Đến Thái Lan mùa thu du khách có thể tận hưởng không khí lễ hội tưng bừng
Đến Thái Lan mùa thu du khách có thể tận hưởng không khí lễ hội tưng bừng
Cứ vào tháng 11 dương lịch hàng năm, khắp Vương quốc Thái Lan lại rực sáng bởi lễ hội thử hoa đăng – Loy Krathong.
Mục đích của lễ hội Loy Krathong là tỏ lòng tôn kính đối với nữ thần nước đã ban cho người dân nguồn nước dồi dào và cầu mong sự miễn xá cho những hành động làm vẩn đục nguồn nước. Trong quá trình thả hoa đăng, người ta thường cắt một ít móng tay, tóc và một đồng xu bỏ vào Krathong vì tin rằng làm vậy sẽ xua đuổi điều không may trong quá khứ và cầu mong phước lành trong tương lai.
Khi màn đêm vừa buông xuống cũng là thời điểm đẹp nhất để lễ hội Loy Krathong bắt đầu. Du khách sẽ được thưởng thức khung cảnh lung linh, ngoạn mục của hàng ngàn chiếc đèn được thả lên bầu trời đêm và hàng trăm chiếc đèn hoa đăng được thả trôi theo dòng nước và những màn bắn pháo hoa rực rỡ bên bờ sông Ping của Chiang Mai.
Lễ hội voi Surin là một lễ hội rất nổi tiếng trong nền văn hóa đặc sắc của Thái Lan. Lễ hội voi được tổ chức vào cuối tuần thứ 3 trong tháng 11 tại Surin – Isaan ở Đông Bắc Thái Lan nhằm tôn vinh voi và những người huấn luyện bạn đồng hành của chúng.
Đến đây, du khách sẽ có cơ hôi chiêm ngưỡng cuộc diễu hành của hơn 300 con voi. Các con voi sẽ có dịp thể hiện tài năng của mình qua những điệu nhảy, đua, đá bóng và cả kéo co với con người.
Lễ hội nến là một nét đặc sắc văn hóa của người dân Thái Lan hàng năm. Sự kiện quan trọng này sẽ được tổ chức công phu và hoành tráng hàng năm vào tháng 07 và kéo dài trong suốt 3 tháng.
Lễ hội nến có nguồn gốc từ những lễ nghi truyền thống xung quanh mùa an cư của các Phật tử.
Video đang HOT
Theo truyền thuyết, mùa mưa tới (bắt đầu từ tháng 07, kéo dài 03 tháng) là thời điểm người nông dân trồng lúa. Đức Phật đã ban hành sắc lệnh quy định các nhà sư phải ngừng hành hương và chỉ được ở trong một ngôi chùa thắp nến tụng kinh, niệm Phật. Đức Phật sợ rằng nếu các vị sư ra ngoài sẽ vô tình dẫm vào những bông lúa non khiến mùa màng thất thu.
Đến với lễ hội nến, du khách sẽ không chỉ có một cơ hội chiêm ngưỡng những tác phẩm bằng sáp độc đáo, công phu mà còn được xem nhiều nhóm dân địa phương khoác trên mình những trang phục truyền thống vừa hát vừa thực hiện những điệu nhảy đậm chất địa phương.
Lễ hội buffet cho Khỉ
Hang năm cư vao chu nhât cuôi cung cua thang 11, lễ hội Lễ hội buffet cho Khỉ lại được tổ chức tưng bừng. Trong dịp lễ hội truyền thống này, hang nghin chu khi đươc tâp trung tai đền Pra Prang Sam Yot, thuộc tỉnh Lopburi, Thái Lan đê đươc ăn thoa thich trong lê hôi buffer. Ươc tinh co khoang 4 tân hoa qua cac loai đươc sư dung trong bưa tiêc nay, gôm co chuôi, tao, nho, na…
Theo quan niệm của người Thái Lan, khỉ được xem là những người lính bảo vệ cho thần Narai của đạo Hindu, vì vậy, không ai được phép làm hại chúng. Do đó, đến với lễ hội này, người dân và khách đi du lịch Thái Lan sẽ được tham gia nhiều hoạt động liên quan đến khỉ, trong đó có cả việc cho khỉ ăn. Đây là hoạt động luôn thu hút nhiều người tham gia nhất, bởi cho khỉ ăn, theo nhiều người Thái Lan, là để cầu may đến với mình.
Theo phununews.vn
Mùa thu ghé thăm những cổ trấn Trung Quốc với cảnh sắc tráng lệ lại rất đỗi bình yên
Mùa thu với tiết trời dịu mát, những tán cây dần dần thay lá là thời điểm thích hợp nhất để đi du lịch. Đặc biệt phải kể đến những cổ trấn của đất nước Trung Hoa, nơi có khung cảnh đẹp đẽ và rất đỗi bình yên.
Phượng Hoàng cổ trấn (Hồ Nam)
Phượng Hoàng là thị trấn 1.300 năm tuổi, nép mình dưới chân những ngọn núi hùng vĩ ở rìa sông Đà Giang. Thị trấn cổ của Hồ Nam là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như Miêu, Hán, Hồi, Thổ Gia, với những phong tục và văn hoá đặc trưng. Nơi đây còn lưu giữ nhiều thành quách, đền chùa, những dãy phố, nhà cổ dọc bờ sông, cùng các món ngon địa phương như ớt đỏ ngâm hay kẹo gừng.
Chẳng biết từ bao giờ Phượng Hoàng Cố Trấn đã đi vào lòng rất nhiều lượt khách du lịch từng đến đây. Đặc biệt vào tiết trời ngày thu dịu mát, êm ái thực sự tạo cho con người cảm giác bình yên mỗi khi đặt chân tới đây.
Thường khách du lịch sẽ lựa chọn mùa thu cho chuyến thăm quan Phượng Hoàng bởi khí hậu mát mẻ, dễ chịu, không quá khắc nghiệt như trời vào hè hay mùa đông lạnh giá. Dòng sông Đà Giang vào trời thu cũng được thay áo mới thành nàng thơ xinh đẹp, nhẹ nhàng nhưng vô cùng huyền ảo. Hít thở không khí trầm mặc cổ trang, cảm nhận dòng nước chảy qua dưới chân mình, ngẩng đầu lên thấy lớp lớp gác mái rêu phong cổ kính sẽ là cảm giác rất tuyệt cho mùa thu.
Đi du lịch vào tiết trời mùa thu bạn cũng nên lập lịch trình cho chuyến đi phong phú hơn với nhiều thắng cảnh gần đó như Bắc Môn cổ thành, Hồng kiều, Lầu Phong Thúy Hồng Kiều, Cây cầu đá bắc qua sông Đà Giang.
Hoành Thôn (An Huy)
Hoành Thôn là ngôi làng cổ nằm dưới chân núi Hoàng Sơn, với một số công trình có từ thời nhà Minh, Thanh được bảo vệ tốt nhất ở Trung Quốc. Hoành Thôn cũng là địa điểm thường xuyên được lựa chọn làm bối cảnh lịch sử trong những bộ phim. Phần lớn ngôi làng, cùng với thôn Tây Đệ gần đó, được công nhận là di sản thế giới vào năm 2000.
Thôn Đáp Xuyên nằm cách điểm du lịch nổi tiếng Hoành Thôn về phía đông khoảng 2km. Nơi đây được mệnh danh là một trong ba nơi có "cảnh sắc mùa thu tuyệt vời nhất" Trung Quốc. Đáp Xuyên là thôn trang được vây quanh bởi những ngọn núi, với kiến trúc cổ kính, tường trắng ngói đen kết hợp với rừng lá chuyển sang màu vàng và đỏ khi thu sang, tạo nên một cảnh sắc tuyệt vời khiến du khách phải ngẩn ngơ.
Làng Tuwa (Altay, Tân Cương)
Ngôi làng Tuwa có hình dáng một cái thanh dài, vì những túp lều bằng gỗ dựng nên ở đây nên nó có hình dạng như thế. Rừng thông đẹp mộng mơ mọc quanh làng. Những ngọn núi bao bọc quanh làng Tuwa như đôi bàn tay to ôm trọn lấy làng.
Làng Tuwa nằm ở huyện Bố Nhĩ Tân thuộc Tân Cương, nơi đây có khoảng 2.000 người Tuwa đang sinh sống. Họ vẫn duy trì lối sống như thời xa xưa. Khu vực thung lũng hẹp có độ 80 người dân Tuwa đang sinh sống.
Vào mùa hè, những đỉnh núi tuyết trắng ở làng Tuwa được phủ màu xanh cây cối. Những túp lều của người nằm rải rác trong cánh rừng thông. Trong làng còn có những cụm cây bạch dương nằm rải rác ngay chính giữa rừng thông; với nhiều cành nhánh nên những tán cây bạch dương như những chiếc dù màu trắng khổng lồ.
Đằng sau làng Tuwa là đỉnh Hữu Nghị nằm giữa biên giới Trung Quốc và Nga, và những cơn gió từ Siberia thổi sang làng Tuwa khiến bầu không khí nơi đây mát mẻ lạ thường.
Khi nắng sớm ban mai chiếu xuống thôn trang, lá chuyển sang màu vàng đỏ khi thu về và những chú dê, bò nhẩn nha gặm cỏ chính là cảnh sắc yên bình và đẹp đẽ nhất chốn trần gian.
Làng White Haba (Altay, Tân Cương)
Được mệnh danh là "ngôi làng đệ nhất Tây Bắc Trung Quốc", kiến trúc ở White Haba cũng tương tự như làng Tuwa, nhưng xung quanh còn được bao bọc bởi những dãy núi tuyết hùng vĩ. Bắt đầu sang tháng 9, từng tầng lá nơi đây bắt đầu khoác lên một lớp áo vàng - đỏ rực rỡ, nổi bật trên nền tuyết trắng khiến khung cảnh trở nên đẹp tuyệt vời, tựa như chốn bồng lai tiên cảnh.
Đảng Lĩnh (Garzê, Tứ Xuyên)
Cảnh sắc của Đảng Lĩnh tuyệt vời đến mức khó có thể dùng bất cứ từ ngữ nào để miêu tả được hết vẻ đẹp của nó. Bởi vì đường đi từ huyện Đan Ba đến Đảng Lĩnh khá khó khăn, mỗi năm nơi đây tiếp nhận ít du khách nên nó gần như vẫn giữ được hoàn toàn nét hoang sơ vốn có. Khi mùa thu đến, núi tuyết và lá cây úa màu hoà quyện tạo nên một cảnh sắc vừa trầm buồn vừa lãng mạn khiến ai cũng muốn một lần được đặt chân đến.
Làng Vụ Nguyên (Thượng Nhiêu, Giang Tây)
Làng Vụ Nguyên nổi tiếng khắp thế giới bằng lời phong tặng "miền nông thôn đẹp nhất Trung Hoa" với ít nhất 50 ngôi làng cổ nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Giang Tây và nằm gần 2 thắng cảnh nổi tiếng là núi Hoàng Sơn và Cảnh Đức Trấn.
Vụ Nguyên là nơi lưu giữ những kiến trúc cổ xưa được bảo tồn tốt nhất Trung Quốc. Mỗi kiến trúc cổ kính lại có dáng vẻ và cấu trúc riêng có. Những ngôi nhà nổi bật trên nền xanh núi non và cây cối, những con sông nước trong vắt chảy ngang dọc giữa các thửa ruộng.
Các di sản kiến trúc ở Vụ Nguyên đã được xây dựng vào năm 740 suốt thời đại nhà Đường; chính vì sự xa xôi, khó đi nên ngôi làng còn giữ nét nguyên vẹn đến tận ngày nay. Vụ Nguyên trở thành vùng nông thôn được khẳng định như một trung tâm văn hóa, sinh thái và du lịch nổi tiếng. Các kiến trúc nơi đây in đậm dấu ấn 2 triều đại Minh, Thanh và nằm dọc theo con sông.
Những ngôi nhà tường trắng, mái ngói xanh sậm được tô điểm cùng với những con đường đá và những vườn cây xanh. Những cây cầu vòm bắc qua 2 bên bờ sông và in soi bóng nước, tất cả tạo nên một tuyệt cảnh đẹp như tranh vẽ.
Một sáng mùa thu ở Vụ Nguyên, ánh nắng ban mai trải dài trên những mái ngói đen và tường trắng của những ngôi nhà cổ, xuyên qua lớp sương khói lảng bảng, mang đến một vẻ đẹp thơ mộng hớp hồn du khách.
Theo phununews.vn
Trải nghiệm văn hóa độc đáo ở 'miền di sản' Hoàng Su Phì mùa lúa chín Mùa lúa chín vàng trên các ruộng bậc thang tại huyện Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) đang vào đúng thời điểm rực rỡ nhất cũng là lúc nơi đây "nở rộ" các hoạt động văn hóa độc đáo riêng có của "miền di sản" này. Ông Vũ Mạnh Hà - Bí thư Huyện ủy Hoàng Su Phì (Hà Giang) cho biết, năm...