Đến thăm đảo nhỏ giữa biển xanh
Ai đã một lần đến Hi Lạp, chắc hẳn cũng đã đặt chân đến một trong số rất nhiều hòn đảo của đất nước thánh thần này. Sau những ngày khám phá Athens chúng tôi tới đảo Hydra để hôm sau quay lại Poros trên một chuyến tàu sớm trước khi về lại thủ đô của Hi Lạp.
Từ Athens hằng ngày có rất nhiều chuyến phà biển hoặc tàu cao tốc (Flying Dolphin / Flying Cat) đi tới rất nhiều đảo trong hệ thống hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ của đất nước này.
Nằm cách Hydra khoảng một giờ rưỡi tàu cao tốc (khoảng 70 km), Poros nằm trong vùng vịnh Saronic và là điểm đến thuận lợi nếu du khách muốn thăm đảo trong vòng một ngày từ Hydra hoặc Athens. Thời gian trôi đi nhanh chóng, loáng một chút đã thấy thấp thoáng tháp chuông – điểm cao nhất của hòn đảo phía trước mặt.
Càng gần đảo, Poros hiện ra càng rõ, dưới nắng vàng rực rỡ thị trấn vốn đã sáng lại càng sáng hơn, như lóa đi dưới ánh nắng buổi chớm trưa. Giống nhiều đảo khác của Hi Lạp, nhà cửa ở đây phần lớn quét ve màu sáng (trắng và vàng nhạt), mái ngói đỏ tươi cộng thêm những ô cửa sổ to nhiều màu sặc sỡ càng tôn thêm vẻ đẹp của những ngôi nhà hai, ba tầng được xây theo thành từng hàng lên cao dần như trong các đấu trường La Mã.
Bên bờ biển Poros
Cập bến tàu, điều đầu tiên du khách được chiêm ngưỡng là hàng loạt con thuyền đủ kích cỡ đang đậu ở bến cảng, chúng cũng sáng rực dưới ánh nắng buổi trưa giống như những ngôi nhà mà tôi vừa nhìn thấy. Ở một nơi nắng và gió nhiều thế này màu sáng được ưa thích hẳn cũng là điều dễ hiểu.
Tháp chuông có chóp màu xanh như màu trời và màu biển
Vốn thích leo trèo nên điểm đầu tiên tôi muốn đi là tháp chuông màu xanh không lẫn đâu được ở cái xứ sở mà thứ gì cũng một màu sáng đến chói mắt. Đây cũng là điểm cao nhất của thị trấn.
Chúng tôi tiến dần lên đó và băng qua những ngõ nhỏ với những chậu hoa giấy, dâm bụt đang khoe sắc đỏ, hồng, tím; những bụi xương rồng đang độ sung sức với những nụ hoa đỏ tươi hoặc vàng ươm quyến rũ khách qua đường. Buổi trưa nên những ngõ phố trên này vắng, ít khách du lịch, khắp cả con đường chỉ gặp vài người dân và lũ mèo uể oải nằm ườn trong bóng râm. Thật bình yên, cứ như ở một vùng quê Việt Nam giữa trưa hè không một bóng người. Chỉ có điều ở đây đường sá sạch bong, nhiều đường cũng được quét vôi trắng toát và khí hậu Địa Trung Hải quả là dễ chịu.
Ngắm nhìn những ngõ phố, những ngôi nhà với những ô cửa sổ đủ màu xanh, đỏ, nâu hay những giàn hoa che bóng mát cho những khoảng sân nhỏ, đang từ một thành phố lớn bụi bặm ồn ào và xô bồ như Athens cảm thấy như lạc vào một thế giới thần tiên – thật yên bình. Lang thang trên các ngõ mãi rồi chúng tôi cũng đến với tháp chuông xanh được xây dựng hồi đầu thế kỷ 20 (1927) theo phong cách neo-clasical.
Hải âu tung cánh lúc tàu rời Poros
Từ đây du khách có thể nhìn toàn bộ khung cảnh thị trấn với những mái ngói đỏ tươi, những hàng dây điện giăng từ nhà này sang nhà khác và tất nhiên là biển cả với những con thuyền hối hả vào ra đưa khách du lịch đến Poros hoặc từ Poros đến các đảo xung quanh như Hydra hay vào đất liền tới Athens, Galatas. Xa xa, những dải núi trùng điệp của dải Peloponnes hiện lên mờ ảo trên mặt biển như dát bạc dưới ánh mặt trời.
Dạo phố dọc bờ biển, ngược với trên núi, ở đây lúc nào cũng nườm nượp khách du lịch qua lại để ăn uống và ngó nghiêng với những hàng ăn, quán bar, cà phê hay những cửa hàng bán đồ lưu niệm, cửa hàng bán hoa. Sát bờ biển, những người thợ đánh cá, sau một đêm làm việc vất vả, lúc này đã có thời gian rỗi để ngồi vá lại lưới hay tụ tập bên những ly bia kể với nhau đủ thứ chuyện trên đời.
Lối vào nhà cũng được phủ trắng mướt
Poros nổi tiếng nhiều hơn nữa với những bãi biển sạch và đẹp cũng như những môn thể thao dưới nước như lướt ván, lặn… Chúng tôi cũng lò dò tìm xe đi đến bãi biển Nga ( Russian Beach). Bãi biển có tên như vậy bởi đây là nơi mà chiến thuyền đầu tiên của Nga cập bến khi sang giúp cách mạng Hi Lạp chống lại quân Thổ.
Bãi biển này cát vàng, sạch và nước xanh ngắt, khung cảnh thì tuyệt vời. Và màu xanh của nước biển thì không bao giờ quên được – chỗ thì xanh màu lá cây, chỗ thì xanh lam đậm nhưng chỗ nào cũng trong vắt, lội xuống chỗ nào cũng nhìn thấy những ngón chân mình rập rình theo sóng nước.
Những mái nhà đỏ nổi bật trên nền tường trắng đặc trưng của Địa Trung Hải
Ngoài bãi biển Nga, Poros còn có nhiều bãi biển khác mà du khách có thể đến nghỉ ngơi và vui chơi như Neorio, Melago Neorio, Vayjona, Askali, Kalavria hay bãi biển tình yêu. Trên đường từ bãi biển Nga quay về thị trấn chúng tôi dừng lại ở bãi Kalavria. Bãi biển này tương đối dài, nhưng thay cho cát mịn là sỏi dăm nhỏ, và bù lại nó gần thị trấn Poros hơn và cũng có nhiều tán cây che mát, xương rồng thì có đủ loại khoe sắc hoa đủ màu.
Nhà xinh bên bờ biển
Một ngày ở Poros trôi đi quá nhanh chóng, chúng tôi lại phải rời thị trấn về Athens chuẩn bị cho cuộc thám hiểm một hòn đảo xa hơn. Khi tàu dần xa, những cánh chim hải âu cứ chao liệng trên bầu trời xanh ngắt dõi theo con tàu rồi cất lên những tiếng ca như một lời mời gọi du khách trở lại. Hải âu ơi, chúng tôi sẽ không quên lời mời ấy!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Video đang HOT
Những khải hoàn môn cổ nhất trên thế giới
Khải hoàn môn hay cổng chiến thắng là một công trình kiến trúc mang tính chất như một tượng đài, thường có kiến trúc là mái vòm được xây dựng ở nhiều nơi trên thế giới. Dưới đây là những Khải hoàn môn cổ đại tuyệt vời nhất được xây dựng ở những nơi khác nhau trên thế giới.
1. Khải hoàn môn Septimus Severus - Rome, Italia (năm 203 trước CN)
Khải hoàn môn Septimus Severus tại Rome, Italia
Cổng vòm Septimus Severus, là khải hoàn môn, được làm bằng cẩm thạch trắng. Nó được đặt tại phía Đông Bắc của thành phố Rome đất nước Italia. Được thiết kế vào năm 203 trước công nguyên để kỉ niệm chiến thắng của người Pat thi dưới đế chế Septimus Severus và 2 người con trai của ông, Caracalla và Geta, trong 2 chiến dịch chống lại người Pa thi năm 194/195 và 197- 199.
Sau cái chết của Septimus Severus, con trai ông Caracalla và Geta tranh nhau đoạt quyền. Caracalla đã ám sát Geta vào năm 212, lễ truy điệu Geta bị phá hủy và tất cả những hình ảnh hay sự kiện về ông đều bị xóa bỏ khỏi các tòa nhà và các tượng đài. Do đó, hình ảnh của Geta và những bia đá dành cho ông đã bị xóa sạch khỏi cổng vòm.
2.Khải hoan môn Hadrian - Athens, Hy Lạp (năm 131 - 132 trước CN).
Khải hoan môn Hadrian tại Athens, Hy Lạp
Cổng vòm Hadrian là một cửa ngõ vĩ đại bắc qua con đường cổ từ trung tâm của Athen cho tới khu kiến trúc phía Đông của thành phố bao gồm đền thờ Olympian Zeus. Cổng vòm cách phía Đông Nam Acropolis 325m.
Người ta cho rằng cổng vòm được xây dựng để chào đón sự xuất hiện của hoàng đế La mã Hadrian và để vinh danh ông cho rất nhiều các hoạt động từ thiện của ông dành cho thành phố, những lời ca tụng ông được hoàn thành vào năm 131 hay 132 trước công nguyên.
3.Khải hoàn môn Hadrian - Thổ Nhĩ Kỳ (năm 130 trước CN)
Khải hoàn môn Hadrian còn được gọi là cổng Hadrianus
Khải hoàn môn được xây dựng dưới tên của hoàng đế Hadrianm, người đã tới thăm Antalya vào năm 130 trước Công nguyên, có tên là cổng Hadrian hay cổng Hadrianus, bao gồm ba cổng vòm. Phần trên cổng Hadrian có ba lỗ hổng theo dạng hình vòm, ngoài cột được xây dựng hoàn toàn bằng cẩm thạch trắng.
4.Khải hoàn môn Orange (Pháp) (năm 27 trước CN)
Khải hoàn môn Orange ở thị trấn Orange, phía Đông Nam nước Pháp
Khải hoàn môn Orange ở thị trấn Orange, phía Đông Nam nước Pháp, được xây dựng trong suốt triều đại Augustus, dựa trên nguyên bản của Agrippa để vinh danh các cựu chiến binh trong chiến tranh Gallic và Legio II Augusta.
Sau đó, nó được xây dựng lại bởi hoàng đế Tiberus để kỷ niệm chiến thắng của bộ tộc người German tại Rhineland.
Cổng vòm bao gồm những câu khắc ám chỉ hoàng đế Tiberius vào năm 27 trước Công Nguyên và được trang trí với rất nhiều hình ảnh về quân đội, trong đó có những trận đánh hải quân, chiến lợi phẩm và trận chiến La Mã giữa người Germanics và Gauls.
5. Khải hoàn môn Sergii - Pula, Croatia (khoảng năm 29 - 27 trước CN)
Khải hoàn môn Sergii tại Pula, Croatia.
Khải hoàn môn La Mã cổ đại này được gọi là cổng Vòm Sergii đặt trên Pula, Croatia. Cổng vòm tưởng niệm 3 anh em gia đình nhà Sergii, Lucius Sergius Lepidus, vị lãnh đạo 29 quân đoàn tham gia trong trận đánh Actium và giải tán vào năm 27 sau công nguyên.
Điều này gợi ý nên khoảng thời gian xây dựng của công trình vào khoảng năm 29 - 27 trước công nguyên. Cổng vòm đứng sau cánh cổng hải quân đầu tiên của quân đội La mã. Sergii là một gia đình đầy quyền lực của quân đội và họ duy trì sức mạnh trong hàng thế kỉ.
6. Khải hoàn môn Marcus Aurelius và Lucius Verus - Tripoli, Libya.
Khải hoàn môn Marcus Aurelius kỉ niệm chiến thắng của anh em nhà Lucius Verus.
Tượng đài bằng đá cẩm thạch này được gọi là cổng vòm Marcus Aurelius để kỉ niệm chiến thắng của anh em nhà Lucius Verus. Năm 161, vị vua người Patthi Vologase IV đã tấn công hoàng đế La Mã và thủ tiêu 9 quân đoàn Hispana. Lucius Verus đã lãnh đạo cuộc tấn công và thủ tiêu thủ đô Pathi Ctesiphon.
7. Khải hoàn môn Trajan tại Timgad, Algeria
Khải hoàn môn Trajan ở phía Tây thành phố Timgad, Algeria
Khải hoàn môn nổi lên ở phía Tây cuối thời đại Decumanus được gọi là cổng vòm Trajan. Nó cao 12m và được khôi phục lại một phần vào năm 1900. Cổng vòm phần lớn được xây bằng đá cát, mang kiến trúc Corin với 3 nhịp cong, phần trung tâm rộng hơn 3 mét. Cổng vòm cũng được biết đến là khải hoàn môn Timgad.
8. Khải hoàn môn Trajan - Ancona, Ý
Khải hoàn môn Trajan được xây dựng bằng đá cẩm thạch và có độ cao 18,5m.
Cổng vòm được xây dựng bằng đá cẩm thạch và có độ cao 18,5m. Nó được dựng thẳng đứng như một lối vào cho con đường dẫn tới bức tường là tác phẩm của vị vua Trajan trên bến cảng.
Lối đi có mái vòm chỉ rộng chừng 3m, với 2 bên sườn là cột trụ được chạm khắc với những đường rãnh của thành Corin (người Hy Lạp).
Theo yeudulich
Khải hoàn môn hay cổng chiến thắng là một công trình kiến trúc mang tính chất như một tượng đài, thường có kiến trúc là mái vòm được xây dựng ở nhiều nơi trên thế giới. Dưới đây là những Khải hoàn môn cổ đại tuyệt vời nhất được xây dựng ở những nơi khác nhau trên thế giới.
1. Khải hoàn môn Septimus Severus - Rome, Italia (năm 203 trước CN)
Khải hoàn môn Septimus Severus tại Rome, Italia
Cổng vòm Septimus Severus, là khải hoàn môn, được làm bằng cẩm thạch trắng. Nó được đặt tại phía Đông Bắc của thành phố Rome đất nước Italia. Được thiết kế vào năm 203 trước công nguyên để kỉ niệm chiến thắng của người Pat thi dưới đế chế Septimus Severus và 2 người con trai của ông, Caracalla và Geta, trong 2 chiến dịch chống lại người Pa thi năm 194/195 và 197- 199.
Sau cái chết của Septimus Severus, con trai ông Caracalla và Geta tranh nhau đoạt quyền. Caracalla đã ám sát Geta vào năm 212, lễ truy điệu Geta bị phá hủy và tất cả những hình ảnh hay sự kiện về ông đều bị xóa bỏ khỏi các tòa nhà và các tượng đài. Do đó, hình ảnh của Geta và những bia đá dành cho ông đã bị xóa sạch khỏi cổng vòm.
2.Khải hoan môn Hadrian - Athens, Hy Lạp (năm 131 - 132 trước CN).
Khải hoan môn Hadrian tại Athens, Hy Lạp
Cổng vòm Hadrian là một cửa ngõ vĩ đại bắc qua con đường cổ từ trung tâm của Athen cho tới khu kiến trúc phía Đông của thành phố bao gồm đền thờ Olympian Zeus. Cổng vòm cách phía Đông Nam Acropolis 325m.
Người ta cho rằng cổng vòm được xây dựng để chào đón sự xuất hiện của hoàng đế La mã Hadrian và để vinh danh ông cho rất nhiều các hoạt động từ thiện của ông dành cho thành phố, những lời ca tụng ông được hoàn thành vào năm 131 hay 132 trước công nguyên.
3.Khải hoàn môn Hadrian - Thổ Nhĩ Kỳ (năm 130 trước CN)
Khải hoàn môn Hadrian còn được gọi là cổng Hadrianus
Khải hoàn môn được xây dựng dưới tên của hoàng đế Hadrianm, người đã tới thăm Antalya vào năm 130 trước Công nguyên, có tên là cổng Hadrian hay cổng Hadrianus, bao gồm ba cổng vòm. Phần trên cổng Hadrian có ba lỗ hổng theo dạng hình vòm, ngoài cột được xây dựng hoàn toàn bằng cẩm thạch trắng.
4.Khải hoàn môn Orange (Pháp) (năm 27 trước CN)
Khải hoàn môn Orange ở thị trấn Orange, phía Đông Nam nước Pháp
Khải hoàn môn Orange ở thị trấn Orange, phía Đông Nam nước Pháp, được xây dựng trong suốt triều đại Augustus, dựa trên nguyên bản của Agrippa để vinh danh các cựu chiến binh trong chiến tranh Gallic và Legio II Augusta.
Sau đó, nó được xây dựng lại bởi hoàng đế Tiberus để kỷ niệm chiến thắng của bộ tộc người German tại Rhineland.
Cổng vòm bao gồm những câu khắc ám chỉ hoàng đế Tiberius vào năm 27 trước Công Nguyên và được trang trí với rất nhiều hình ảnh về quân đội, trong đó có những trận đánh hải quân, chiến lợi phẩm và trận chiến La Mã giữa người Germanics và Gauls.
5. Khải hoàn môn Sergii - Pula, Croatia (khoảng năm 29 - 27 trước CN)
Khải hoàn môn Sergii tại Pula, Croatia.
Khải hoàn môn La Mã cổ đại này được gọi là cổng Vòm Sergii đặt trên Pula, Croatia. Cổng vòm tưởng niệm 3 anh em gia đình nhà Sergii, Lucius Sergius Lepidus, vị lãnh đạo 29 quân đoàn tham gia trong trận đánh Actium và giải tán vào năm 27 sau công nguyên.
Điều này gợi ý nên khoảng thời gian xây dựng của công trình vào khoảng năm 29 - 27 trước công nguyên. Cổng vòm đứng sau cánh cổng hải quân đầu tiên của quân đội La mã. Sergii là một gia đình đầy quyền lực của quân đội và họ duy trì sức mạnh trong hàng thế kỉ.
6. Khải hoàn môn Marcus Aurelius và Lucius Verus - Tripoli, Libya.
Khải hoàn môn Marcus Aurelius kỉ niệm chiến thắng của anh em nhà Lucius Verus.
Tượng đài bằng đá cẩm thạch này được gọi là cổng vòm Marcus Aurelius để kỉ niệm chiến thắng của anh em nhà Lucius Verus. Năm 161, vị vua người Patthi Vologase IV đã tấn công hoàng đế La Mã và thủ tiêu 9 quân đoàn Hispana. Lucius Verus đã lãnh đạo cuộc tấn công và thủ tiêu thủ đô Pathi Ctesiphon.
7. Khải hoàn môn Trajan tại Timgad, Algeria
Khải hoàn môn Trajan ở phía Tây thành phố Timgad, Algeria
Khải hoàn môn nổi lên ở phía Tây cuối thời đại Decumanus được gọi là cổng vòm Trajan. Nó cao 12m và được khôi phục lại một phần vào năm 1900. Cổng vòm phần lớn được xây bằng đá cát, mang kiến trúc Corin với 3 nhịp cong, phần trung tâm rộng hơn 3 mét. Cổng vòm cũng được biết đến là khải hoàn môn Timgad.
8. Khải hoàn môn Trajan - Ancona, Ý
Khải hoàn môn Trajan được xây dựng bằng đá cẩm thạch và có độ cao 18,5m.
Cổng vòm được xây dựng bằng đá cẩm thạch và có độ cao 18,5m. Nó được dựng thẳng đứng như một lối vào cho con đường dẫn tới bức tường là tác phẩm của vị vua Trajan trên bến cảng.
Lối đi có mái vòm chỉ rộng chừng 3m, với 2 bên sườn là cột trụ được chạm khắc với những đường rãnh của thành Corin (người Hy Lạp).
Theo yeudulich
Những thành phố cổ nhất thế giới Hãy thử tưởng tượng mọi thứ quanh ta sẽ già đi theo năm tháng. Những đồ vật quanh ta đến một ngày nào đó chúng sẽ trở thành đồ cổ. Và vì thế, việc bạn đến thăm những thành phố đã tồn tại 10.000 năm nay mà đến giờ vẫn rất sầm uất (thay vì bị bỏ rơi) là điều rất đỗi kì...