hoa ở A Lưới ngày càng tăng. Hiện, nhiều người dân đã chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng hoa, chưa kể diện tích đất vườn.
Hoa cho giá trị kinh tế gấp 2 đến 3 lần cấy lúa, dịp cao điểm thậm chí gấp 4 đến 5 lần nên có thể thấy, trồng hoa, cây cảnh phục vụ ngày Tết là một trong những hướng đi chính phát triển kinh tế, trở thành một nghề tạo công ăn việc làm với thu nhập tương đối ổn định của người dân huyện biên giới A Lưới.
Võ Tiến
Theo bienphong.com.vn
Nhiều thú vị khi trải nghiệm du lịch nông thôn mới ở xã vùng thượng Kỳ Anh Đánh thức tiềm năng, lợi thế riêng của xã miền núi, Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đang xây dựng những điểm nhấn cảnh quan, vườn đồi để phát triển du lịch trải nghiệm trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Bộ mặt xã Kỳ Trung ngày càng khang trang. Từ trụ sở hành chính xã... ... đến các trường học (Trong...