Đến Tây Giang, không thể không ghé ruộng bậc thang Chuôr
Ruộng bậc thang ở miền Tây Bắc của nước ta đã trở thành thương hiệu mỗi khi được nhắc đến.
Tuy vậy, ngay giữa lòng miền Trung, ruộng bậc thang Chuôr của đồng bào Cơ tu ở xã Axan, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cũng không kém cạnh bởi những vẻ hoang sơ và mộc mạc vào từng thời điểm khác nhau trong cùng một ngày.
Giữa trung tâm huyện Tây Giang, ruộng bậc thang Chuôr được hiện ra với khung cảnh đẹp đến ngỡ ngàng. Ảnh: Đ.V
Nhắc tới huyện Tây Giang là người ta nghĩ ngay đến Đỉnh Quế ở xã Tr’Hy. Thế nhưng, còn một nơi khác ở Tây Giang mà không phải ai cũng để ý đến. Đó là những thửa ruộng bậc thang Chuôr của đồng bào Cơ tu nằm ngay giữa trung tâm xã Axan.
Giữa trung tâm huyện Tây Giang, ruộng bậc thang Chuôr được hiện ra với khung cảnh đẹp đến ngỡ ngàng. Ảnh: Đ.V
Trên trục đường đường dẫn về hai xã vùng biên Ga Ri và Ch’Ơm của huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam), khi xe bắt đầu đổ xuống con dốc cũng là lúc Chuôr hiện ra với vẻ hoang sơ, mộc mạc của từng thửa ruộng đến nổi làm con người ta phải reo lên vì quá tuyệt diệu.
Chuôr luôn hấp dẫn du khách trong mọi thời điểm. Ảnh: Đ.V
Với ruộng bậc thang Chuôr, nó nằm gọn trong một thung lũng được bao bọc bởi thôn A Rầng 1, A Rầng 2 và A Rầng 3. Bên trái của Chuôr là nơi đóng quân của Đồn biên phòng Axan. Hướng bên phải là ngôi trường THPT Võ Chí Công vừa được đưa vào giảng dạy và trở thành ngôi trường THPT thứ 2 trên địa bàn huyện Tây Giang để cho con em đồng bào Cơ tu thuận lợi hơn trên con đường đến trường.
Chuôr được bao bọc bởi thôn A Rầng 1, A Rầng 2 và A Rầng 3. Ảnh: Đ.V
Video đang HOT
Người đồng bào Cơ tu không ai biết ruộng bậc thang Chuôr có từ bao giờ. Họ chỉ biết rằng, xưa kia, người Cơ tu chỉ biết hái lượm để sinh tồn, rồi sau đó phát nương làm rẫy, trồng cây lương thực để duy trì sự sống. Càng về sau, người Cơ tu dần thay đổi thói quen canh tác và phương thức sản xuất thì cũng là lúc ruộng bậc thang bắt đầu xuất hiện.
Đến với Chuôr, các du khách sẽ được chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang đã có từ hàng trăm năm giống như những bức tranh phong cảnh khổng lồ với những đường nét mềm mại đầy màu sắc luôn thay đổi vào từng thời điểm khác nhau trong cùng một ngày. Và tất cả đều do những đôi bàn tay cần mẫn của người đồng bào Cơtu kiến tạo.
Bên cạnh đó, dọc bên trục đường lên hai xã biên giới Ga Ri và Ch’Ơm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những ruộng bậc thang đẹp đến ngỡ ngàng của đồng bào Cơ tu. Ảnh: Đ.V
Ruộng bậc thang Chuôr xã A Xan một năm làm 2 vụ: Đông Xuân và Hè Thu. Các thửa ruộng này được dẫn nước từ sông Kool để tưới tiêu. Tuỳ theo lượng nước ở từng chân ruộng mà có thể cấy hoặc gieo trồng trực tiếp. Những chân ruộng trên cao không thể giữ nước được lâu, vì vậy đất cứng, không mịn nên bà con Cơtu nơi đây ủ giống lên mộng rồi gieo trực tiếp. Những chân ruộng ở dưới thấp, nước nhiều, đất mềm và dẻo nên bà con đem gieo mạ sau đó cấy lại trên các thửa ruộng của mình.
Nếu bạn là người thích khám phá, hãy làm một cuộc hành trình về với ruộng bậc thang Chuôr. Từ trung tâm huyện Tây Giang, cùng vi vu trên 40km đường đèo, cưỡi trên những ngọn đồi núi trùng điệp, Chuôr sẽ hiện ra ngay trước mắt vào độ chín vàng.
Nếu bạn là người thích khám phá, hãy làm một cuộc hành trình về với ruộng bậc thang Chuôr. Ảnh: Đ.V
Giữa những cánh rừng nguyên sơ được tô điểm bởi những thửa ruộng bậc thang đan xen khắp các triền núi rực màu lúa chín đẹp đến ngây ngất lòng người. Đây chính là bức tranh của sự no ấm do chính những người dân Cơtu đã gầy dựng từ nhiều thế hệ.
Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, cả cánh đồng ruộng bậc thang Chuôr cũng đã góp phần không nhỏ trong việc cung cấp lương thực cho cán bộ, bộ đội ta. Với những giá trị to lớn như vậy, năm 2010, ruộng bậc thang Chuôr ở Axan đã được UBND tỉnh Quảng Nam xếp hạng danh thắng cấp tỉnh.
Lên Mù Cang Chải mùa lúa chín
Lên miền Tây Bắc mùa thu, cũng là bắt đầu mùa lúa chín sẽ thấy những thửa ruộng bậc thang chuyển màu đẹp đến ngỡ ngàng.
Ruộng bậc thang ở vùng núi phía Bắc có nhiều nơi đẹp, như Hoàng Su Phì, Xín Mần (Hà Giang), Sa Pa, Bát Xát (Lào Cai)..., nhưng đẹp và quyến rũ nhất là những "bậc thang" ở Mù Cang Chải (Yên Bái).
Những thửa ruộng bậc thang Mù Cang Chải khoe sắc trong nắng thu.
Kiệt tác từ thiên nhiên và bàn tay con người
Theo quốc lộ 32 từ Hà Nội lên Yên Bái, qua xã Tú Lệ (huyện Văn Chấn) và bắt đầu với cung đèo Khau Phạ - một trong "Tứ đại đỉnh đèo" miền Bắc để lên Mù Cang Chải với quãng đường khoảng 300km, những thửa ruộng bậc thang bắt đầu hiện ra ở thung lũng Cao Phạ (xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải). Qua đèo, trước khi lên tới thị trấn, qua các xã Púng Luông, La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, những bậc thang đang chuyển màu từ xanh sang vàng, và có cả những gam màu nâu đỏ của những thửa ruộng đã gặt, làm nên những bức tranh đầy sắc màu của thiên nhiên và con người vô cùng ấn tượng.
Mù Cang Chải là huyện phía Tây tỉnh Yên Bái, nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn, ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển. Địa hình núi cao và hiểm trở do bị chia cắt mạnh, độ dốc trung bình của toàn huyện là 40o, có nơi lên tới 70o. Ruộng bậc thang là cách thức để con người thích ứng với thiên nhiên ở địa hình đồi núi dốc để tạo nên những thửa ruộng bằng phẳng thuận lợi cho việc canh tác lúa nước. Nhìn từ xa, những thửa ruộng trên triền đồi, núi như những bậc thang. Tới gần mới thấy những "bậc thang" này cao cả mét, uốn lượn miên man, như vươn tới trời, qua đó mới thấy sự bền bỉ, nhẫn nại đáng khâm phục của con người.
Những thửa ruộng bậc thang cao thấp trùng điệp nối nhau tạo nên cảnh quan hùng vĩ mà lãng mạn, đẹp đến nao lòng và choáng ngợp, nhất là vào mùa lúa chín. Vào đúng vụ lúa chín, những "bậc thang" ở Mù Cang Chải không chỉ đẹp với sắc màu, mà còn sống động bởi hoạt động thu hoạch của nông dân. Đặc điểm địa hình, khí hậu và thủy văn khác biệt ở nơi đây khiến cho lúa chín không đều nên thời gian lúa chín và thời gian thu hoạch kéo dài hàng tuần, thậm chí cả tháng, khiến cho cảnh quan càng thêm sinh động.
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải không chỉ là tư liệu về phương thức sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây (dân tộc Mông chiếm tới 90%) mà còn chứa đựng một bề dày văn hóa bản địa lâu đời; là di sản đặc sắc, là kiệt tác tạo nên bởi thiên nhiên và bàn tay con người từ hàng trăm năm qua. Ruộng bậc thang Mù Cang Chải đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Danh thắng quốc gia vào năm 2007, tập trung ở các xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Dế Xu Phình, với diện tích khoảng 330ha trong tổng số 2.200ha trên toàn huyện. Năm 2019, Danh thắng ruộng bậc thang Mù Cang Chải đã được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt.
Năm 2018, tạp chí nổi tiếng Telegraph của Anh đã công bố 12 địa danh ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới; trong đó, ruộng bậc thang Mù Cang Chải là một trong hai đại diện của Việt Nam lọt vào danh sách này.
Đặc sắc lễ hội mùa lúa chín
Trong những năm gần đây, Mù Cang Chải là điểm đến "hot" của du lịch miền Bắc. Mù Cang Chải là thiên đường bát ngát dành cho những người yêu du lịch thiên nhiên, dân phượt và những nhiếp ảnh gia cùng những người yêu thích chụp ảnh. Nhận thức rất rõ điều ấy, chính quyền địa phương, những người làm quản lý du lịch đã nghiên cứu, đầu tư để Mù Cang Chải trong mùa lúa chín trở thành một thương hiệu đặc sắc.
Đầu tiên là Festival dù lượn, được tổ chức lần đầu vào năm 2012 tại đèo Khau Phạ (xã Cao Phạ), bên thung lũng Cao Phạ trập trùng lúa chín. Hoạt động này đã thành sự kiện thường niên, thu hút hàng trăm người chơi dù lượn trong nước và quốc tế tham gia. Điểm nhảy dù này được đánh giá là một trong 5 điểm nhảy dù lượn đẹp nhất thế giới. Hình ảnh "bay trên mùa vàng" đã trở nên quen thuộc ở Mù Cang Chải. Để tổ chức tốt các điều kiện cho việc bay dù lượn, huyện Mù Cang Chải đã đầu tư xây dựng các chòi xem cho khách, điểm tập kết cho phi công và những địa điểm dừng đỗ xe, phục vụ ẩm thực.
Từ năm 2015, vào tháng 9 hằng năm, đúng mùa lúa chín, tại Mù Cang Chải diễn ra Lễ hội khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang huyện Mù Cang Chải nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể và sản phẩm du lịch đặc sắc của tỉnh Yên Bái. Lễ hội có nhiều hoạt động thú vị như đêm trình diễn nghệ thuật dân tộc, Festival khèn Mông, triển lãm ảnh ruộng bậc thang Mù Cang Chải và bản sắc văn hóa dân tộc Mông; không gian chợ quê đặc sản vùng cao; trải nghiệm làm nông cùng người dân trên ruộng bậc thang... Bên cạnh đó, còn có nhiều trò chơi dân gian như hội chọi dê, ném còn, nhảy sạp, ném pao, đẩy gậy, bắn nỏ... Các hoạt động mang đậm màu sắc dân gian và văn hóa bản địa giúp du khách hòa mình vào không khí lễ hội và mùa vàng Mù Cang Chải mà chẳng muốn về...
Lên bản Cát Cát thăm chốn bình yên của người H'Mông ở Sapa Từ trung tâm Thị xã Sapa, đi thêm chừng 2km là đến bản Cát Cát. Cung đường di chuyển đến bản Cát Cát là những triền núi hùng vỹ hay những thửa ruộng bậc thang xanh rì. Nhắc đến Sapa (Lào Cai), một chốn tiên cảnh hội tụ đông đầy mây, núi, đất, trời và là vùng đất kết tinh văn hóa của...