Đến thăm tu viện Paro Taktsang chót vót ở độ cao 3.000 mét
Tưởng chừng chỉ có trong truyền thuyết nhưng ở đất nước Bhutan lại có tu viện Paro Taktsang tọa lạc trên vách núi grannit với độ cao chot vót hơn 3.000 mét so với mực nước biển.
Bhutan nổi tiếng là đất nước có truyền thống Phật Giáo nên nơi đây không thiếu những công trình kiến trúc tâm linh đặc biệt. Và nổi bật trong số đó chính là tu viện Paro Taktsang toạ lạc trên một vách núi đá grannit với độ cao hơn 3.000m so với mực nước biển, ẩn hiện giữa những tầng mây và nhìn xuống thung lung Paro.
Tu viện Paro Taktsang ẩn hiện giữa núi cao mờ sương
Tên đầy đủ của tu viện Paro Taktsang là Taktsang Palphug hay còn được biết đến với cái tên thân thuộc là Hang Hổ.
Tu viện Paro Taktsang được xây dựng từ năm 1692 và đặc địa ở vị trí vách núi nơi có tầm nhìn tuyệt đẹp ra phía Bắc thung lũng Paro. Muốn lên được tu viện Paro Taktsang, du khách phải đi xe 20 phút để đến chân núi và mất khoảng 2 tếng đi bộ lên tu viện linh thiêng này.
Đường đi bộ lên tu viện
Theo truyền thuyết, thượng sư Liên Hoa Sinh đã đến tu viện Paro Taktsang vào Thế kỷ thứ 8 bằng cách bay trên lưng một con hổ cái từ Tây Tạng. Thượng sư Liên Hoa Sinh là một người Bà la môn thuộc Hoàng gia, người đã truyền Phật giáo Mật tông khắp Bhutan và Tây Tạng vào những năm 700.
Cái tên “Taktsang” theo nghĩa đen có nghĩa là hang hổ và nó xuất phát từ việc người dân địa phương đi ngang qua nơi này và thấy một con hổ cái sang sống trong một hang động. Truyền thuyết nói rằng, vào thời điểm đó, thượng sư Liên Hoa Sinh đã hóa thân thành ngọn lửa Dorje Drolo, một trong tám hình tượng của ông. Con hổ cái thực ra là vợ của ông Yeshe Tsogyal, người đã hóa thân thành động vật để làm khuất phục những con quỷ và linh hồn ở địa phương.
Tu viện Paro Taktsang có ý nghĩa tôn giáo đặc biệt quan trọng với người dân địa phương
Thượng sư Liên Hoa Sinh thiền định trong mười ba tu viện nhỏ hay những “hang hổ”, trong đó Paro Taktsang là nổi tiếng nhất. Người ta nói ông đã thiền định trong các hang động trên núi ba năm, ba tháng, ba tuần, ba ngày và ba giờ. Sau khi hoàn thành thiền định, thượng sư Liên Hoa Sinh đã hàng phục tám loại linh hồn ma quỷ và cải đạo người Bhutan sang Phật giáo. Ngày nay, ông được nhìn thấy trong những khu vực linh thiêng của Phật giáo và được xem như một vị Phật thứ hai và một vị thần bảo hộ của Bhutan.
Video đang HOT
Chính bởi vị trí đặc biệt cũng những giá trị tâm linh này mà tu viện Paro Taktsang đã trở thành biểu tượng văn hóa đồng thời là nơi linh thiêng nhất của đất nước Bhutan.
Kiến trúc cổ kính và đẹp hiên ngang của tu viện Paro Taktsang
Tu viện bao gồm 4 đền chính và một số nhà ở cho dân, ngoài ra có 8 hang động bao quanh. 4 hang trong số đó, du khách có thể dễ dàng vào thăm. Rất nhiều gian thờ với đèn dầu, các câu Kinh, những bức tranh, tượng Phật màu sắc đẹp bày trong tu viện. Các tòa nhà được kết nối với nhau bằng đường bậc thang đá và một số cây cầu gỗ.
Khung cảnh tuyết phủ trắng xóa cả tu viện
Cấu trúc Paro Taktsang ngày nay đã thay đổi sau vài lần xây sửa lại. Sau khi bị hỏa hoạn tàn phá nặng nề năm 1998, phần còn lại của tu viện được tôn tạo và xây cất lại vào năm 2005. Tuy nhiên, người Bhutan vẫn tâm niệm đây là một chốn linh thiêng không thể bị phá hủy.
Theo phununews.vn
Buddha Point: Thánh địa hành hương cho Phật tử trên toàn thế giới
Không chỉ mệnh danh là "Đất nước hạnh phúc nhất thế giới", Bhutan còn là Shangri La cuối cùng trên trái đất và là thiên đường của người leo núi, đất nước sở hữu nền văn hóa Phật giáo Himalaya duy nhất trên thế giới. Hơn 70% người dân nơi đây theo đạo Phật và đa số người già giữ thói quen đọc kinh hàng ngày.
Khám phá du lịch Bhutan, bạn sẽ có được những trải nghiệm như "những người hạnh phúc nhất thế giới" nhờ cuộc sống bình yên, lành mạnh nơi đây. Thimphu là thủ đô duy nhất trên thế giới không sử dụng đèn giao thông, người dân ở Bhutan không mấy khi khóa cửa nhà, không có tội phạm ở Bhutan, người dân Bhutan gọi đất nước của mình là DrukYul (nghĩa là miền đất của rồng sấm). Và trên hết, Bhutan là một quốc gia lấy đạo Phật làm quốc giáo, lịch sử văn hóa được ảnh hưởng bao trùm bởi văn hóa Tây Tạng.
Taktsang Palphug, tu viện hàng trăm năm tuổi, nơi được coi là biểu tượng quốc gia của Bhutan. Nằm trên vách đá bên thung lũng Paro, ngôi đền cổ này là điểm hành hương cho người Bhutan.
Đến với đất nước Phật giáo, bạn không thể không ghé thăm những di tích Phật giáo nổi tiếng được yêu thích nhất "Đất nước hạnh phúc nhất thế giới". Và phải rất có duyên, các Phật tử và khách du lịch mới đến được đất nước bình yên và có nhiều điềm lành này.
Tượng Phật Buddha Point
Tượng Phật Buddha Point ở thủ đô Thimphu là một trong những địa điểm đáng tham quan khi đến Bhutan. Di tích được khởi duyên xây dựng bởi Nhiếp Chính Vương Tsering Rimpoche và Phật tử người Singapore - Peter. Sau đó, còn có nhiều Phật tử từ khắp thế giới như Malaysia, Brunei, USD, Việt Nam,... quyên góp. Rất nhiều thông tin cho rằng quyên góp chính cho di tích từ Trung Quốc nhưng dưới sự khẳng định của vị trụ trì Tập đoàn Aerosun của Nam Kinh, Trung Quốc, chỉ là đơn vị tham gia thi công.
Buddha Point hiện là Thánh địa hành hương cho Phật tử trên toàn thế giới. Tại đây Phật tử có thể tổ chức các buổi Pháp hội, thực hành Pháp, cũng như thiền định, các khóa tu tâm linh, là nơi giúp tiêu trừ nghiệp lực cho tất cả chúng sinh.
Di tích Đức Phật Kim Cang là điểm du lịch tiếp theo thu hút không ít Phật tử đổ về hàng năm. Đức Phật Kim Cang là công trình Phật ngồi cao nhất thế giới đang được tổ chức Unesco cân nhắc để trở thành kỳ quan thứ 8 của thế giới bởi quá trình xây dựng đã xuất hiện nhiều điềm lành và được tin là hiện thân của Đức Phật luôn quanh đây để ban phước lành, bình an và mang đến hạnh phúc nhất thế giới cho chúng sanh.
Người đứng đầu Phật giáo Bhutan là His Holliness (tạm dịch là Đức Pháp Vương) Trulku Jigme Choedra Jekhenpo. Quý Phật Tử nước Nam thường gọi Ngài là Vua Phật Giáo Bhutan. Ngài là hiện thân của Đức Phật Di Lặc và cũng chính thức là lãnh đạo của nhánh phía Nam của giáo phái Drukpa Kagyu, là một phần của truyền thống Phật giáo Himalaya Kagyu
Đức Pháp Vương Trulku Jigme Choedra được sinh ra tại Drubtse Goenpa, Kurtoe vào năm 1955. Khi lên ba, Ngài đã có thể nhớ lại kiếp lai sinh và được công nhận bởi Đại sư Yogi Lama Sonam Jampo (vị thầy gốc của Đức Pháp Vương thứ 67 Nyinzir Trulku).
Năm 1996, vào ngày 10/3 (âm lịch Bhutan), Đức Pháp Vương Trulku Jigme Choeda được tôn phong là Jekhenpo thứ 70 của Bhutan. Nhiệm vụ chính của ông là lãnh đạo Dratshang Lhentshog của Bhutan, cùng năm Lopen Rinpoche giám sát cơ quan Tu Viện Trung ương
Hàng năm, Đức Pháp Vương Trulku Jigme Choedra chủ trì tất cả các hoạt động tôn giáo quan trọng khắp đất nước Bhutan nhằm gia trì cho tất cả chúng sinh và cầu nguyện quốc thái dân an cho toàn thế giới.
Kể từ năm 2008, Đức Pháp Vương đã khởi xướng việc xây dựng một tu viện Namdoling và một trung tâm nhập thất Dubdey cho 100 vị tu sĩ ở tại Awthso, phía Đông Bhuta. Việc xây dựng vẫn đang trong tiến trình hiện nay.
Mỗi năm, Đức Pháp Vương sẽ ở đó hai tháng để giảng dạy. Ngoài vua của Bhutan, chỉ có Je Khenpo mới có thể khoát khăn y truyền thống cùng màu vàng cam,như màu nhụy hoa nghệ tây.
Nhiếp Chính Vương (đứng) và Vua Phật giáo Bhutan (ngồi)
Người sáng lập - trụ trì di tích Đức Phật Dordenma Buddha Point, Thimphu, Bhutan là His Eminence Trizin Tsering Rimpoche, hay còn gọi là Nhiếp Chính Vương Tsering Rimpoche. Ông là người đứng đầu dòng truyền thừa Palden Choling dưới hồng ân của Đức Pháp Vương Je Khenpo thứ 70 của vương quốc Bhutan.
1988 (33 tuổi): Ngài khởi xây Bảo tháp Dharmakaya cao 110 foot ở Tây Bengal.
1990 (35 tuổi): Ngài đã xây dựng nên Bảo tháp Tám Thánh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
1995 - 2000 (40-45 tuổi): Ngài đã phát hành Bản Dịch Kinh Thánh Dharmakaya Stupa và Bảo Tháp.
2001 (46 tuổi): Nhiếp Chính Vương cùng Đúc Pháp Vương Trulku Jigme Choedra đã hổ trợ tài chính duới hình thức cúng dường của các Phật tử đã xây dựng tu viện Kunphen Oesel Dzong, với sức chứa 100 tu sĩ.
1995 - 2004 (40-49 tuổi): Ngài đã hoàn tất bản dịch Kinh thánh của Mani Kabum bằng tiếng Anh và được phát hành tại Singapore vào tháng 11/2007. Số tiền thu được được phân bổ cho Quỹ Đức Phật Dordenma.
2002 - 2007 (47-52 tuổi): Ngài hoàn thiện Thánh điện Chenrezig sức chứa một nghìn người.
2003 (48 tuổi): Hiện tại Ngài hiện là Chủ tịch Sutra Reprinting Project & Enthronement.
2004 (49 tuổi): Hiện tại Nhiếp Chính Vương cùng vị Phật tử Singapore đã khởi duyên xây dựng di tích Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cao 42m tại Changri Kuensel Phodrang, Thimphu, Bhutan.
Chủ tịch dòng truyền Palden Chloing tại Việt Nam Cheng Bảo Phương và Nhiếp Chính Vương
Vào ngày 08/10/2016, Nhiếp Chính Vương chính thức bổ nhiệm cho bà Cheng Thị Bảo Phương người đại diện - chủ tịch dòng truyền Palden Chloing tại Việt Nam.
Sau 2 năm được chỉ dẫn bởi Nhiếp Chính Vương và các vị chủ tịch tại các quốc gia Singapore và Malaysia, bà Phương đã dần hoàn thiện bản dịch website Đức Phật Dordenma bằng tiếng Việt (https://www.ducphatdordenma.org/copy-of-about-us-1), cùng các tiến trình chia sẻ giao lưu Phật giáo Bhutan.
Ngày 16/06/2018, bằng sự trợ duyên của Nhiếp Chính Vương, dòng truyền đã có thêm Tổng Thư ký người giúp Quý Phật tử Việt Nam hiểu thêm về thông tin di tích cũng như dòng truyền Palden Choling.
Theo dantri.com.vn
10 điểm đến tuyệt đẹp nhưng ít du khách ghé thăm Sở hữu những cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, kỳ thú và rất an toàn nhưng những đất nước này lại chỉ đón lượng khách du lịch ít ỏi tới thăm mỗi năm. Bolivia: Theo số liệu mới nhất từ Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), đất nước Nam Mỹ này chỉ có 900.000 khách du lịch vào...