Đến thăm ngôi làng có lượng mưa nhiều nhất thế giới
Để thay thế cho những cây cầu gỗ dễ dàng bị mủn bởi thời tiết ẩm ướt liên tục, người dân đan rễ cây cao su thành các cây cầu “sống” tự nhiên.
Meghlaya, Ấn Độ được cho là vùng đất ẩm ướt nhất trên trải đất. Làng Mawsynram ở Meghlaya nhận khoảng lượng mưa hàng năm là 11,9 mét. Người lao động ngoài trời thường phải mặc quần áo mưa làm từ lá tre hoặc lá chuối. Nổi tiếng nhất ở đây là những cây cầu làm từ rễ cây sung cao su, thay cho những cây cầu bằng gỗ dễ dàng ẩm mốc trong vài năm.
Học sinh ở làng Nongsohphan, Meghalaya băng qua cây cầu làm từ rễ cây cao su. Với thời tiết luôn ẩm ướt, các cây cầu gỗ bị hỏng quá nhanh nên người Khái sử dụng cây cao su để biến hệ rễ của chúng trở thành các cây cầu bắc qua sông.
Lượng mưa trung bình ở đây cao nhất trên trái đất. Nằm trên đỉnh núi Khasi của Ấn Độ, ngôi làng nhận khoảng 11,9 mét nước mưa mỗi năm. Lượng mưa khổng lồ này là do luồng không khí mùa hè quét qua vùng ngập lũ của Bangladesh, thu thập độ ẩm ở đây khi di chuyển về phương Bắc. Khi những đám mây đen vùng đồi của Meghalaya, chúng bị “vắt” lúc băng qua vùng hẹp trong khí quyển và nén xuống đến mức không thể giữ được độ ẩm nữa gây ra mưa liên tục trong khu vực.
Mưa trút xuống một mái nhà trong làng vào một ngày tháng Bảy. Hai tháng gió mùa mạnh là tháng Sáu và tháng Bảy, Mawsynram nhận lượng mưa nhiều nhất.
Trạm thời tiết ở ngoại ô Mawsynram. Hàng tháng, kết qua đo được thực hiện tại trạm này. Nhưng từ cuối năm 2014, một hệ thống đo lường tự động đã thay thế nó.
Ba người lao động trong chiếc ô truyền thống của người Khasi. Làm từ lá tre và lá chuối, những chiếc ô này có thể chống chọi với các cơn gió lớn và mưa nặng hạt.
Những người lao động chân tay đang dọn dẹp đất đá sạt lở sau một cơn mưa lớn. Sửa chữa lớn không thể tiến hành trong những tháng mưa nên những người đàn ông này có nhiệm vụ giữ cho đường thông thoáng đến tận tháng Mười khi mùa mưa kết thúc và máy móc lớn có thể đi vào khu vực. Họ kiếm được 2.6 đôla mỗi ngày.
Video đang HOT
Một hướng dẫn viên địa phương đang đi trên một cây cầu làm từ rễ cây, thay thế một tuyến đường cũ phải vòng quanh một hẻm núi sâu trong rừng gần Mawsynram.
Những chiếc rễ cây được người dân địa phương đan vào nhau để tạo thành cầu.
Một phụ nữ cao tuổi Khasi đang đến nhà thờ Công giáo Mawsynram. Khoảng 70% người Khasi là người Ki tô giáo. Vào năm 1841, mục sư Thomas Jones đã thành lập nhà thờ đầu tiên của khu vực ở thị trấn Cherrapunji lân cận.
Mây lượn quanh rìa phía đông của ngôi làng, phía dưới những vách đá là vùng thường xuyên ngập lụt.
Lối vào Làng Mawsynram. Giống như hầu hết các làng ở khu vực Meghalaya thuộc vùng đông bắc Ấn Độ, người dân ở đây thuộc bộ tộc Khasi, một thiểu số bản địa với dân số khoảng 1,2 triệu người ở Ấn Độ.
Nước mưa chảy qua làng Mawsynram trong một trận mưa lớn.
Winchester Lyngkhoi mang thịt đến cửa hàng để bán. Khi được hỏi anh có gặp khó khăn gì với lượng mưa nhiều như thế không, chàng thanh niên 26 tuổi trả lời” Chúng tôi không nghĩ gì về điều đó. Ở đây mưa suốt ngày nhưng chúng tôi vẫn phải làm việc để sống”.
Trong thung lũng bên dưới Mawsynram, làng Nongriat là ví dụ nổi tiếng nhất về “cây cầu sống” đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ.
Những cây cầu này không những chỉ băng qua sông mà còn giúp người dân giảm độ dốc của các khu vùng đồi Khasi.
Những cậu bé người Khasi đi qua một cây cầu rễ cây nằm sâu trong rừng gần Mawsynram. Khung cầu làm từ tre, với “chất liệu” là các rễ cây cao su được đan vào nhau. Khi cây tre hỏng đi, gốc và rễ của cây cao su đã đan chặt vào nhau, chịu được trọng lượng của một người bình thường.
Theo Unusualplace
Những khoảnh khắc đẹp sửng sốt ở Thổ Nhĩ Kỳ
Trong hành trình tới Thổ Nhĩ Kỳ, nhiếp ảnh gia Hoàng Hải Thịnh ghi lại nhiều khoảnh khắc thú vị về đất nước này. Anh chia sẻ với các tín đồ du lịch Zing.vn.
Con đường tơ lụa. Con đường tơ lụa bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh (Trung Quốc) qua Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, xung quanh vùng Địa Trung Hải đến tận châu Âu. Quốc gia có vị trí đặc biệt nằm giữa đôi bờ Á - Âu chính là một phần quan trọng của con đường tơ lụa.
Làng Sille 5.000 năm tuổi. Đây là ngôi làng nhỏ nằm gần thị trấn Konya, một trong số ít làng mà tiếng Hy Lạp Cappadocian được sử dụng từ những năm 1922.
Nhà hát Termesos. Nhà hát ngoài trời đặc trưng của văn hóa Hy Lạp - La Mã là một di chỉ khảo cổ đầy bí ẩn. Để đến được đây, du khách phải băng qua muôn vàn công trình đổ nát, những cột trụ khổng lồ, cổng vòm cao xây dựng trên núi đá. Kiến trúc và quang cảnh thiên nhiên Termessos sẽ khiến bạn cảm thấy choáng ngợp. Ở độ cao 1.000 m, bạn có thể ngồi ở nhà hát lớn, phóng tầm nhìn ra xa và chiêm ngưỡng toàn bộ khung cảnh núi rừng xung quanh.
Thung lũng nấm Cappadocia là khu vực được hình thành từ dung nham núi lửa hàng triệu năm trước. Do tác động của các hoạt động địa chất và thời tiết, những cột đá hình cây nấm được hình thành bắt nguồn từ dòng dung nham núi lửa phun trào trên bề mặt và bị đông cứng. Lớp bề mặt tiếp xúc ngay với không khí và chuyển màu xám đen, lớp bên dưới gọi là đá mềm và gần như không bị oxy tác động.
Cổ vật trong bảo tàng Antalya Antalya là đô thị giàu có bậc nhất về lịch sử được Attlus II của vương triều Pergamum xây dựng vào thế kỷ thứ I và lấy tên nguyên thủy là Attaleia.
Khinh khí cầu ở Cappadocia Cappadocia ,vùng đất phía trung nam Thổ Nhĩ Kỳ, nổi tiếng với cảnh đẹp kỳ vĩ cùng những thung lũng, hẻm núi và tảng đá mang hình thù khác lạ. Khoảng 50 triệu năm trước, địa hình nơi đây chỉ gồm khe nứt và miệng núi lửa. Theo thời gian, lượng nham thạch khổng lồ phun trào từ núi lửa phủ kín bề mặt Cappadocia. Ngắm bình minh trên cao, giữa một vùng thiên nhiên xinh đẹp rộng lớn, xung quanh là hơn 100 khinh khí cầu cùng đồng hành là trải nghiệm bất kỳ ai cũng muốn có một lần trong đời.
Istanbul Thành phố lớn nhất, là trung tâm văn hóa, kinh tế và chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ. Đến đây là bạn đến với một vùng đất cổ kính, đầy bí ẩn. Istanbul không chỉ đặc biệt bởi nằm bên hai bờ Á - Âu mà còn là miền đất giao thoa của văn hóa, tôn giáo, ẩm thực.
Eo biển Bosphorus chia cắt Thổ Nhĩ Kỳ thành hai phần lãnh thổ thuộc châu Âu và châu Á. Đây là một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất trên thế giới. Eo biển dài khoảng 30 km, rộng khoảng 3,700 m tại điểm rộng nhất và rộng khoảng 700 m tại điểm hẹp nhất. Nơi đây giáp Biển Đen ở phía bắc và Biển Marmara ở phía nam, có một dòng chảy nhanh từ Biển Đen đến Biển Marmara ở trung tâm của eo biển và một dòng chảy ngược dưới mặt nước để đưa nước biển mặn từ Biển Marmara đến Biển Đen.
Nhà thờ Hagia Sophia nằm tại eo biển Bosphorus thuộc thành phố Istanbul, nơi giao nhau giữa hai lục địa châu Âu và châu Á, đồng thời là cầu nối giữa thế giới cổ điển và hiện đại. Hàng triệu khách du lịch tới Hagia Sophia mỗi năm để chiêm ngưỡng kiến trúc có một không hai và nội thất tuyệt đẹp, đồng thời nghe câu chuyện về những nền văn minh từng hiện diện nơi đây.
Phần lớn cấu trúc sơ bộ của Hagia Sophia cho thấy sức sáng tạo của người Byzantine. Mái vòm nhà thờ được hỗ trợ chỉ bằng bốn khung cong. 40 cửa sổ đặt theo hàng trên mái không chỉ để thu ánh sáng tự nhiên mà còn giúp giảm trọng lượng của mái vòm lên cấu trúc tổng thể.
Người dân cầu nguyện ở Konya Konya từng là thủ đô, trung tâm của Thổ Nhĩ Kỳ trong thế kỷ 12, 13. Với diện tích khoảng 41.001 km2 và dân số tính đến năm 2014 hơn 2 triệu người, Konya xếp thứ 7 về dân số của Thổ Nhĩ Kỳ. Trải qua hàng nghìn năm tuổi, Konya sở hữu rất nhiều công trình kiến trúc cổ, bên cạnh các cao ốc ba, bốn mươi tầng sáng choang, hiện đại.
Theo zing.vn
5 trải nghiệm du lịch khó quên ở Sri Lanka Sri Lanka, tên chính thức Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka, là một đảo quốc với đa số dân theo Phật giáo, nằm cách khoảng 33 dặm ngoài khơi bờ biển bang Tamil Nadu phía nam Ấn Độ. Không nhưng la môt vung đât hoang da linh thiêng, Sri Lanka con la môt thiên đương du lich thu vi,...